Tình hình thực hiện chỉ tiêu của Habeco

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát (Trang 35)

Các chỉ tiêu sản phẩm, đặc biệt là bia của Tổng Cơng ty trong giai đoạn 2018 – 2020 có xu hướng giảm, thấp hơn so với các giai đoạn trước đó do ảnh hưởng của các chính sách, quy định mới được ban hành, đại dịch Covid – 19 cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các DN trong và ngoài nước khác.

2.2.1.2 Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm của một DN tác động rất nhiều đến việc khách hàng có thường xuyên lựa chọn sản phẩm của DN hay khơng. Do đó, cơng tác kiểm sốt chất lượng luôn được Habeco ưu tiên hàng đầu. Tổng Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP, vì vậy, sản phẩm của Habeco luôn đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, an tồn thực phẩm và từ đó được người tiêu dùng đánh giá cao. Bên cạnh đó, ln chú trọng nghiên cứu, đổi mới các phương pháp kiểm soát chất lượng để giám sát quá trình SXKD, nâng cao chất lượng sản phẩm. Các đơn vị sản xuất đều được trang bị các cơ sở hạ tầng, phịng thí nghiệm với các thiết bị cần thiết và đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật.

Công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới được Habeco thường xuyên thực hiên, từ đó có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với các sản phẩm hiện có, Tổng Cơng ty tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản, cải tiến chất lượng vỏ hộp bia lon... từ đó nâng cao giá trị của các dịng bia Trúc Bạch, bia Hà Nội... Bên cạnh việc cho ra mắt Bia Hà Nội nhãn xanh phục vụ thị trường miền Trung, Tổng Công ty giới thiệu với thị trường bộ đôi Hà Nội Bold và Light nhắm vào giới trẻ. Habeco cũng tiến hành nghiên cứu sản phẩm nhằm mục đích mở rộng thị trường, nâng cao NLCT, tiến tới phân khúc cao cấp hơn với các sản phẩm bia lon Trúc Bạch, chai Trúc Bạch, Hà Nội Premium.

Với việc đầu tư nghiên cứu sản phẩm chất lượng phù hợp với những tập khách hàng khác nhau, Habeco vẫn giữ được vị trí của mình trên thị trường. Tuy nhiên, nhu cầu của khách hàng sẽ nhanh chóng thay đổi, nếu Tổng Cơng ty khơng có sự thích ứng kịp thời sẽ dễ đánh mất thị phần của mình.

2.2.1.3 Giá cả của sản phẩm

Với mặt hàng tiêu dùng nhanh như sản phẩm bia thì giá cả khơng phải là tiêu chí tiên quyết để khách hàng lựa chọn sản phẩm, do đó, đây khơng phải là công cụ cạnh tranh hiệu quả nhất với sản phẩm này. Tuy nhiên, giá vẫn là một trong những yếu tố để đánh giá chất lượng và uy tín cơng ty trên thị trường.

Nhãn hiệu Giá lon 330ml Giá 1 lốc 6 lon 330ml Giá thùng 24 lon 330ml Bia Hà Nội 11.000 65.000 236.000 333 11.500 68.000 255.000 Sài Gòn Special 13.500 79.000 237.700 Tiger 15.500 90.000 348.000 Saporo 16.500 405.000 Heineken 17.500 105.000 405.000 (Nguồn: https://www.sosanhgia.com/t1302-do-uong-co-con.html)

Bảng 2. 4: Giá cả một số loại bia trên thị trƣờng

Có thế thấy giá bia của Tổng Công ty thấp hơn so với giá của các sản phẩm khác cùng loại. Sản phẩm của Habeco hiện nay chủ yếu vẫn nằm trong phân khúc thấp, giá phù hợp với mục tiêu là đối tượng khách hàng có mức thu nhập trung bình. Người tiêu dùng hồn tồn có khả năng chi trả cho sản phẩm của Tổng Cơng ty, vì vậy sản phẩm của Habeco vẫn được khách hàng đón nhận. Tuy nhiên giá không phải là yếu tố quyết định để khách hàng mua và sử dụng sản phẩm bia, rượu. Do vậy, Habeco nên dùng các công cụ khác như nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng kênh phân phối hay tăng cường các hoạt động xúc tiến để có thể tăng sức cạnh tranh cho mình.

