Quan điểm phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 73)

Hải Dương luôn coi con người vừa là mục tiêu trọng tâm, vừa là công cụ chủ chốt, quá trình của sự phát triển, nâng cao chất lượng con người là nhiệm vụ hàng đầu của tỉnh nhà. Dựa trên quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực, tỉnh Hải Dương luôn đặt nhân tố con người là trọng tâm vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Tỉnh nhà luôn nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, ác định mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Tỉnh Hải Dương luôn kế thừa và phát huy quan điểm quý báu về nguồn nhân lực mà Đảng đã đưa ra : “Kinh nghiệm vô giá mà chúng ta khái quát được trong lịch sử lâu dài và đầy khắc nghiệt của dân tộc ta là: nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là nguồn lực con người Việt Nam; là sức mạnh nội sinh của chính bản thân dân tộc Việt Nam”.

Quan điểm 1: Phát triển toàn diện nguồn nhân lực về các mặt trí lực, thể lực và các yếu tố tạo nên sức mạnh tinh thần của nguồn nhân lực.

Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như để nâng cao mức sống của người dân, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực và tầm vóc của người lao động cần được coi là ưu tiên hàng đầu.

Để đảm bảo nâng cao thể lực và tầm vóc của người lao động, cần chú ý làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực toàn dân. Tích cực thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm; phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, mục tiêu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng. Làm tốt công tác sức

khỏe học đường cho học sinh, đảm bảo có sức khỏe tốt khi trưởng thành. Phấn đấu nâng tuổi thọ trung bình.

Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cho nhân lực sau thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Hàng năm, có chế độ nghỉ nghép, nghỉ dưỡng sức hợp lý cho người lao động.

Tiếp tục phát huy thế mạnh về thể thao của tỉnh Hải Dương, xây dựng tỉnh Hải Dương thành trung tâm thể thao của vùng Đồng Bằng Bắc Bộ. Phấn đấu 100% các huyện, thị xã, thị trấn có đủ các công trình như: sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi,... 100% xã phường dành ưu tiên về vốn, mặt bằng cho hoạt động thể dục – thể thao.

Quan điểm 2: Phát triển nhân lực phải thực hiện song song 2 nhiệm vụ là xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao đi đôi với sử dụng lao động.

Hải Dương luôn xác định thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng lao động chất lượng cao gắn liền với sử dụng lao động. Tiến hành đào tạo lao động có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kỹ năng tin học, khả năng ngoại ngữ tốt, ý thức lao động tốt. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt, cần sự đầu tư đúng mức của ngân sách, sự mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng của các trung tâm dạy nghề, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ đào tạo nghề, tiến hành đan xen thực hành vào lý thuyết khô khan. Đổi mới chương trình và chất lượng đào tạo dạy nghề theo các cấp trình độ (3 cấp trình độ chính là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và kỹ sư thực hành). Coi trọng chất lượng của dạy nghề hơn là số lượng, chú ý gắn kết dạy nghề với trình độ công nghệ của nền kinh tế tỉnh và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích tối đa sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề. Tăng cường dạy nghề cho nông dân bằng những hình thức linh hoạt và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Phát triển mạnh giáo dục chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học (gồm từ cấp trung nghiệp trở lên). Nâng cấp một số trường cao đẳng đủ

điều kiện lên trường đại học, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước mở trường đại học trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, việc sử dụng lao động cũng là vấn đề cần quan tâm. Một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là “Sau khi được đào tạo, người lao động sẽ làm việc ở đâu?” Chính vì vậy, việc giải quyết việc làm cho người lao động đảm bảo làm đúng ngành nghề đào tạo là vô cùng cần thiết. Sử dụng lao động trong các doanh nghiệp đòi hỏi đúng chuyên môn, phù hợp với năng lực. Các tổ chức, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý việc sử dụng lao động trong đơn vị mình để vừa góp phần phát triển toàn diện nguồn nhân lực, vừa đảm bảo sự phát triển của đơn vị.

Quan điểm 3: Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương phải đảm bảo tính thời đại.

Việc phát triển nguồn nhân lực tỉnh nhà phát đảm bảo được tính hiện đại. Phải xuất phát từ xu thế chung của thời đại. Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang ảnh hưởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và của Hải Dương nói riêng. Không nằm ngoài xu thế, Hải Dương Phát triển nguồn nhâ lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tranh thủ những cơ hội và thành tựu của Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Từ thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung, Hải Dương nói riêng, trên cơ sở những vấn đề mới nảy sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cần có những thay đổi để thích ứng và phù hợp xu thế của thời đại. Sự thành công hay thất bại, tỉnh nhà có tận dụng tốt thời cơ, hay vượt qua được những nguy cơ, thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay hay không không phụ thuộc vào phương thức khai thác nguồn lực con người, nhất là việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực.

Quan điểm 4: Phát triển nguồn nhân lực là sự nghiệp vì dân, do dân.

Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương phải xuất phát từ mục tiêu do dân, vì dân. Nhân dân vừa là là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển.

Đảm bảo sự yên bình, chất lượng cuộc sống tốt cho nhân dân là cái đích hướng tới cuối cùng của Nhà nước nói chung, của tỉnh nhà nói riêng. Phát triển nguồn nhân lực giúp giải quyết việc làm cho nhân dân, tạo thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Phát triển nguồn nhân lực cũng chính là sự nghiệp do nhân dân. Nhân dân tham gia vào quá trình kinh tế, tham gia vào việc học tập, đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động, góp phần phát triển nguồn nhân lực.

Quan điểm 5: Kết hợp giữa phát triển nhân lực tại chỗ và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao từ các địa phương khác.

Trên thực tế, nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương không chỉ gồm lao động tại địa phương mà còn bao gồm cả lao động từ nơi khác tới. VÌ vậy, để phát triển nguồn nhân lực, cần kết hợp hài hòa giữa việc thu hút nguồn nhân lực đã qua đào tạo tại các trường đào tạo nghề, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh và alo động có chất lượng cao từ các địa phương khác. Để làm được điều đó, cần có các chính sách lương thưởng phù hợp, các chính sách khuyến khích, thu hút sự tham gia của lao động làm việc tại địa phương. Cần đầu tư đúng mức cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, tạo điều kiện để sinh viên có thể thực tập luôn tại Hải Dương trước khi ra trường, tạo tiền đề để họ ở lại địa phương làm việc. Chính sách ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác, bao gồm cả việc cấp học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc với yêu cầu phải quay lại Hải Dương làm việc sau khi tốt nghiệp.

Với nguồn nhân lực từ địa phương khác, đưa ra các chính sách thu hút khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động để họ yên tâm làm việc tại Hải Dương. Các cơ chế, chính sách khuyến khích khác : ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại dành cho người có bằng cấp cao, nghệ nhân...

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)