2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Về số lượng và chất lượng lao động
Tỉnh có dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào, trẻ, khỏe. Đây là nguồn nhân lực để phát triển kinh tế địa phương. Trong cả giai đoạn, số lượng lao động trên 15 tuổi ở địa bàn tỉnh Hải Dương tăng lên cả về quy mô và chất lượng. Số lượng lao động cơ bản đảm bảo được yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Vấn đề y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng cao, vì thế thể lực, sức khỏe của lao động cũng tốt hơn so với thời kỳ trước. Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực được nâng cao. Biểu hiện ở chỗ tỷ lệ người biết chữ, trẻ em được đến trường, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được triển khai, thực hiện tốt, có hiệu quả, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông cao. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được cải thiết, đáp ứng cơ bản được nhu cầu của nghề nghiệp. Trình độ tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp cũng phần nào
được cải thiện. Người lao động cũng đã có những nhận thức về vấn đề đảm bảo kỷ luật, nội quy làm việc của công ty, doanh nghiệp, chuyên nghiệp hơn trong công việc.
2.3.1.2. Về giáo dục đào tạo, trình độ dân trí
Hiện nay, nhìn chung, tỉnh Hải Dương đã nâng cao được giáo dục đào tạo và trình độ dân trí. Tỉnh đã triển khai tốt quy hoạch nguồn nhân lực giai đoạn 2010 – 2020. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, sớm hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non, có nhiều trường đạt chuẩn quốc gia. Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì, tích cực mở rộng ngành nghề và hợp tác đào tạo nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ bản đủ về số lượng, trình độ được nâng lên. Quy mô ngành nghề, chất lượng đào tạo ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu xã hội. Từ năm 2010 đến nay, số người được tuyển học nghề là 155267 người, số người được dạy nghề ngắn hạn là 144162 người.
2.3.1.3. Về việc làm và thị trường lao động
Hải Dương đã cơ bản tạo được việc làm cho phần đông người lao động tại địa phương. Hải Dương là địa bàn tập trung đông các khu công nghiệp thu hút nhiều lao động. Một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh: Lai Vu, Đại An, Nam Tài, Đông Tài, Nam Sách,… Hàng năm, mỗi khu công nghiệp giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động trên địa bàn tỉnh.
Thị trường lao động dồi dào, là cơ hội để lao động có thể làm việc. Bên cạnh đó, các trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Hải Dương thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội cũng đã làm tốt vai trò kết nối cung – cầu lao động đáng tin cậy cho địa bàn. Trung tâm dịch vụ việc làm góp phần vào việc tư vấn việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động; giới thiệu việc làm; cung cấp dữ liệu thông tin về thị trường lao động; tổ chức dạy nghề ngắn hạn; thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của
pháp luật, giúp thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2.3.2. Những hạn chế
2.3.2.1. Về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
Số lượng nguồn nhân lực tỉnh nhà tăng về số lượng nhưng lại giảm mạnh về tỷ lệ, điều đó chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động tại địa phương. Lao động trên 15 tuổi chỉ chiếm 55,9 % tổng dân số (năm 2018) cho thấy số người trong độ tuổi dưới 15 và người già độ tuổi trên 60 ở Hải Dương chiếm tỷ lệ nhiều. Với số lượng doanh nghiệp và nhu cầu của doanh nghiệp về nguồn nhân lực như hiện nay, số lượng nguồn nhân lực chưa thể đáp ứng được.
Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế. Thể lực nguồn nhân lực nhìn chung chưa tốt, sức mạnh và sức bền thiếu. Sức khỏe, chiều cao, cân nặng đều ở mức trung bình. Trình độ văn hóa được cải thiện, tuy nhiên hoàn toàn có thể đạt được cao hơn. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn yếu kém, tỷ lệ đào tạo mới, đào tạo lại nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp cao, nhiều sinh viên còn chưa xác định được công việc, nghề nghiệp sau khi ra trường. Nguồn nhân lực cũng chưa có nhiều năng lực làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ, tin học còn kém. Bản thân người lao động chưa có tính kỷ thuật, tự giác cao, thiếu chuyên nghiệp, làm việc vẫn mang tính nông nghiệp, vì vậy chất lượng nguồn nhân lực không cao.
Ở vùng nông thôn, lao động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn nhiều, tính chuyên môn hóa không cao, mang tính thời vụ.