2.2.2Thực trạng năng lực tài chính

Năng lực tài chính ln có vai trị quan trọng trong hầu hết các hoạt động của bất kì một DN nào. Chỉ khi nguồn tài chính ổn định thì hoạt động SXKD mới diễn ra trơn tru, nhịp nhàng, các chiến lược kinh doanh được thực hiện một cách có hiệu quả, thúc đẩy phát triển SP mới cũng như thâm nhập vào những thị trường mới. Với Habeco, năng lực tài chính tác động đến việc đầu tư máy móc, thiết bị, cơng nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng SP bia, rượu, nước giải khát để đạt được đúng hương vị, phù hợp với khẩu vị của khách hàng. Bên cạnh đó, các hoạt động phát triển nguồn nhân lực, nâng cao thương hiệu, hay các hoạt động xúc tiến cũng cần đến một nguồn lực tài chính ổn định.

STT Chỉ tiêu Năm 2018 2019 2020 1 Doanh thu thuần 9.100.266.921.478 9.335.205.047.737 7.452.592.109.444 2 LNST 484.332.728.484 523.127.874.893 660.588.740.136 Tài sản 9.202.846.010.059 7.772.176.098.181 7.684.082.600.975 I Tài sản ngắn hạn 5.385.393.126.815 4.196.519.232.073 4.500.763.443.175 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 1.733.702.238.425 1.297.005.461.608 818.705.165.651 2 Các khoản phải thu 431.414.092.300 374.515.520.691 384.457.518.077 3 Hàng tồn kho 805.567.892.520 638.556.987.266 597.223.915.582 4 Tài sản ngắn hạn khác 371.586.299.108 315.902.262.508 314.165.843.865 II Tài sản dài hạn 3.817.452.883.244 3.575.656.866.108 3.183.319.157.800 1 Tài sản cố định 3.219.183.139.149 2.887.036.748.281 2.556.020.619.257 2 Tài sản dài hạn khác 304.745.051.948 351.485.411.146 308.840.212.645 Nguồn vốn 9.202.846.010.059 7.772.176.098.181 7.684.082.600.975 I Nợ phải trả 4.272.090.964.923 2.590.612.906.434 1.948.544.585.402 1 Nợ ngắn hạn 3.869.912.809.304 2.328.507.312.879 1.746.185.904.092 2 Nợ dài hạn 402.178.155.619 262.105.593.555 202.358.681.310 II Nguồn vốn chủ sở hữu 4.930.755.045.136 5.181.563.191.747 5.735.538.015.573

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTN của Habeco)

Bảng 2. 5: Bảng cân đối kế toán của Habeco giai đoạn 2018 - 2020

Trong giai đoạn 2018 – 2020, tình hình diễn biến năng lực tài chính của Tổng Cơng ty có xu hướng giảm.

 Doanh thu thuần: Có một sự dao động trong doanh thu thuần qua các năm. Năm 2019, doanh thu có xu hướng tăng với mức 234,94 tỷ đồng, tương ứng với 2,58% so với năm trước. Tuy nhiên, năm 2020, con số này lại giảm đáng kể 1882,61 tỷ đồng, ứng với 20,16% so với 2019.

 LNST: Năm 2019, chỉ tiêu này tăng với 38,79 tỷ đồng (8,01%) so với năm 2018 và năm 2020 tăng 137,46 tỷ đồng, tương ứng 26,28% so với năm trước.

 Quy mô tài sản và nguồn vốn của Tổng Công ty năm 2019 giảm 1430,67 tỷ đồng so với năm 2018 đồng tương ứng với 15,55%, năm 2020 tiếp tục giảm 88,09 tỷ đồng, ứng với 1,13%.

