Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hóa chất (Trang 39 - 42)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty

Mỗi doanh nghiệp để tồn tại và phát triển luôn cần có những tài sản cũng như nguồn vốn để đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh. Tài sản của doanh nghiệp được thể hiện dưới nhiều hình thức, trạng thái khác nhau. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Kim Ngưu thì ta cần đánh giá qua các chỉ tiêu tổng tài sản, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty dưới đây:

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty CP XNK Hóa chất và Thiết bị Kim Ngưu

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu Phòng Tài chính – Kế toán

Chỉ tiêu tổng tài sản: Các chỉ tiêu Thực hiện Năm 6T/2021 2020 2019 2018 Tổng doanh thu(trđ) 278.826 771.130 734.664 624.482 Tổng tài sản(trđ) 351.243 424.531 340.206 268.090 Tài sản ngắn hạn(trđ) 315.123 386.543 304.734 234.490 Tài sản dài hạn(trđ) 36.120 37.988 35.471 33.600 LNST (trđ) 283 3.087 3.010 2.131

Sức sản xuất của tổng tài sản(lần) =𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖

𝑻ổ𝒏𝒈 𝑻𝑺

0,79 1,81 2,16 2,33

Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (%) = 𝑳𝑵𝑺𝑻

𝑻ổ𝒏𝒈 𝑻𝑺

0,0008 0,007 0,008 0,007

Sức sản xuất của tài sản ngắn

hạn(lần) 0,88 1,99 2,41 2,66

Tỷ suất sinh lời của tài sản

ngắn hạn(%) 0,0009 0,008 0,009 0,009

Sức sản xuất của tài sản dài

hạn(lần) 7,72 20,2 20,7 18,6

Tỷ suất lời của tài sản dài hạn(%)

Qua bảng số liệu 2.9, ta thấy tổng tài sản của công ty Kim Ngưu có xu hướng tăng lên không ngừng từ 268.090 trđ năm 2018 lên 424.531 trđ vào năm 2020, điều này cho thấy doanh nghiệp đã quan tâm đến việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp không chỉ mở rộng thêm các kho chứa, nhà máy, xe vận chuyển để phục vụ kinh doanh mà còn hoàn thành sửa chữa cải tạo đầu tư thay mới nhiều trang thiết bị hiện đại cho sản xuất.

Sức sản xuất của tổng tài sản:

Năm 2018, với mỗi một đồng tài sản đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra được 2,33 đồng doanh thu thuần; năm 2019, với mỗi một đồng đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra được 2,16 đồng doanh thu thuần. Như vậy so với năm 2018 thì sức sản xuất của tổng tài sản năm 2019 đã giảm. Sự sụt giảm này tiếp tục xảy ra vào năm 2020 khi sức sản xuất của tài sản giảm xuống còn 1,81 lần. Sang đến 6 tháng đầu năm 2021 thì con số này vẫn chưa được cải thiện mà tiếp tục giảm còn 0,79 lần (giảm 26,9% so với 6 tháng đầu năm 2020). Đây là một dấu hiệu không tốt đối với doanh nghiệp trong tương lai.

Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản:

Trong năm 2018, doanh nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản thì thu được 0,007 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019, doanh nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản thì sẽ thu được 0,008 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, tỷ suất sinh lời của tổng tài sản năm 2019 đã tăng 14,2% so với năm 2018. Tuy nhiên, đến năm 2020 thì con số này lại trở về mức bằng năm 2018 là 0,007. So sánh thêm 6 tháng năm 2021 với 6 tháng năm 2020 thì sức sinh lời giảm đến 80%. Tỷ suất sinh lời của tài sản giảm cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp chưa hiệu quả. Điều này có thể do doanh nghiệp còn đang trong quá trình đầu tư mở rộng thêm quy mô hoạt động nên hiệu quả đem lại chưa cao. Doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại này

Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn:

Sự biến động của sức sản xuất tài sản ngắn hạn có đường đi giống với đường đi của sức sản xuất tổng tài sản đó là: Giảm dần trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 từ 2,66 lần xuống còn 1,99 lần. Giảm tiếp xuống còn 0,88 lần vào 6 tháng đầu năm 2021 (giảm 0,17 lần so với 6 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, sức sản xuất của tài sản ngắn hạn luôn cao hơn sức sản xuất của tài sản dài hạn.

Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn:

Trong năm 2018 và năm 2019, doanh nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì thu được 0,009 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là mức cao nhất trong các năm khảo sát. Năm 2021 đang là năm có tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn thấp nhất – Doanh

nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn thì chỉ thu được 0,0009 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là một kết quả không tốt đối với doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản ngắn hạn không hiệu quả.

Sức sản xuất của tài sản dài hạn:

Sức sản xuất của tài sản dài hạn tăng giảm không đồng đều trong thời gian khảo sát. Cụ thể, năm 2019, sức sản xuất của tài sản dài hạn là 20,7 (tăng 2,1 lần, tương ứng với 11,2% so với năm 2018). Tuy nhiên, giai đoạn 2019 – 2021, sức sản xuất của tài sản dài hạn bắt đầu giảm. Năm 2020 giảm tương ứng với 2,5 % so với năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2021 giảm tương ứng với 22,8 % so với 6 tháng đầu năm 2020.

Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn:

Có thể thấy rằng, tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn luôn lớn hơn tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản dài hạn hiệu quả hơn tài sản ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hóa chất (Trang 39 - 42)