Thực trạng năng lực cạnh tranh về thị phần

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát (Trang 46 - 49)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2.5 Thực trạng năng lực cạnh tranh về thị phần

Theo báo cáo ngành bia của Công ty Cổ phần Chứng khốn Bản Việt, bốn cơng ty Sabeco, Heineken, Habeco và Hue Brewery (do Carlsberg sở hữu) là những DN đứng đầu trong thị trường bia Việt Nam. Những DN này chiếm tới 90% tổng sản lượng bia tồn ngành, phần cịn lại thuộc về các DN khác như Sapporo, AB InBev (Budweiser)...

(Nguồn:https://cafef.vn/vcsc-thaibev-se-khai-thac-nhieu-gia-tri-cho-sabeco-toc-do- tang-truong-kep-dat-20-trong-3-nam-toi-20190424113234473.chn)

Hình 2. 3: Thị phần của Habeco năm 2018

(Nguồn: https://vneconomy.vn/thi-truong-bia-con-xa-moi-tro-lai-thoi-diem-truoc- covid.htm)

Hình 2. 4: Thị phần của Habeco năm 2019

Từ các biểu đồ trên có thể thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa các cơng ty bia, trong đó Sabceo ln là DN dẫn đầu. Một trong những lí do dẫn tới sự chênh lệch về thị phần này là do sự khác biệt trong văn hóa thói quen tiêu dùng của khách hàng ở mỗi

vùng miền khác nhau. Sabceo chiếm lĩnh thị tường miền Nam, nơi gắn với đặc điểm khí hậu nóng quanh năm, đồng thời đa số thu nhập của khách hàng miền Nam được xếp vào mức khá cao, do đó sản lượng tiêu thụ bia của Sabceo ln có xu hướng cao nhất trong thị trường bia Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường chủ yếu của Habeco là ở miền Bắc, nơi đây có đặc điểm khí hậu 4 mùa với mùa đông khá lạnh. Đây là một trong những lí do khiến nhu cầu tiêu dùng bia giảm đi rõ rệt, gây khó khăn cho Habeco cũng như các DN bia ở thị trường miền Bắc khác. Không chỉ vậy, sự xâm nhập mạnh mẽ của các ĐTCT như Sabeco, Heineken cũng tác động lớn đến doanh số của Tổng Cơng ty. Hình 2.3 và 2.4 đều cho thấy sự sụt giảm về thị phần của Habeco. Tính đến cuối năm 2018, Habeco sở hữu 15% thị phần tiêu thụ tại Việt Nam, lớn thứ 3 thị trường. Đến năm 2019, trong khi hai đối thủ lớn là Sabeco và Heineken chiếm giữ phần lớn thị trường bia Việt Nam, Habeco chỉ còn nắm giữ 10,9% thị phần, vẫn đứng thứ ba trong ngành.

Trước tình trạng suy giảm thị phần trong những năm gần đây, năm 2018, Habeco đã tiến hành một loạt các biện pháp nhằm giành lại vị trí trong ngành bia nói riêng và ngành Đồ uống nói chung. Để hiện thực hóa mục tiêu giữ vững thị phần, ban lãnh đạo Habeco đã thống nhất thay đổi nhận diện và truyền thông cho nhãn hiệu các sản phẩm Bia Trúc Bạch, Bia chai Hà Nội 450ml nhãn đỏ và bia lon Hà Nội vàng, đánh dấu bước chuyển mình tồn diện trong chiến lược phát triển, tái định vị thương hiệu. Habeco xác định chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp là tiếp tục nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới với chất lượng cao hơn nữa. Đồng thời, Habeco còn đẩy mạnh chiến lược phát triển thương hiệu bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu tại thị trường trong nước và khu vực. Tổng công ty cũng đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thơng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình như tổ chức thành cơng sự kiện Ngày hội Bia Hà Nội tại 5 thành phố, quảng bá sản phẩm rộng khắp tới người tiêu dùng. Cũng trong năm này, Tổng Cơng ty triển khai hình thành thêm các công ty thương mại khu vực nhằm tăng cường sức cạnh tranh.

Trong năm 2019, Habeco đã cho ra mắt thành công nhận diện thương hiệu mới với cảm hứng từ ngôi sao dẫn lối đến sự thành công. Kết hợp cùng thông điệp “Sức bật Việt Nam”, logo này tạo được cảm giác mới mẻ, phù hợp hơn với phong cách sống mới của người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Ngay sau đó, Tổng Cơng ty cho ra mắt hai dòng sản phẩm mới Hanoi Bold và Hanoi Light với diện mạo đ ng cấp, được khách hàng đánh giá cao. Điều này được xem là bước đi chiến lược, nâng cao sức cạnh tranh thương hiệu trên thị trường. Bên cạnh đó, sau khi được Tổng Công ty giao lại khu vực thị trường miền Trung, Công ty TNHH MTV Thương mại Bia Hà Nội Thanh

lên kế hoạch tăng cường sự hiện diên của sản phẩm bia Hà Nội tại khu vực này, đặt mục tiêu mở rộng thêm thị phần.

Dù năm 2020 là một khoản thời gian khó khăn đối với Habeco cũng như các DN khác trong nền kinh tế, Tổng Cơng ty vẫn có rất nhiều nỗ lực trong việc chiếm giữ, phát triển thị phần. Habeco thực hiện hàng loạt những thay đổi mạnh mẽ về cả hình ảnh, về chính sách, hệ thống bán hàng, sản phẩm, quản trị… Điển hình là sự ra đời của sản phẩm Bia hơi Hà Nội lon 500ml, Bia hơi Hà Nội đóng chai 1lít và sản phẩm bia Hanoi Bold - Hanoi Light phiên bản đóng lon 330ml. Những sản phẩm này đã được thị trường, người tiêu dùng đặc biệt là giới trẻ đón nhận tích cực bởi sự tiện dụng, phong cách hiện đại. Đây được xem là một trong những bước đi quan trọng trong phương thức sản xuất sản phẩm mới phù hợp với xu thế tiêu dùng của khách hàng. Bên cạnh động thái giao thêm khu vực thị trường miền Trung cho Công ty TNHH MTV Thương mại bia Hà Nội Thanh Hóa với mục tiêu củng cố thị trường và lấy lại thị phần, Habeco đã thực hiện cơ cấu và phân khúc lại thị trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm ở từng khu vực. Tại miền Bắc và miền Trung, Habeco đang chiếm giữa 41,6% thị phần. Đối với thị trường miền Nam, Habeco tiếp tục hoàn thiện xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nhân sự, tìm kiếm đủ nhà phân phối để sẵn sàng khai thác thị trường này trong thời gian tới. Habeco đã bắt đầu tập trung phát triển thị trường phía Nam với 16 nhà phân phối tại TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ… và bước đầu đạt được kết quả rất khả quan.

Tất cả những thay đổi, nỗ lực của Habeco đã mang lại kết quả khả quan cho DN khi thị phần ngành bia tại Việt Nam của Habeco tăng trưởng 3 tháng liên tiếp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)