 Tài sản của Cơng ty có xu hướng giảm qua các năm, trong đó tài sản ngắn hạn đang chiếm tỷ trọng lớn. Trong tài sản ngắn hạn, tiềm và các khoản tương đương tiền lại chiếm tỉ trọng khá lớn. Chỉ tiêu này năm 2019 giảm 439,69 tỷ đồng, tương ứng với 1,29%. Sang đến năm 2020, tiền mặt của Habecotiếp tục giảm 478,3 tỷ đồng, bằng với 36, 88%. Có thể thấy, Habeco đang dần điều chỉnh để cân đối với những chỉ tiêu tài sản khác.

 Tương tự, nguồn vốn của Habeco cũng đi theo xu hướng giảm. Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chỉ sở hữu chiếm tỷ trọng xấp xỉ 50% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2019 tăng 250,81 tỷ đồng, ứng với 5,09% và sau một năm, con số này tiếp tục tăng 553,97 tỷ đồng, tương đương 10,69%. Đây là một dấu hiệu rất tích cực, qua đó có thể thấy tình hình tài tài chính của cơng ty lành mạnh, mức độ tự chủ tài chính tốt, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi.

Đơn vị: %

Năm

2018 2019 2020

ROA ROE ROS ROA ROE ROS ROA ROE ROS

Habeco 5,42 10,12 5,48 6,95 10,42 5,07 8,54 11,44 8,81 Sabeco 18,68 25,93 11,62 18,74 25,17 13,33 17,25 22,26 16,89

(Nguồn: https://s.cafef.vn/hose/BHN-tong-ctcp-bia-ruou-nuoc-giai-khat-ha-noi.chn)

Bảng 2. 6: So sánh một vài chỉ tiêu tài chính của Habeco và Sabeco

Bảng 2.6 cho thấy dù ROA; ROE; ROS của Sabeco còn thiếu sự ổn định và có xu hướng giảm xuống, các tỷ số này của Habeco vẫn thấp hơn khá nhiều so với ĐTCT. Tuy nhiên, số liệu của Habeco lại tăng dần qua các năm 2018 đến 2020. Cụ thể, ROA của Habeco đã tăng từ 5,42% năm 2018 lên 6,95% vào năm 2019 và sau một năm, tỷ số này tiếp tục tăng lên 8,54%; ROE tăng nhẹ qua các năm lần lượt là 10,12%, 10,42% và 11,44%; với ROS, số liệu này giảm từ 5,42% năm 2018 xuống còn 5,07% năm 2019 nhưng lại nhanh chóng tăng trở lại với 8,81% vào năm 2020. Điều này cho thấy năng lực tài chính của Tổng Cơng ty khá yếu nhưng vẫn có thể thấy sự thay đổi tích cực của Habeco nhờ vào những chiến lược, chính sách quản trị tài chính đúng đắn.

2.2.3Thực trạng năng lực cạnh tranh của công nghệ sản xuất

2.2.3.1 Về nguyên liệu sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các DN kinh doanh bia nói riêng và đồ uống nói chung trong nước, đa số các công ty đều sử dụng một dây chuyền công nghệ sản xuất tương đối giống nhau cho cùng loại sản phẩm. Do đó, yếu tố quyết định chất lượng, mùi vị và màu sắc của bia là tỉ lệ giữa các nguyên vật liệu. Với Habeco, để đảm bảo ln cân bằng giữa lợi ích của khách hàng và lợi nhuận của DN, Tổng Công ty tận dụng những nguyên liệu cơ bản trong nước như gạo, đường, nước… nhưng với những ngun vật liệu có vai trị quan trọng trong chất lượng của bia, Habeco ln ưu tiên những nhà cung cấp có uy tín ở nước ngồi.

