nhân lực tỉnh Hải Dương
Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của nền văn minh sông Hồng, lại cận kề kinh thành Thăng Long, trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước; đương nhiên văn minh sông Hồng, văn hóa Thăng Long trực tiếp tác động và kết tinh nhiều thành tựu rực rỡ trên mảnh đất này. Từ bao đời nay, xứ Đông vẫn là “phên dậu phía Đông” của kinh thành Thăng Long, là địa bàn chiến lược với những vị trí trọng yếu trong các cuộc chiến tranh giành và bảo vệ Tổ quốc.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hải Dương
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Hải Dương là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, diện tích 1648.40 km2 trải dài từ 20°43' đến 21°14' độ vĩ Bắc, 106°03' đến 106°38' độ kinh Đông, có các điểm cực:
Tỉnh Hải Dương có vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang.
Phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh. Phía đông giáp thành Phố Hải Phòng. Phía tây giáp tỉnh Hưng Yên.
Phía nam giáp tỉnh Thái Bình. b) Địa hình
Với các quá trình địa chất, địa mạo xảy ra mạnh mẽ đã tạo nên sự đa dạng trong địa hình. Địa hình được chia làm 2 phần rõ rệt là: phần đồi núi thấp và phần đồng bằng. Phần đồi núi thấp có độ cao trung bình dưới 1000m chiếm
khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở phía Bắc thuộc thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn. Vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên, có độ cao trung bình từ 3-4m. Vùng được hình thành do quá trình tự bồi đắp phù sa của sông Thái Bình và sông Hồng, đất đai tương đối bằng phẳng. Có thể đánh giá, địa hình Hải Dương không phức tạp, song cũng có một số dạng địa hình đặc biệt có giá trị khai thác cho du lịch như:
c) Khí hậu
Cũng như các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hải Dương nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm với hai mùa: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông tương đối lạnh, ít mưa.
Về chế độ nhiệt, hàng năm Hải Dương nhận được lượng bức xạ lớn với lượng bức xạ tổng cộng trung bình 116.4kcal/cm2
, cán cân bức xạ trên 70kcal/cm2năm. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23.30
C và phân hóa theo mùa. Mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10) nhiệt độ trung bình khoảng 250C, mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) nhiệt độ trung bình khoảng 18 - 200C. Lượng mưa trung bình từ 1400-1700mm. Khu vực mưa ít là vùng đồi núi thấp (lượng mưa trung bình năm khoảng 1400-1500mm), khu vực mưa nhiều là vùng đồng bằng với lượng mưa trung bình khoảng 1700mm. Chế độ mưa được chia làm 2 mùa: mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10) tập trung khoảng từ 80-85% lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), lượng mưa trung bình thấp chỉ khoảng 60 - 70mm, chiếm từ 15-20% tổng lượng mưa cả năm.
d) Nguồn nước
Hải Dương có mạng lưới sông ngòi dày đặc và trải đều với nhiều sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình như: sông Thái Bình, sông Luộc, sông Kinh Thầy, sông Mía, sông Kinh Môn, sông Văn Úc…Cùng với hệ thống sông chính còn có các sông đào như sông Cửu An, sông Sặt, sông Đình Đào, sông Cậy v.v…
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Điều kiện kinh tế
Với lợi thế là một tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, những năm gần đây, Hải Dương liên tục gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế – xã hội, vươn lên trở thành điểm sáng của vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Trong giai đoạn 2016 – 2018, kinh tế tăng trưởng đạt cao hơn mức bình quân chung của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,8%/năm, trong đó khu vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,9%; Công nghiệp – xây dựng tăng 10,9%; Dịch vụ tăng 8,0%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh, tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ trong nền kinh tế tăng từ 86,3% năm 2015 lên 90% năm 2018.