2010 – 2019
2.2.1. Dân số và nguồn nhân lực
Nằm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, Hải Dương là một trong số những tỉnh có dân số trung bình cao và có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tương đối ổn định. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Hải Dương cao hơn tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cả nước và khu vực Đồng bằng sông Hồng. Thậm chí, theo thống kê của Tổng Cục Thống kê, tỷ lệ này còn tăng từ 7,6 0/00 lên 8,160/00 trong giai đoạn 2010 – 2018. Nguyên nhân do nhận thức của nhân dân chưa cao,
vẫn còn tư tưởng “đông của vui nhà”, “đông con nhiều cháu”; công tác kế hoạch hóa gia đình còn nhiều hạn chế, nên tỷ lệ sinh con thứ ba ở tỉnh nhà vẫn còn cao. Bên cạnh đó, do tỉnh làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, môi trường sống tương đối ổn định nên dẫn đến việc sinh thêm nhiều con.
Bảng 2.1: Dân số trung bình, mật độ dân số và tỷ lệ tăng dân số tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2019
Năm Dân số trung bình (nghìn người) Mật độ dân số (người/km2 ) Tỷ suất sinh thô (0/00) Tỷ suất chết thô (0/00) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (0/00) 2010 1712,8 1038 15,2 7,6 7,5 2011 1729,8 1044,6 15,5 7,7 7,8 2012 1741,7 1051,8 16,2 7,7 8,5 2013 1751,8 1057,9 15,3 7,6 7,7 2014 1763,2 1065 16 7,0 9,0 2015 1774,5 1072 14,5 7,8 6,7 2016 1785,8 1070 16,1 6,4 9,7 2017 1797,3 1077 13,1 7,7 5,4 2018 1807,5 1083 16,9 8,8 8,1 2019 1892,2 1134 15,7 8,0 7,9
Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam
Hải Dương là tỉnh đông dân đứng thứ 9 trên cả nước và đứng thứ 3 trong khu vực Đồng bằng sông Hồng (sau Hà Nội và Hải Phòng). Qua bảng số liệu được thống kê bên trên, có thể nhận thấy rằng dân số trung bình tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2019 có xu hướng tăng lên. Sau 10 năm, dân số trung bình của tỉnh tăng 179,4 nghìn người, tăng từ 1712,8 nghìn người (năm 2010) lên 1892,2 nghìn người (năm 2019). Dân số tăng lên, số lượng và cơ cấu lao
động sẽ thay đổi, ảnh hưởng đến sự phân bố lao động, hiện trạng việc làm của loa động, đòi hỏi phải có các chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp hơn trong từng thời kỳ. Hải Dương là một tỉnh đồng bằng có mật độ dân số cao so với khu vực và cả nước và mật độ dân số tăng lên trong giai đoạn 2010 – 2019 là 96 người/km2
do dân số trung bình của tỉnh tăng lên, diện tích không đổi. Trong cả giai đoạn, tỷ suất sinh thô tăng lên 0,5 0
/00, từ 15,2 0/00 (năm 2010) lên 15,70
/00 (năm 2019), tuy nhiên tỷ suất này không ổn định qua các năm mà lên xuống thất thường. Tỷ suất chết thô cũng tăng từ 7,6 0
/00 (năm 2010) lên 8,0 0
/00 (năm 2019), tăng 0,4 0/00. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên tăng 0,4 0/00, tăng từ 7,5 0
/00 (năm 2010) lên 7,9 0/00 (năm 2019).
Quy mô dân số tỉnh Hải Dương tăng tương đối nhanh do tỷ lệ tăng dân số còn cao (năm 2018 là 0,57%). Mặc dù công tác kế hoạch hóa gia đình đã được triển khai nhằm hạn chế sự gia tăng dân số song số dân của tỉnh hàng năm vẫn tăng trung bình 20 nghìn người/ năm, đặc biệt, giai đoạn 2018 – 2019 tăng lên 84,4 nghìn người. Nguyên nhân ở đây là do chưa thực hiện triệt để các chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn cao (16,5% năm 2018). Chính sự thay đổi về quy mô dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ảnh hưởng đến số lượng lao động, cơ cấu lao động và việc làm, chất lượng lao động của tỉnh nhà. Vì vậy, cần có các chính sách hợp lý trong giải quyết các vấn đề về dân số hiện nay.
