Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH (Trang 54 - 58)

Nói đến ĐKKD là người ta nói đến thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp. Điều này tạo ra rất nhiều thủ tục, nhiều thời gian và rất nhiều yêu cầu đối với một chủ thể kinh doanh để đáp ứng. Trong khi pháp luật thừa nhận quyền hoạt động tự do của mọi người, về lý thuyết, công dân có quyền kinh doanh mà không cần thông qua thủ tục thành lập doanh nghiệp. ĐKKD đối với mỗi cá nhân, tổ chức kinh doanh là nghĩa vụ mà không phải chủ thể nào cũng thực hiện được. Nếu coi quyền hoạt động theo nghĩa tuyệt đối thì chủ thể kinh doanh không cần phải đăng ký hoạt động kinh doanh, do đó, nghĩa vụ ĐKKD trong trường hợp này sẽ hạn chế quyền tự do hoạt động của mọi người ở một mức độ nhất định các hình thức và phạm vi nhất định.

Thứ nhất, đối với quy định về việc thành lập doanh nghiệp:

Theo điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Trường hợp luật khác có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của luật đó”, với quy định này thì Luật Doanh nghiệp năm 2020 chỉ quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty nhưng không đăng ký trong lĩnh vực đặc thù trong luật chuyên ngành khác. Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp đã có các quy định cụ thể hơn để hướng dẫn thủ tục đăng kí doanh nghiệp nhưng vẫn không có quy định về những doanh nghiệp có tính đặc thù gây khó khăn cho các doanh nghiệp đấy khi phải thực hiện nhiều thủ tục tại nhiều cơ quan

49

khác nhau. Do vậy cần bổ sung thêm các điều khoản quy định đăng ký kinh doanh cho những doanh nghiệp trên một cách phù hợp với từng luật chuyên ngành.

Thứ hai,đối với thời hạn góp vốn của doanh nghiệp:

Tại khoản 2 điều 47, khoản 2 điều 75, khoản 1 điều 113 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau :

“2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại”,

“2. Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết”,

“1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm

50

giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua”.

Đây là một “lỗ hổng” với thời gian góp vốn 90 ngày là chưa hợp lý, nhưng cùng với đấy có quy định là không tính thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản vào thời hạn này. Khiến dễ tận dụng quy định này để kéo dài thời hạn góp vốn, chẳng hạn như đăng ký vốn góp bằng tiền thật nhỏ, bằng tài sản thật lớn, như vậy, vốn đăng ký thật lớn nhưng vốn thực góp trong ba tháng đầu có thể rất nhỏ. Hoặc đăng ký vốn ban đầu nhỏ, đăng ký vốn góp thêm lớn hơn vì Luật mới vẫn không đặt ra thời hạn cho vốn góp thêm. Điều này gây ra tình trạng khó kiểm soát vốn thực góp trong các doanh nghiệp. Do vậy, dựa trên những con số thống kê về vốn góp của các doanh nghiệp trong những năm gần đây để đưa ra những quy định cụ thể với từng khoảng mức vốn góp cụ thể.

Thứ ba,về con dấu của doanh nghiệp:

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định trước khi sử dụng doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng kí kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể hoàn toàn sử dụng con dấu mà không cần phải thực hiện thêm thủ tục nào khác. Thường thì các doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp hoặc tự đăng kí khắc tại bên thứ ba, vậy thì sự quản lý về con dấu sẽ khó. Sẽ có thể xảy ra trường hợp một doanh nghiệp đặt khắc nhiều con dấu thực hiện nhiều hợp đồng hợp tác kinh doanh, ký kết với nhiều đối tác khác nhau nhưng khi xảy ra các hậu quả không tốt thì lại có dấu hiệu “trốn tránh” thực hiện các nghĩa vụ thỏa thuận tại Hợp đồng với lý do con dấu trong Hợp đồng không phải con dấu doanh nghiệp sử dụng, gây ra các tranh chấp khó xử lý. Vậy nên mặc dù không cấp con dấu nhưng nên có quy định về nộp mẫu dấu để có thể dễ dàng quản lý

51

trong các hoạt động của Doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước và giữa doanh nghiệp với các bên khác.

Thứ tư, về thời gian thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh:

Tại khoản 5, điều 26 Luật Doanh nghiệp năm 2020 “Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do” thì thời gian thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp đã rút ngắn đáng kể với thời gian trung bình để các tỉnh/thành phố trả kết quả hoặc đưa ra thông báo chưa hợp lệ/từ chối chỉ là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Nhưng vẫn xảy ra các trường hợp kéo dài thời gian xét duyệt. Cùng với đấy là vấn đề thông báo hồ sơ chưa hợp lệ từ chuyên viên, với những nguyên nhân chưa rõ ràng, chưa hợp lý. Các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện khi gặp phải các trường hợp trên hầu hết đều phải liên lạc với các số hotline của chuyên viên để được hướng dẫn và giải đáp thắc mắc. Do vậy, cần bổ sung thêm quy định về các trường hợp cơ quan tiếp nhận và chuyên viên xử lý trong các trường hợp để đưa ra thông báo hồ sơ chưa hợp lệ để tránh trường hợp chuyên viên đưa ra những nguyên do bất hợp lý và giúp người thực hiện hồ sơ tránh những lỗi sai.

Thứ năm, pháp luật về đăng ký doanh nghiệp vẫn còn bất cập liên quan đến ngành nghề kinh doanh.

Các ngành nghề được phép đăng kí kinh doanh được quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ nhưng liệu rằng những ngành nghề này đã phù hợp với điều kiện hiện tại hay không. Xuất

52

Một phần của tài liệu ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)