Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần (Trang 43 - 45)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.2.Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, hiện nay, trong cơ cấu lao động của công ty, lực lượng lao động trẻ trên 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao, lên đến 54,9 %. Những lao động này đều là lao động trẻ, tính gắn kết của họ với doanh nghiệp chưa cao nên sẽ xảy ra trường hợp họ dễ dàng bỏ việc nếu thấy có mức lương khác hấp dẫn hơn.

Thứ hai, lực lượng lao động trong ngành may mặc nói chung và May Sông Hồng nói riêng, tỷ lệ lao động nữ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ lớn. Đây là độ tuổi sinh đẻ nên công ty thường xuyên sẽ bị thiếu nguồn nhân lực do người lao động nghỉ thai sản. Điều này sẽ gây khó khăn cho May Sông Hồng khi phải luôn luôn có phương án dự phòng tuyển nhân viên thay thế vị trí những lao động nữ nghỉ thai sản để đảm bảo công việc luôn được hoàn thành đúng tiến độ.

Thứ ba, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao của công ty chiếm tỉ lệ thấp (3,2%), trong khi đó, lực lượng lao động trình độ chuyên môn thấp chiếm tỉ lệ khá cao (85,5%). Điều này sẽ gây khó khăn đến công tác sản xuất kinh danh của công ty với những hạng mục cao, đòi hỏi những lao động có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm. Đồng thời, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc đào tạo cho những lao động trình độ chuyên môn thấp sẽ cần dùng nhiều thời gian hơn để họ có thể sử dụng thành tạo các thiết bị công nghệ hiện đại.

Thứ tư, các vấn đề về tiền lương và các chính sách kích thích, động viên nhân viên còn chưa thực sự rõ ràng. Hiện nay, khi May Sông Hồng tuyển dụng nhân viên đều không công khai mức lương mà chỉ để thỏa thuận giữa 2 bên. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng không minh bạch, tạo tâm lý không thoải mái cho nhân viên.

Nhà nước vẫn chưa có những chính sách và chủ trương rõ ràng về việc đào tạo tay nghề cho người lao động. Hiện nay, nhân lực trong ngành may mặc đa số đều là lao động phổ thông do chưa được đào tạo bài bản.

Trong công tác tuyển dụng, May Sông Hồng ưu tiên những lao động địa phương, do vậy các công nhân ở xưởng may đa số là lao động phổ thông. May Sông Hồng có những chương trình đào tạo nhân viên trước khi chính thức tham gia làm việc, tuy nhiên, những chương trình này vẫn chưa đủ để người lao động có thể thường xuyên học tập, nâng cao tay nghề.

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HÔNG

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần (Trang 43 - 45)