XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI: KẾT QUẢ TỪ Ý ĐẢNG, LÒNG DÂN

Một phần của tài liệu TAP SAN - BAO YEN 5 NAM DOI MOI VA PHAT TRIEN (Trang 33 - 37)

Đồng chí Nguyễn Việt Hà - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND huyện

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Bảo Yên đã có 6/16 xã được công nhận đạt chuẩn, chiếm 37,5% tổng số xã xây dựng nông thôn mớị Diện mạo kinh tế - xã hội khu vực nông thôn đã thực sự “thay da, đổi thịt”, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Đây là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân.

Ngay từ khi bắt tay vào thực hiện, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững huyện nhận thức rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm, mục tiêu là nhằm làm thay đổi toàn diện về kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân, do đó cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, góp sức của Nhân dân. Trong suốt quá trình thực hiện, Ban Chỉ đạo huyện luôn theo dõi, chỉ đạo sát sao, đánh giá cụ thể về những nội dung mà địa phương đã thực hiện tốt, những nội dung chưa làm được từ đó đưa ra các giải pháp chỉ đạo kịp thời, sát với thực tế để các địa phương tổ chức thực hiện.

Các đồng chí Thường trực Huyện ủy - HĐND - UBND huyện tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng

xã Lương Sơn đạt chuẩn Nông thôn mới

Xác định người dân là chủ thể trong triển khai thực hiện và thụ hưởng thành quả trong xây dựng nông thôn mới; các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở tập trung huy động

sức dân tự nguyện tham gia, phát động phong trào thi đua “Bảo Yên chung sức xây dựng nông thôn mới”. Công tác tuyên truyền, vận động được Ban chỉ đạo huyện, xã đặc biệt chú trọng, triển khai rộng khắp, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh cơ sở; tuyên truyền miệng; tuyên truyền qua hoạt động văn hóa, văn nghệ; tuyên truyền qua các buổi họp thôn, bản,... mô hình Ban tuyên vận xã phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động. Thực hiện lời dạy của Bác “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, cấp ủy, chính quyền các địa phương thường xuyên quán triệt tinh thần này trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng nông thôn mớị Trên nền tảng “lấy sức dân để lo cho dân”, đảm bảo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới đã phát huy sức mạnh cộng đồng. Từ chỗ còn thụ động, thậm chí trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đến nay, đại đa số người dân đã nhận thức được vai trò chủ thể của mình, thể hiện qua việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới…

Từ năm 2010 đến nay, thông qua công tác tuyên truyền vận động, cán bộ, công chức, nhân dân, doanh nghiệp tự nguyện tham gia đóng góp, ủng hộ tiền mặt, nhân công lao động, hiến đất đai, cây cối, hiện vật được 101,095 tỷ đồng, trong đó tiền mặt 9,66 tỷ đồng; 439.749 ngày công lao động; hiến 498.930 m2 đất; vật tư quy ra tiền 1,74 tỷ đồng. Nhân dân đã đầu tư, chỉnh trang trên 9.800 nhà ở dân cư; làm mới 12.732 nhà vệ sinh; 12.024 chuồng trại chăn nuôi; 10.848 hố rác thải gia đình; 82 mô hình nhà sạch, vườn đẹp,...

Ban Chỉ đạo huyện trao tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững huyện, khi bắt đầu triển khai thực hiện với ngổn ngang

thách thức, nguồn lực xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, hệ thống hạ tầng cơ sở của các vùng nông thôn không đồng bộ; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, khởi điểm xây dựng nông thôn mới theo thống kê số tiêu chí bình quân mới chỉ đạt 4,23 tiêu chí, sau 10 năm nỗ lực thực hiện, đến nay số tiêu chí bình quân đạt được là 13,75 tiêu chí với 6/16 xã đạt chuẩn Quốc gia nông thôn mới; xây dựng được 10 thôn kiểu mẫu, 29 thôn nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn năm 2010 là 48,55%, đến năm 2020 giảm còn 15,4%; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 8,32 triệu đồng/người/năm, đến năm 2020 đạt 29,08 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác năm 2010 đạt 32 triệu đồng tăng lên 71 triệu đồng năm 2020.

Đường bê tông xi măng nối bản Hàm Rồng với bản Già Hạ chạy qua cánh đồng lúa xã Việt Tiến

Một trong những thành tựu nổi bật sau 10 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn của huyện là bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Xác định rõ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ra Nghị quyết chỉ đạo về phát triển sản xuất các cây trồng, vật nuôi chủ lực giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng trong giai đoạn tiếp theo tập trung vào 5 cây trồng chủ lực, 1 cây trồng tiềm năng và 3 con vật nuôi thế mạnh. Với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông - lâm sản và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác; phát triển thương hiệu sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho những sản phẩm chủ lực…, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI và thực hiện thành công Đề án “Mỗi xã, một sản phẩm”, chương trình xây dựng nông thôn mớị Kết quả nổi bật là Bảo Yên đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa khá rõ nét, gồm: Vùng trồng quế trên 20,5 ngàn hécta, vùng chè trên 750 ha, bên cạnh đó là vùng hồng không hạt, dâu tằm, phát triển cây sả và cây chanh leọ Đối với vật nuôi gồm: Đàn trâu, gà đồi và vịt bầu Nghĩa Đô. Người dân từng bước thay đổi hình thức sản xuất, từ chỗ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ,

đến nay việc chuyển đổi giống cây trồng phù hợp, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã được áp dụng và đang từng bước triển khai, xây dựng được các chuỗi liên kết trong sản xuất. Diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt; chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được nâng cao; văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện được giữ gìn và phát huỵ

Dấu ấn rõ nét nhất về sự đổi thay ở các vùng nông thôn trên địa bàn huyện là sau 10 năm xây dựng nông thôn mới là hệ thống đường giao thôn nông thôn được kết nối tạo nhiều thuận lợi trong giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế. Trước đây đường giao thông nông thôn cơ bản là đường đất, mùa mưa lầy lội đi lại khó khăn, đến nay 100% số xã đã có đường rải nhựa đến trung tâm xã; đường liên xã, liên thôn đã bê tông hóa 669,7km, cấp phối 78,5km; đường nội đồng, ngõ xóm cấp phối 53,7/236,7 km cơ bản đảm bảo không lầy lội trong mùa mưạ

Hôm nay, đi trên những con đường bê tông bằng phẳng, cảm nhận được sự đổi thay của cuộc sống trong từng nếp nhà, từng bản làng, thôn xóm mới thấy hết ý nghĩa, giá trị của sự đoàn kết, đồng thuận giữa ý Đảng với lòng dân trong xây dựng nông thôn mớị Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới là minh chứng sinh động, chân thực của “Ý Đảng, lòng dân”, là động lực mạnh mẽ để mỗi cán bộ, đảng viên và người dân huyện Bảo Yên tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo, chung sức đồng lòng, quyết tâm thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương Bảo Yên ngày càng giàu đẹp./.

Một phần của tài liệu TAP SAN - BAO YEN 5 NAM DOI MOI VA PHAT TRIEN (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)