Hố gom và bể điều hòa tương đồng về nguyên lý hoạt động. Vì vậy, thuật toán của chương trình con Hố gom và chương trình con Bể điều hòa giống nhau, chi tiết lưu đồ thuật toán của 2 chương trình con được thể hiện ở Hình 4.4.
Bắt đầu chương trình con, thời gian luân phiên 2 bơm và bảo trì 2 bơm được đặt trước. Từ thời gian luân phiên đặt trước, ta tính chu kỳ luân phiên. Sau đó, kiểm tra tín hiệu từ phao cao và phao thấp được đặt ở bể điều hòa, cụ thể như sau:
- Khi phao cao có tín hiệu thì dừng 2 bơm ở hố gom. - Khi phao thấp có tín hiệu thì dừng 2 bơm ở bể điều hòa.
Ngược lại, khi không nhận được tín hiệu từ phao thì kiểm tra tín hiệu từ rơ le nhiệt. Khi đó xảy ra các trường hợp sau:
- Nếu cả 2 bơm ổn định thì bắt đầu tính thời gian luân phiên, kiểm tra thời gian luân phiên nếu đang ở nửa chu kỳ đầu thì chạy bơm 1, dừng bơm 2, đồng thời tính thời gian chạy của bơm 1. Kiểm tra nếu đến thời gian bảo trì đã đặt trước thì thông báo bảo trì bơm 1. Nếu thời gian luân phiên đang ở nửa chu kỳ sau thì dừng bơm 1, chạy bơm 2, đồng thời tính thời gian chạy của bơm 2, đến thời gian bảo trì đã đặt trước thì thông báo bảo trì bơm 2. Bơm 2 được chạy đến khi thời gian luân phiên vượt quá chu kỳ, đồng thời khi đó thời gian luân phiên được Reset.
- Nếu chỉ bơm 2 gặp sự cố, bơm 1 ổn định thì tự động ngắt bơm 2, chạy bơm 1 và tính thời gian bảo trì bơm 1, đồng thời số lần bơm 2 gặp sự cố được ghi lại. - Nếu chỉ bơm 1 gặp sự cố, bơm 2 ổn định thì tự động ngắt bơm 1, chạy bơm 2
và tính thời gian bảo trì bơm 2, đồng thời số lần bơm 1 gặp sự cố được ghi lại. - Trường hợp còn lại nếu cả 2 bơm đều gặp sự cố thì tự động dừng toàn bộ hệ
Sinh viên thực hiện: Đặng Quang Chiến Người hướng dẫn: ThS. Phạm Duy Dưởng 62 Nguyễn Văn Xuân Mỹ
Sinh viên thực hiện: Đặng Quang Chiến Người hướng dẫn: ThS. Phạm Duy Dưởng 63 Nguyễn Văn Xuân Mỹ