Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 76)

3.2.1. Mục tiêu chung

- Phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cả những yếu tố cơ bản sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức và cơ cấu hợp lý theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội góp phần thực hiện hiệu quả chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Hải Dương đến năm 2030.

- Phát triển nhân lực trong mối quan hệ mật thiết giữa công nghiệp hóa -hiện đại hóa và đô thị hóa.

- Phát triển nhân lực làm điểm tựa và thúc đẩy thị trường lao động phát triển, góp phần đáp ứng yêu cầu lao động của tỉnh và đất nước, đồng thời có thể chủ động hội nhập tích cực vào thị trường lao động khu vực và thế giới bằng cách đa dạng hóa và nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.

- Cùng với phát triển toàn diện, phát triển nhân lực có trọng tâm, trọng điểm. Trong từng thời kỳ, xác định và tập trung ưu tiên đầu tư cho phát triển các nhóm nguồn nhân lực trọng điểm có ý nghĩa quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phát triển chính bản thân nguồn nhân lực. Coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và tôn vinh nhân tài.

- Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh và đất nước; chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông lâm ngư nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Tỉnh Hải Dương luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Mục tiêu đến năm 2030, số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99 – 100%, số trường trung học phổ thông đạt chuẩn trên địa bàn là 40 trường. Hiện tại, 100 % giáo viên trung học phổ thông đạt chuẩn, mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ giáo viên trung học phổ thông trên chuẩn là 30%. Cán bộ quản lý trung học phổ thông là 40 %. Tỷ lệ giáo

viên ngoại ngữ trung học phổ thông đạt chuẩn theo khung tham chiếu châu Âu là 50%.

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học trên địa bàn tỉnh. Các trường đại học nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực. Mở rộng về quy mê, nâng cao chất lượng dạy và học, trang bị cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà. . Khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở này không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, nội dung chương trinhd dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên, để tăng hiệu quả cho giáo dục, đào tạo. Các trường đại học ở Hải Dương: Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương, Đại học Hải Dương, Đại học Sao Đỏ, Đại học Thành Đông,…

3.2.2.3. Đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức

Trong giai đoạn 2020 – 2030, cần nâng cao nhận thức trong việc đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Tiến hành việc đào tạo mới cho cán bộ công chức, viên chức. Đồng thời, với cán bộ công chức cũ, tiến hành đào tạo lại để nâng cao chất lượng.

3.2.2.4. Nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị

Tiếp tục hỗ trợ đầu hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các trường đại học trên địa bàn tỉnh với cơ sở vật chất hiện đại. Đảm bảo cơ sở hạ tầng ở các trường học ở mức tốt nhất. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đề án phổ cập giáo dục phổ thông. Phát triển cơ sở vật chât, thiết bị trường học theo hướng hiện đại, chuẩn hóa, đồng bộ và xã hội hóa. Phấn đẫu mỗi năm xây dựng mới khoảng 450-500 phòng học kiên cố cao tầng; hệ thống thư viện đạt chuẩn , có đủ phòng học để thực hiện học 2 buổi/ngày của tiểu học và một phần ở trung học cơ sở, trung học phổ thông. 100% các trung tâm học tập cộng đồng được hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên; 100% các trường phổ thông đảm bảo đủ quỹ đất theo tiêu chuẩn 10m2/1 học sinh, các trường chuyên nghiệp và dạy

nghề đạt 3m2/1 học sinh, sinh viên; đảm bảo tối thiểu 5 ha/1 trường đại học, cao đẳng; 50-60% học sinh sinh viên được ở trong ký túc xá của trường hoặc tập trung của tỉnh.

Xây dựng Đề án phát triển hệ thống trường học ngoài công lập, các trung tâm học tập cộng đồng và hệ thống giáo dục không chính quy để tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, phù hợp với hoàn cảnh của mình. Liên tục rà soát, đánh giá chất lượng và những điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học của tỉnh. Gắn đào tạo với sử dụng.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 76)