Phương pháp này được sử dụng nhiều trong các quy trình cần loại bỏ tạp chất, hóa chất độc hại tồn tại trong hầu hết các loại nước thải công nghiệp vì nó có ưu điểm là hiệu quả nhanh, dễ sử dụng, dễ vận hành, dễ quản lý nhưng lại có những nhược điểm rõ ràng. chẳng hạn như chi phí cao và có thể tạo ra các chất ô nhiễm thứ cấp trong quá trình xử lý.
Phương pháp này cũng thường được sử dụng để xử lý nước thải nhà máy sản xuất tôn, mạ crom (kim loại nặng), nhà máy dệt nhuộm, nhà máy sản xuất mực in và đặc biệt là xử lý amoni trong nước thải công nghiệp. Ngoài ra, nước thải chứa nhiều tạp chất, có độ chua cao và nhiều chất bẩn cũng sử dụng phương pháp hóa học để xử lý.
Những phương pháp hoá học dùng trong xử lý nước thải gồm có: trung hoà, oxy hoá và khử. Tất cả những phương pháp này đều dùng các tác nhân hoá học nên là phương pháp đắt tiền. Người ta sử dụng những phương pháp hoá học để khử các chất hoà tan và trong các hệ thống cấp nước khép kín.
- Trung hòa: Phương pháp trung hòa chủ yếu được sử dụng trong nước thải công nghiệp có chứa kiềm hoặc axit. Để tránh hiện tượng nước thải sẽ gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh thì người ta phải trung hòa nước thải, với mục đích là làm lắng các
Sinh viên thực hiện: Đặng Quang Chiến Người hướng dẫn: ThS. Phạm Duy Dưởng 9 Nguyễn Văn Xuân Mỹ
muối của các kim loại nặng xuống dưới và tách ra khỏi nước thải. Trong thực tế, nếu nước thải có độ pH nằm trong khoảng từ 6-8 thì nước đó được coi là trung hòa.
Trung hòa nước thải có thể thực hiện nhiều cách khác nhau:
• Trộn lẫn nước thải axit và nước thải kiềm với nhau.
• Bổ sung các tác nhân hoá học.
• Lọc nước axit qua các vật liệu có tác nhân trung hoà.
• Hấp thụ axit bằng nước kiềm hoặc hấp thụ amoniac bằng nước axit.... Việc lựa chọn phương pháp trung hoà phải tuỳ thuộc vào thể tích và nồng độ nước thải, chế độ thải nước thải, khả năng sẳn có và giá thành của các tác nhân hoá học.
- Khử trùng: Sau khi xử lý sinh học, phần lớn những vi khuẩn trong nước thải bị tiêu diệt. Khi xử lý trong các công trình sinh học nhân tạo (Aerophin hay Aerotank) số lượng vi khuẩn sẽ giảm xuống còn 5%, trong hồ sinh vật hoặc cánh đồng lọc còn từ 1-2%. Nhưng để tiêu diệt hết toàn bộ vi khuẩn gây bệnh, nước thải cần phải được khử trùng.
Có các phương pháp khử trùng sau:
• Dùng các hợp chất clo: clorua vọi, clorua nước
• Dùng ozon
• Dùng tia cực tím