Mô tả quy trình xử lý nước thải (xem Hình 3.1): - Bể điều hòa:
Nước thải từ hố thu gom sẽ được bơm về bể điều hòa nhờ 02 bơm chìm đặt dưới bể thay phiên nhau bơm với thời gian được cài đặt, tại đây các nguồn nước thải sẽ được trộn lại với nhau và được khuấy bởi hệ thống đĩa khí đặt dưới đáy bể được trích từ 2 máy thổi khí, nhằm điều hòa nồng độ các chất ô nhiềm có trong nước thải để bắt đầu quá trình nuôi cấy vi sinh, giúp quá trình sinh học được nâng cao. Đồng thời, ở đây cũng thực hiện quá trình ổn định pH bằng cách bơm hóa chất axit và bazo nhờ cảm biến pH. Khi pH đầu vào thấp thì chạy bơm bazo. Khi pH đầu vào cao thì chạy bơm axit. Tốc độ bơm axit và bazo được điều khiển theo độ pH đầu vào của nước thải.
Tại bể điều hòa bố trí 02 bơm chìm nước thải dưới đáy bể hoạt động luân phiên với nhiệm vụ chuyển nước thải sang bể kế tiếp (bể Anoxic).
Ngoài ra trong bể điều hòa còn được bố trí 2 phao báo mức nước để tránh tình trạng tràn nước tại bể điều hòa.
Sinh viên thực hiện: Đặng Quang Chiến Người hướng dẫn: ThS. Phạm Duy Dưởng 30 Nguyễn Văn Xuân Mỹ
- Bể Anoxic:
Nước thải từ bể điều hòa bơm qua bể Anoxic để bắt đầu quá trình xử lý sinh học. Trong môi trường thiếu oxy các loại vi khuẩn khử nitrit và nitrat sẽ tách oxy của Nitrat (NO3-) và Nitrit (NO2-) để oxy hóa các chất hữu cơ.
Khử Nitrat:
NO3_ +1,08CH3OH + H+→ 0,065C5H7NO2 + 0,47N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O. Khử Nitrit:
NO2- + 0,67CH3OH + H+ → 0,04C5H7NO2 + 0,48N2 + 0,47CO2 + 1,7H2O. Đồng thời 02 bơm hồi lưu tại bể hiếu khí hoạt động liên tục nhằm hồi lưu nước thải chứa vi sinh vật hiếu khí về bể Anoxic. Bố trí một bơm khuấy trộn dưới bể (hoạt động theo chu kỳ chạy, nghỉ) nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, nhằm tránh được tình trạng đọng bùn trong quá trình xử lý.
- Bể hiếu khí:
Nước thải từ bể Anoxic chảy tràn qua bể hiếu khí để tiếp tục quá trình xử lý sinh học, máy thổi khí hoạt động liên tục nhằm cung cấp các sinh vật hiếu khí để cấp cho bể Anoxic.
- Bể lắng:
Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước từ bể hiếu khí chảy tràn qua bể lắng theo ống dẫn dòng từ trên xuống dưới, nước thải sẽ di chuyển từ dưới lên và ngược chiều với dòng bùn lắng xuống. Bùn cặn lắng dưới đáy bể sẽ được bơm bùn đưa tuần hoàn về bể Anoxic nhằm duy trì mật độ vi sinh vật và một phần sẽ được xả bỏ về bể chứa bùn.
- Bể khử trùng:
Nước thải sau lắng tại bể lắng sẽ tự chảy tràn qua bể khử trùng, 02 bơm định lượng sẽ thay phiên nhau bơm hóa chất khử trùng Chlorine, liên tục nạp vào bể khử trùng để diệt các vi khuẩn gây bệnh trước khi thải ra môi trường.
- Bể chứa bùn:
Bùn dư từ bể lắng một phần sẽ về bể chứa bùn, tại đây một phần sẽ tự phân hủy thành khí methane (CH4), phần còn lại sẽ được hút thải bởi các đơn vị có chức năng.
Sinh viên thực hiện: Đặng Quang Chiến Người hướng dẫn: ThS. Phạm Duy Dưởng 31 Nguyễn Văn Xuân Mỹ
Hình 3.1 Quy trình xử lý nước thải