2.2.2. Về số lượng nguồn nhân lực
Bảng 2.2: Tỷ lệ nguồn nhân lực so với tổng dân số tỉnh Hải Dương Giai đoạn 2010 – 2019 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nguồn nhân lực (nghìn người) 1048,1 1071,0 1060,6 1077,0 1049,5 1037,5 1035,2 1035,3 1036,3 1037,2 Dân số (nghìn người) 1712,8 1729,8 1741,7 1751,8 1763,2 1774,5 1785,8 1797,3 1807,5 1892,2 Tỷ lệ nguồn nhân lực/tổng dân số (%) 60,1 61,7 60,4 60,8 58,3 57,0 56,8 56,4 55,9 54,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Qua bảng 2.2, có thể thấy, trong giai đoạn 2010 – 2019, số lượng nguồn nhân lực của tỉnh giảm cả về số lượng và tỷ lệ nguồn nhân lực trên tổng dân số. Số lượng nguồn nhân lực giảm từ 1048,1 nghìn người (năm 2010) xuống 1037,2 nghìn người (năm 2019), giảm 10,9 nghìn người. Số lượng lao động giảm do số lượng lao động thiếu việc làm nên phải đi làm việc ở các địa phương khác. Điều này cho thấy, trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Hải Dương nói riêng còn chưa phù hợp, chưa tạo được việc làm cho người lao động tại chính địa phương, họ phải đến nơi khác làm việc vì một số lý do như: công việc không phù hợp, mức lương chưa xứng đáng với năng lực của người lao động. Điều này vô hình chung làm cho số lượng lao động giảm đi, trong đó có cả những lao động chất lượng cao, với trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật cao. Các chính sách về tạo việc làm cho người lao động chưa thực sự được quan tâm, hiệu quả đem lại trong thực tế là chưa cao.
Nguồn cung nhân lực bao gồm: học sinh tốt nghiệp không theo học các trường THPT bằng các loại hình đào tạo; học sinh tốt nghiệp từ các trường
trung cấp, cao đẳng, đại học tại tại các trường trong và ngoài tỉnh, bộ đội xuất ngũ, lao động từ địa phương khác đến Hải Dương làm việc,…
Tỷ lệ nguồn nhân lực trên tổng dân số của tỉnh cũng giảm trong giai đoạn này, giàm 4,2%, giảm từ 60,1%(năm 2010) xuống 54,8% (năm 2019). Nguyên nhân là do số lượng nguồn nhân lực trên địa bàn giảm xuống do đi làm việc ở nơi khác, trong khi đó, dân số của tỉnh lại tăng lên. Điều đó cho thấy, nguồn lao động chưa tương xứng so với sự tăng lên của dân số tỉnh nhà.
Bảng 2.3: Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2019
Năm Nguồn nhân lực
(nghìn người) Tốc độ tăng nguồn nhân lực (%) 2010 1048,1 101,39 2011 1071,0 102,18 2012 1060,6 99,03 2013 1077,0 101,54 2014 1049,5 97,45 2015 1037,5 98,96 2016 1035,2 99,78 2017 1035,3 100,09 2018 1036,3 100,09 2019 1037,2 100,09 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Qua bảng 2.2, có thể nhận thấy, trong giai đoạn 2010 – 2019, bình quân nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương tăng lên 0,03% /năm. Trong giai đoạn 2010 – 2011, nguồn nhân lực vẫn tăng 0,79%, giai đoạn 2011 – 2012 lại giảm xuống 3,15%, giai đoạn 2013 – 2014 giảm 4,11%, giai đoạn 2014 – 2019 lại tăng nhẹ.
2.2.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực
a) Cơ cấu nguồn lao động phân theo độ tuổi
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2019 Đơn vị: % Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 15 -24 15,35 15,46 15,63 15,24 15,57 15,85 16,12 16,22 16,02 15,98 25 -34 20,99 21,04 21,68 21,93 22,27 22,38 22,57 22,83 22,88 23,17 35 – 44 24,61 24,41 24,33 24,53 24,46 24,22 24,35 24,52 24,67 24,74 45 -54 24,88 24,78 24,56 23,85 23,74 23,57 23,78 22,96 22,21 22,55 55 trở lên 14,17 14,31 13,80 14,45 13,96 13,98 13,18 13,47 14,22 14,54
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương
Qua bảng trên, có thể thấy, cơ cấu lao động theo độ tuổi tỉnh Hải Dương 2010 – 2019 có sự thay đổi về vị trí. Cao nhất vẫn là lao động từ 35 – 44 tuổi, thứ 2 là nhóm 25 – 24, thứ 3 là nhóm 45 – 55, tiếp theo là nhóm 15 – 24 tuổi, cuối cùng là nhóm 55 tuổi trở lên. Sự chuyển dịch này là hợp lý và phù hợp.
b) Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động phân theo giới tính tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2010 – 2019 Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Nam 49,76 49,54 49,23 48,97 48,85 48,93 49,01 49,52 49,34 49,27 Nữ 50,24 50,46 50,77 51,15 51,15 51,07 50,99 50,47 50,66 50,73
Tỉnh Hải Dương có tỷ lệ nam giới cao hơn tỷ lệ nữ giới nhưng nguồn nhân lực thì tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây do trình độ y học phát triển, tạo điều kiện cho một số gia đình sinh con theo ý muốn nên tỷ lệ nam giới ở lứa tuổi từ 0 đến 14 tuổi cao hơn tỷ lệ nữ giới từ 0 đến 14 tuổi. Mặt khác, thực trạng người lao động di chuyển đi nơi khác, những người bày chủ yếu là nam giới đi nghĩa vụ quân sự và tìm kiếm việc làm ở nơi khác. Từ những nguyên nhân đó, tỷ lệ lao động nữ cao hơn tỷ lệ lao động nam.
c) Cơ cấu nhân lực theo trình độ văn hóa
Giai đoạn 2010 – 2019 tỉnh Hải Dương đã chuẩn về phổ cập giáo dục mầm non và phổ cập tiểu học mức độ II. Tỷ lệ lao động biết chữ đạt 98,2 % (năm 2012), cao so với khu vực Đồng bằng sông Hồng và trên cả nước.
d) Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Hải Dương là mảnh đất có truyền thống hiếu học. Người Hải Dương cần cù chịu khó, vượt mọi khó khăn để đầu tư cho con cái học hành. Đây là tỉnh có nhiều người đỗ đạt và có trình độ học vấn cao. Song trình độ chuyên môn nguồn nhân lực còn hạn chế. Giai đoạn 2010 – 2018, số sinh viên cao đẳng, đại học giảm mạnh từ 24547 sinh viên xuống còn 10992 sinh viên.
Quá trình đào tạo tiên tiến đang được triển khai áp dụng thực hiện. Các trường đại học trên địa bàn tỉnh đang mở rộng hợp tác đào tạo với cơ sở giáo dục uy tín trong và ngoài nước. Toàn tỉnh có 48 cơ sở dạy nghề, trong đó: 4 trường đại học, 4 trường cao đẳng và ba trường trung cấp nghề, 8 trung tâm dạy nghề và 20 cơ sở tham gia dạy nghề. Chỉ đến năm 2015, tỷ lệ đào tạo nghề đã đạt 55% (năm 2010 là 40%). Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đầu tư, chú trọng.
Trong cán bộ công chức viên chức khu vực hành chính, công chức, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập Thạc sĩ, Tiến sĩ chiếm 8,56%; Đại
học chiếm 80,11%; trung cấp cao đẳng không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 11,39%.
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động phân theo trình độ đào tạo tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2019
Đơn vị: %
Trình độ đào tạo Năm 2010 Năm 2015 Năm 2019
Chưa qua đào tạo 60 48,2 38,5
Sơ cấp nghề 5 7,6 8,8
Công nhân kỹ thuật không bằng 19 21,2 22,9 Trung cấp nghề 5 7,1 8,7 Cao đẳng nghề 0,86 1,4 2,6 Trung cấp chuyên nghiệp 3,16 4,5 5,7 Cao đẳng 2,1 3,3 4,8 Đại học 4 5,5 6,5 Trên Đại học 0,15 1,2 1,5
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương
Có thể thấy, trong giai đoạn 2010 – 2019, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở Hải Dương có xu hướng tăng từ 40% (năm 2010) lên 61,5% (năm 2019). Trong đó, sơ cấp nghề tăng 3,8%; công nhân kỹ thuật không bằng tăng 2,9%; trung cấp nghề tăng 3,7%; cao đẳng nghề tăng 1,74%; trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,54%; cao đẳng tăng 2,7%; đại học tăng 2,5% và trên đại học tăng 1,35%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng lên do các chính sách phát triển giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh, chất lượng dạy và đào tạo nghề ngày càng tốt, đầu tư cho giáo dục ngày càng nhiều.