 Các nguyên liệu chính

 Nguyên vật liệu chính để sản xuất bia là malt, gạo, đường, hoa viên, cao hoa, hoa thơm. Do ngành sản xuất các nguyên liệu này trong nước chưa phát triển, các DN bia nội địa phải nhập khẩu phần lớn malt, hoa bia và men bia từ các nguồn cung nước ngồi. Trong đó malt được nhập khẩu từ Pháp, Úc, Đan Mạch… Hoa viên, cao hoa, hoa thơm nhập khẩu từ CHLB Đức, CH Sec... Malt nhập khẩu có thể thay thế bằng Malt chế biến từ đại mạch trồng trong nước. Tuy nhiên việc trồng đại mạch chỉ mới được đưa vào thử nghiệm và giải pháp này chưa thể hiện tính khả thi. Malt trước khi mang nhập kho phải được kiểm tra chất lượng nếu đạt yêu cầu công nghệ mới được đưa vào sản xuất. Để có được chất lượng malt tốt nhất Habeco đã tiến hành quá trình tuyển chọn, sàng lọc ra chủng loại đại mạch thích hợp nhất với q trình sản xuất ra sản phẩm bia của mình. Tại Habeco, malt dùng để sản xuất bia chủ yếu là loại malt vàng được sản xuất và nhập khẩu từ Châu Âu.

 Hoa bia (cịn gọi là Houblon): là ngun liệu chính thứ hai dùng để sản xuất bia thường được dùng để tạo vị đắng cho bia, cân bằng vị ngọt của đường mạch nha, giúp cho hoạt động lên men của bia tốt hơn, duy trì thời gian giữ bọt bia lâu hơn… Những hoa bia cao cấp được trồng tại các nước có nền văn hóa bia lâu đời, Đức là một ví dụ. Trong quá trình sản xuất bia, Tổng Công ty thường dùng hoa Houblon dưới nhiều dạng khác nhau: hoa khô hoa viên hoặc cao hoa

 Nguyên liệu chính thứ ba dùng để sản xuất bia là nước. Thành phần và tính chất của nước có ảnh hưởng trực tiếp đến tồn bộ q trình cơng nghệ và chất lượng của bia thành phẩm sau này.

Tuy nhiên, với sự phát triển của công ty, số lượng và chất lượng của sản phẩm bia cũng thay đổi. Cùng với việc xây dựng nhiều nhà máy ở nhiều nơi, khả năng cạnh tranh bằng lợi thế cạnh tranh về nguồn nước khơng được áp dụng. Thay vào đó, những

nguyên liệu quan trọng khác như malt và hoa bia được Công ty cố phần Bia Thanh Hóa nhập khẩu từ những nhà cung ứng uy tín như Pháp, Úc, Đức, Séc.

Việc nhập khẩu nguyên liệu từ các nhà cung ứng nước ngoài sẽ đảm bảo được chất lượng đầu vào cho Habeco. Nhưng chính điều này cũng là một nhược điểm khi Tổng Công ty không chủ động hồn tồn được nguồn ngun liệu và có thể sẽ bị ép giá dẫn đến tăng chi phí và ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm.

 Các nguyên liệu khác (dầu FO, chất quy đặc và một số hóa chất...): Đây là những đầu vào được Habeco sử dụng từ các nguồn trong nước. Nguồn cung này cấp từ các đối tác có năng lực, uy tín, gắn bó với Habeco nhiều năm do đó đảm bảo nguồn nguyên liệu có chất lượng cao và ổn định.

 Các nguyên liệu thay thế

Trong trường hợp không nhập khẩu được một số nguyên liệu hay muốn đạt mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, Habeco vẫn có thể lựa chọn các nguyên liệu thay thế. Các nguyên liệu thay thế được chia làm 2 nhóm:

 Nguyên liệu thay thế dạng hạt: các loại ngũ cốc dùng thay thế malt đại mạch chủ yếu là tiểu mạch, gạo tẻ, ngô. Ở Habeco, nguyên liệu thay thế chủ yếu cho malt đại mạch là gạo tẻ, tỷ lệ thay thế khoảng 30% - 40%. Gạo trước khi đưa vào sản xuất đều được kiểm tra chất lượng.