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, nền kinh tế của tỉnh liên tục đạt tăng trưởng khá và ổn định. Theo đó, tăng trưởng kinh tế của tỉnh ước đạt 7,2%. Ngành công nghiệp, xây dựng tăng 10,1%, đóng góp 5,8 điểm % vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP). Tình hình sản xuất kinh doanh nhìn chung vẫn tăng trưởng ổn định; ngành xây dựng tăng trưởng khá. Ngành dịch vụ tăng 6,5% đóng góp 2,0 điểm % vào tăng trưởng GRDP. Doanh thu các ngành dịch vụ như vận tải, kho bãi (+7,1%), thương mại bán lẻ (+6,6%), dịch vụ tiêu dùng (+7,8%) vẫn tăng ổn định. Tuy nhiên, ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản đã giảm 4,9%, làm giảm 0,6 điểm % vào tăng trưởng GRDP; trong đó, ngành trồng trọt ước giảm 4,3%, tương đương giảm 300 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 767 tỷ đồng, chiếm 35,2% kế hoạch năm, tăng 47,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 19.863 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Về thu hút đầu tư trong nước, trong 5 tháng đầu năm 2019, đã chấp thuận cho 57 dự án và điều chỉnh cho 23 dự án đầu tư trong nước có nhu cầu sử dụng đất làm mặt
bằng sản xuất kinh doanh, với số vốn thu hút đầu tư 5.832,8 tỷ đồng, tăng 113,6% so với cùng kỳ năm trước. Thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến 15/6/2019 ước đạt 409 triệu USD tăng 21,5% so với cùng kỳ 2018, nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI tại địa bàn đạt 4.970 triệu USD. Tỉnh đã cấp mới cho 36 dự án với số vốn đăng ký 318 triệu USD, tăng 2 lần về số lượng dự án, tăng 4 lần về vốn đâu tư so với cùng kỳ 2018.
Quy mô kinh tế tỉnh Hải Dương đứng thứ 5 trong khu vực các tỉnh trọng điểm kinh tế Bắc Bộ và đứng thứ 11 trong cả nước, thu nhập bình quân đầu người xếp thứ 13 và đóng góp vào ngân sách nhà nước ước đạt gần 20000 tỷ đồng – là một trong 16 tỉnh thành tự cân đối thu chi ngân sách. Thu ngân sách 6 tháng đầu năm ước đạt khá, đã tập trung rà soát và tích cực triển khai các biện pháp thu các khoản thuế. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.941 tỷ 450 triệu đồng, bằng 66,8% dự toán năm, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.
b) Điều kiện xã hội
Đến năm 2019, tỉnh Hải Dương có Thành phố Hải Dương được công nhận là đô thị loại I, đô thị Chí Linh được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh, thị trấn Kinh Môn mở rộng được thẩm định đạt tiêu chí đô thị loại IV và trở thành thị xã Kinh Môn. Đây là 3 đô thị hạt nhân và là 3 khu vực đô thị động lực phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh Hải Dương. Cùng với việc nâng cấp, nâng loại 3 đô thị hạt nhân, Hải Dương cũng đã nâng cấp từ đô thị loại V lên đô thị loại IV cho thị trấn Kẻ Sặt, thị trấn Gia Lộc và thành lập mới một số đô thị loại V.
Công tác giáo dục - đào tạo, y tế; khoa học và công nghệ... cũng được tăng cường nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; trong đó đặc biệt chú trọng việc tạo dựng được môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, cởi mở và thân thiện, an toàn, lấy thước đo niềm tin, sự hài lòng của nhà đầu tư là mục tiêu cốt lõi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội đến phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương
Như vậy, những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Hải Dương có những ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương. Đây là tỉnh nằm ở Đồng bằng sông Hồng, điều kiện khí hậu, tài nguyên đất, nước phù hợp với sự phát triển nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là cây lúa. Do đó, nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương khá dồi dào, tuy nhiên trình độ nguồn nhân lực chưa cao do người dân canh tác nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu đời, ít áp dụng khoa học kỹ thuật.
Điều kiện kinh tế- xã hội tạo điều kiện cho giáo dục, đào tạo phát triển, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, tại tỉnh Hải Dương, sự gia tăng dân số cùng với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Thu ngân sách từ kinh tế trên địa bàn một số khoản còn chậm, ngân sách của tỉnh còn khó khăn,… Công tác giáo dục và đào tạo còn tồn tại nhiều hạn chế, điều kiện y tế, giáo dục còn khó khăn do cơ sở vật chất không cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những tổn tại trên là do chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, thiếu đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh nhà.