2.2.3. Phân bố nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương
Hải Dương hiện nay có 255679 người lao động ở thành thị, chiếm 24,7% nguồn nhân lực tỉnh; và 779652 người lao động ở nông thôn, chiếm 75,3%. Vì vậy, kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò tương đối trong hoạt động kinh tế của tỉnh, lao động vẫn tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp nhiều.
Lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương là nông dân và hầu hết chưa được đào tạo. Họ chỉ sản xuất canh tác theo kinh nghiệm dân gian và sự hướng dẫn chỉ đạo của Sở nông nghiệp. Do đặc điểm của sản xuất nông ghiệp mang tính mùa vụ dẫn đến tình trạng sau mỗi mùa vụ, lực lượng lao động này sẽ thiếu việc làm và thường đi địa phương khác tìm công việc mới.
Tỉnh Hải Dương khai thác được lợi thế về vị trí địa lý, đã phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động. Trong năm 2019, công nghiệp thu hút trên 40% lao động tham gia. Số lao động ngành công nghiệp được đào tạo trình độ công nhân kỹ thuật, trung cấp nghề chiếm 25%, còn lại là lao động phổ thông và được đào tạo nghề tại chỗ.
Các khu công nghiệp đưa vào đào tạo đòi hỏi số lượng nhân công lớn, đáp ứng được nhu cầu, vì vậy nên thiếu nhiều công nhân có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, tỉnh nhà cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp.
Lực lượng tham gia trong lĩnh vực dịch vụ thường là những hộ kinh doanh cá thể, chiếm khoảng 30% lao động toàn tỉnh.
Nhìn biểu đồ, có thể thấy, cơ cấu nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương có sự chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể, với chỉ tiêu năm 2020 đề ra, nguồn nhân lực trong nông nghiệp giảm từ 47,9% (năm 2010) xuống còn 27% (năm 2020), giảm 20,9%; nhân lực ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 32,4% (năm 2010) lên 42% (năm 2020); tăng 11,5%;
và nhân lực ngành dịch vụ tăng từ 20,7% (năm 2010) lên 31%(năm 2020); tăng 10,3%. Đây là hướng chuyển dịch tích cực và hợp lý với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2020
2.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực
Vấn đề chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương là một trong những vấn đề được quan tâm, là vấn đề trọng tâm nhất của quá trình sản xuất, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, phân công lại lao động xã hội.
2.2.4.1. Thể lực nguồn nhân lực
Thể lực người lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương ngày càng được chú trọng trong những năm gần đây. Có thể thấy, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe luôn được quan tâm.
47.9 36.5 31.4 35 42 20.7 28.5 31 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ
27
Bảng 2.7: Số cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2019 Đơn vị: cơ sở Năm Tổng số Bệnh viện Phòng khám khu vực Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng Trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp 2010 293 21 5 1 265 2011 293 21 5 1 265 2012 291 19 5 1 265 2013 292 20 5 1 265 2014 292 20 5 1 265 2015 292 20 5 1 265 2016 292 20 1 5 265 2017 292 20 1 5 265 2018 292 20 1 5 265 2019 292 20 1 5 265 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Có thể thấy, hiện nay số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã phần nào đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tỉnh nhà. Trong giai đoanh 2010 – 2019, mặc dù tổng số cơ sở khám, chữa bệnh giảm đi về số lượng, tuy nhiên, điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tế, và là sự điều chỉnh rất phù hợp, thể hiện được sự quy hoạch hóa ngày càng hợp lý.
Hiện nay, ở Hải Dương có tổng cộng 4949 giường bệnh, trong đó, số giường công lập là 4790 giường và ngoài công lập là 169 giường. Có thể thấy, số giường bệnh tương đối nhiều, tuy nhiên chưa thực sự đủ để đáp ứng nhu cầu nhân dân vì đây là địa phương có dân số đông, nhu cầu khám chữa bệnh nhiều.