 Nguyên liệu thay thế dạng đường: trong q trình sản xuất bia, Habeco cịn sử dụng một số loại nguyên liệu thay thế dạng đường (đường mía, đường củ cải...) hoặc bán thành phẩm chế biến từ đường. Các loại nguyên liệu này được bổ sung trực tiếp vào dịch đường trong quá trình nấu hoa Houblon.

Tuy nhiên, gần đây do sự biến động về giá đường, các cơ sở sản xuất của Habeco giảm thiểu tối đa mức sử dụng đường làm nguyên liệu.

Có thể thấy, giá nguyên vật liệu hiện giờ phụ thuộc vào tình hình thị trường quốc tế và tỷ giá ngoại tệ trong nước và mang xu hương thiếu ổn định, sự biến động về giá nguyên vật liệu trong thời gian qua cũng ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của Tổng Công ty

2.2.3.2 Về công nghệ sản xuất

Sản phẩm của Habeco được sản xuất trên dây chuyền và công nghệ hiện đại với mức độ tự động hóa cao, được nhập khẩu trực tiếp từ Đức và các nước EU. Công nghệ sản xuất tự động hóa ở tất cả các cơng đoạn cùng với việc đổi mới công nghệ thường xuyên đã đem lại hiệu quả cao cho Tổng Công ty trong hoạt động SXKD

 Máy rửa chai khép kín, tự động đảm bảo vệ sinh, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước.

 Máy thanh trùng tự động giúp kiểm soát và điều chỉnh các thông tin, đảm bảo cho chất lượng sản phẩm.

 Khu vực các bồn lên men đứng được điều khiển tự động bằng hệ thống vi tính đã đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều, tăng năng suất lao động

 Khu vực nhà nấu với cơng suất 200 triệu lít/năm được điều khiển và giám sát tự động bằng phần mềm BOTEC F1, trong đó có hệ thống thu hồi năng lượng và thu hồi nước ngưng rất hiệu quả.

 Máy chiết bia chai với nguyên lý hút chân không đã nâng cao chất lượng bia, giảm hao phí

 Hệ thống phịng thử nghiệm được trang bị hiện đại: máy phân tích sắc ký, máy phân tích bia tự động… giúp cho việc đảm bảo chất lượng sản phẩm xuyên suốt các công đoạn.

Các công đoạn công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như: nấu – lên men - lọc - chiết đều được ứng dụng cơng nghệ CIP để đảm bảo an tồn thực phẩm và giảm lao động độc hại cho công nhân.

Các hệ thống thiết bị sản xuất chính như: xử lý nguyên liệu – nấu – lên men – lọc – chiết và các thiết bị phụ trợ: lò hơi, lạnh, nén khí, thu hồi CO2 đã được thiết kế ứng dụng kỹ thuật tiên tiến nhằm giảm thiểu tổn thất năng lượng trong quá trình vận hành.

Tại các nhà máy bia, lò hơi được Habeco vận hành nhờ vào sử dụng nhiên liệu từ tự nhiên (mùn cưa, trấu), điều này giúp tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có và giảm phát thải ra mơi trường, đồng thời tiết kiệm được chi phí bảo trì bảo dưỡng và chi phí vận hành thiết bị. Khơng chỉ vậy, Tổng Cơng ty cịn đề cao việc xây dựng môi trường trong lành, chú trọng đầu tư và áp dụng công nghệ mới cho ra loại bã bia khô, thân thiện với môi trường.Trên cơ sở những kết quả đạt được ở nhà máy bia, hiện nay, công ty tiếp tục triển khai dự án chuyển đổi sử dụng năng lượng từ dầu FO sang sử dụng năng lượng từ tự nhiên (biomass), thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng.

Công nghệ sản xuất là một trong những năng lực rất quan trọng đối với các DN

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát (Trang 35)