2.3.2.2. Về giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
a) Về giáo dục, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Số lượng các cơ sở đào tạo, quy mô tăng, nhưng các điều kiện đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lức lại chưa tương xứng. Việc tuyển
sinh, đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn không dựa vào nhu cầu ngành, nghề, tình trạng đào tạo tràn lan, chạy theo thị hiếu. Sinh viên tốt nghiệp ra trường với số lượng lớn, nhưng tỷ lệ không có việc làm, tỷ lệ sinh viên làm trái ngành, nghề còn cao, gây lãng phí, hiệu quả làm việc sau đào tạo không cao. Cán bộ có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp với đối tác nước ngoài ít, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ chưa cao. Việc thực hiện bồi dưỡng đội ngũ, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn chưa được tổ chức thường xuyên.
b) Về việc làm và thị trường lao động
Vấn đề việc làm còn nhiều bất cập. Số lượng nguồn nhân lực nhiều, song chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, vì thế dẫn đến tình trạng thừa lao động, tỷ lệ thất nghiệp, chưa có việc làm trên địa bàn tỉnh còn cao. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có nhiều công ty, nhà máy hoạt động tập trung trên các lĩnh vực như: may mặc, dệt, giày da,… nên tình trạng thừa lao động ngành này và thiếu lao động ngành khác vẫn còn.
Thị trường lao động rộng lớn, tuy nhiên, người lao động lại chưa nắm bắt được cơ hội. Tình trạng thiếu việc làm còn nhiều, nhất là lao động sản xuất nông nghiệp. Cơ chế tạo việc làm còn hạn chế.
c) Về môi trường lao động
Điều kiện về môi trường, vệ sinh an toàn lao động chưa được đảm bảo và chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và bản thân người lao động về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghê, giải quyết việc làm và tự tìm việc làm còn nhiều hạn chế.
Thiếu quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các chính sách tuyển và sử dụng nhân lực còn nhiều bất cập. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh chưa đồng bộ.
Chính sách đầu tư cho y tế còn hạn chế.
Chính sách đãi ngộ, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh chưa đủ mạnh và hấp dẫn để thu hút nhân lực chất lượng cao làm việc tại tỉnh.
Môi trường làm việc, điều kiện công tác trên địa bàn tỉnh chưa phù hợp, thiếu sức hút để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Đầu tư cho giáo dục đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phương tiện thí nghiệm và thực hành cho các trường phổ thông còn thiếu. Các trường học, trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh thiếu cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Nội dung, chương trình, phương thức đào tạo chậm đổi mới. Chưa có sự gắn kết giữa các trung tâm đào tạo nghề với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chất lượng, số lượng và cơ cấu ngành nghề của đội ngũ lao động còn mất cân đối. Trên địa bàn tỉnh có nhiều công ty, dự án da giày, may mặc, dệt,… gây quá tải số lượng công nhân cần tuyển của các doanh nghiệp. Do vậy, tình trạng dư thừa lao động cho ngành này nhưng ngành khác lại thiếu lao động trầm trọng gây khó khăn, bất cập trong định hướng nghề nghiệp.
Tồn tại một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực, dẫn đến chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
Hệ thống cơ sở vật chất bệnh viện, bệnh xá, trạm y tế được xây đựng để đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, tuy nhiên chưa đủ các điều kiện để cán bộ nâng cao tay nghề, phát triển chuyên môn kỹ thuật. Do đó, chưa thu hút được cán bộ về công tác. Cán bộ y tế thiếu nhiều, nhất là cán bộ y tế tuyến cơ sở, vì vậy không có điều kiện để các bác sĩ luân phiên đi học
tập, nâng cao trình độ. Diện tích đất dành cho nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo chưa đạt chuẩn; cơ sở, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới; việc khai thác, sử dụng đồ dùng thiết bị hiện có của một số cơ sở chưa hiệu quả. Tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn chậm. Việc đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế. Một số cấp ủy cơ sở chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đào tạo tromg phát triển nguồn nhân lực, các cơ sở giáo dục chưa tích cực tham mưu cho cấp trên để có giải pháp tốt nhất đầu tư cho đơn vị cơ sở.
Kết luận chương 2:
Sau khi khái quát về tổng quan vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương, khóa luận cho thấy hiện trạng nguồn nhân lực tỉnh được phân tích kĩ theo số lượng (dân số, cơ cấu tuổi nhân lực), và chất lượng (trình độ đào tạo của nhân lực, thể trạng sức khỏe). Chương này cũng nêu ra hiện trạng hệ thống vật chất cơ sở giáo dục và đào tạo, hệ thống quản lý, các cơ chế chính sách phát triển nhân lực của tỉnh. Từ đó, khóa luận chỉ ra những kết quả đạt được và những mặt hạn chế trong phát triển nhân lực tỉnh Hải Dương.
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HẢI DƯƠNG
ĐẾN NĂM 2030