Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại (Trang 66 - 68)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích chuyên sâu, Khóa luận tốt nghiệp đã làm rõ được thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Truyền thông Sắc Việt, từ đó hiểu rõ được những thành công mà Công ty đạt được cũng như những yếu kém và nguyên nhân mà Công ty còn mắc phải.

Từ những điểm yếu đó, Khóa luận đã đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Truyền thông Sắc Việt trên cơ sở giải quyết các vấn đề sản phẩm, tình hình tài chính, nguồn nhân lực, công tác xúc tiến thương mại, các kênh phân phối và hoạt động phát triển thương hiệu của Công ty.

Mặc dù trong suốt thời gian nghiên cứu, sinh viên đã cố gắng vận dụng kiến thức của bản thân cũng như tìm kiếm dữ liệu để hoàn thành nội dung cần giải quyết. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, tài chính, năng lực bản thân nên đề tài mới chỉ dừng lại ở giải quyết việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Truyền thông Sắc Việt trên thị trường nội địa mà chưa thể nghiên cứu sâu vào phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường quốc tế. Vì vậy, những giải pháp đưa ra mới chỉ dừng lại ở việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó vấn đề đặt ra cần nghiên cứu ở đây là:

 Tổ chức nghiên cứu chuyên sâu hơn về thực trạng nâng cao sức cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Truyền thông Sắc Việt trên thị trường quốc tế, cụ thể là tại các nước xung quanh như Lào hay Campuchia.

 Trong quá trình điều tra, thu thập số liệu cần đi sâu để có được chi tiết cụ thể hơn, và đánh giá chính xác hơn thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Truyền thông Sắc Việt trong một thời kỳ dài hạn hơn gồm nhiều năm hoặc nhiều giai đoạn, để có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của Công ty.

 Mở rộng nghiên cứu theo chiều sâu, từ đó đưa ra những nhóm giải pháp cụ thể phù hợp với thực tiễn, có khả năng thích ứng với sự biến động của nền kinh tế, với tình hình biến đổi không thể lường trước được trước những tác động mạnh mẽ của yếu tố dịch bệnh hoặc tự nhiên.

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Phạm Công Đoàn TS. Nguyễn Cảnh Lịch (2012), Giáo trình Kinh tế Doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. PGS.TS. Nguyễn Quang Hùng (2019), Giáo trình Phân tích Kinh tế doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Mai Anh Dũng (2021), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bia

Hà Nội – Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học

Công Đoàn.

4. Phạm Thu Hương (2017), Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sĩ kinh tế Ngành Quản lý kinh tế -

Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

5. Đỗ Thị Diệu Linh (2021), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH

Quảng cáo và Truyền thông Sinh phú, Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế-Luật –

Trường Đại học Thương Mại.

6. Nguyễn Thị Huyền Trâm (2014), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học và Công

nghệ cấp trường – Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Phạm Thị Lê Vy (2017), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Quảng Thành Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại

học dân lập Hải Phòng.

8. Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Truyền thông Sắc Việt, Báo cáo tài

chính Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Truyền thông Sắc Việt các năm 2017 – 2020, Phòng Tài chính – Kế toán.

9. Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Truyền thông Sắc Việt, Báo cáo kết quả

kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Truyền thông Sắc Việt các năm 2017 – 2020, Phòng Tài chính – Kế toán.

10.Hoàng Minh (2021), 4 xu hướng công nghệ số thay đổi ngành công nghiệp truyền

thông, Báo Thông tin và Truyền thông.

11.Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2021), Quản lý kinh tế truyền thông trong bối cảnh hiện

nay ở nước ta, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 17.

12.Trần Thị Thanh Hương (2021), Tổng quan các nhân tố tác động đến năng suất

lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Báo Con số & Sự kiện.

13.Lê Minh Trường (2021), Các hình thức cạnh tranh hiện nay? Hành vi hạn chế

cạnh tranh là gì?, <http://luatminhkhue.vn>.

61

14.Nguyễn Tuyết Anh (2021), Cạnh tranh là gì? Cách phân loại cạnh tranh,

<http://luanvan1080.com>.

15.Trần Xuân Hải (2015), Chính sách thuế với việc nâng cao năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp, Trang thông tin điện tử Hiệp hội Phát triển Hàng Tiêu dùng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại (Trang 66 - 68)