6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Các chỉ tiêu về lao động cho ta thấy được cơ cấu lao động của doanh nghiệp như thế nào? Có hợp lý không? Việc sử dụng lao động có hiệu quả hay không?
Các chỉ tiêu Thực hiện Năm 6T/2021 2020 2019 2018 Tổng doanh thu 278.826 771.130 734.664 624.482 LNST 283 3.087 3.010 2.131 Vốn chủ sở hữu 20.765 34.434 29.549 23.264 ROE = 𝐿𝑁𝑆𝑇 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 0,01 0,08 0,1 0,09
Việc phân công lao động không hợp lý sẽ gây ra lãng phí nguồn lao động, người lao động không được làm việc đúng chuyên môn sẽ gây ra tâm lý chán nản, tinh thần làm việc uể oải, kém hiệu quả. Nếu tổ chức lao động tốt sẽ khuyến khích người lao động phát huy sở trường, các bộ phận hoạt động hăng say hơn, năng suất lao động cao hơn. Bảng 2.8 dưới đây sẽ phân tích tình hình lao động của công ty Kim Ngưu.
Bảng 2.5. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty CP XNK Hóa chất và Thiết Bị Kim Ngưu
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu Phòng Tài chính – Kế toán
Theo số liệu từ bảng trên ta thấy trong giai đoạn năm 2018 – 2020 thì tổng số lao động bình quân tương đối đồng đều, giao động trong khoảng hơn 400 người. Sang đến năm 2021, do tình hình dịch bệnh nên công ty đã giảm bớt số lượng nhân viên nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động trong giai đoạn khó khăn.
Sức sinh lời của một nhân viên của công ty có sự thay đổi qua các năm. Giai đoạn 2018 – 2020, sức sinh lời của một nhân viên tăng liên tục qua từng năm, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Cụ thể, năm 2019, sức sinh lời của công ty là 7,5 trđ/người, tăng 2,2trđ/người (tương ứng tăng 41% so với năm 2018). Điều này có thể thấy được hiệu quả sử dụng lao động của công ty nhờ áp dụng các biện pháp, chiến lược đúng
Các chỉ tiêu Thực hiện Năm 6T/2021 2020 2019 2018 Tổng doanh thu 278.826 771.130 734.664 624.482 LNST 283 3.087 3.010 2.131 Tổng số lao động bình quân(người) 263 408 400 400
Sức sinh lời của 1 nhân viên (trđ/người)
= 𝑳𝑵𝑺𝑻
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒔ố 𝑳𝑫𝑩𝑸
1,07 7,6 7,5 5,3
Năng suất lao động bình quân
(trđ/người) =
𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒔ố 𝑳𝑫𝑩𝑸
đắn và các bài học từ những yếu kém tồn tại của năm trước. Đến năm 2020 thì sức sinh lời vẫn giữ ở mức ổn định là 7,6 trđ/người, tăng không nhiều so với năm 2019 (tăng 1,3%) nhưng vẫn ở mức tăng có hiệu quả. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2021, sức sinh lời của công ty chỉ đạt 1,07 trđ/người, giảm 3,1trđ/người, tương ứng giảm 74,6 % so với 6 tháng đầu năm 2020. Điều này xảy ra là do lợi nhuận của công ty giảm do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong thời điểm dịch bệnh nên sức sinh lời của một nhân viên trong công ty cũng giảm theo.
Nhìn vào năng suất lao động bình quân của nhân viên, ta cũng có thể thấy trong giai đoạn từ 2018 – 2020, năng suất lao động bình quân nhân viên của công ty có xu hướng tăng lên rõ rệt, điều đó đồng nghĩa với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng. Năm 2019, năng suất lao động bình quân đầu người là 1.836trđ/người, tăng lên 17,6% so với năm 2018. Đến năm 2020 lại tiếp tục tăng lên là 1.890trđ/người (tăng 54tr/người, tương ứng tăng 2,9% so với năm 2019). Sang đến 6 tháng đầu năm 2021, năng suất lao động bình quân của nhân viên vẫn đạt con số tương đối ấn tượng, tăng 164trđ/người so với 6 tháng đầu năm 2020. Sở dĩ công ty đạt được con số này vào năm 2021 là do công ty đã cắt giảm bớt đi số lượng lớn nhân viên để hoạt động có hiệu quả trong tình hình dịch bệnh, đồng thời khuyến khích nhân viên nâng cao năng xuất lao động nhằm tăng doanh thu tối đa, đạt được hiệu quả sản kinh doanh. Thông qua chỉ tiêu năng suất lao động bình quân nhân viên của công ty, ta thấy được công ty đã có các chính sách, hướng đi đúng đắn trong việc tối đa nguồn lực. Biết điều chỉnh kịp thời các chính sách trong từng giai đoạn để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.