TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẢO YÊN
Đồng chí Hà Văn Quang - Ủy viên BCH Đảng bộ, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp. Trong những năm qua, Bảo Yên đã tận dụng tốt tiềm năng, thế mạnh, đồng thời có những cơ chế khuyến khích bà con Nhân dân phát triển. Nhờ đó nền kinh tế nông – lâm nghiệp của huyện Bảo Yên đã có bước chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 3.003 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2015, Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tích cực chỉ đạo tái cơ cấu ngành, huyện đã hình thành và phát triển được 5 cây trồng, 3 vật nuôi chủ lực và 01 cây trồng tiềm năng. Qua đó đã tạo được những dấu ấn đậm nét và trở thành bức tranh sáng về phát triển kinh tế của địa phương.
Xác định rõ tiềm năng, thế mạnh đặc thù địa phương, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bảo Yên đã ra Nghị quyết chỉ đạo về phát triển sản xuất các cây trồng, vật nuôi chủ lực giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2025 tập trung vào 5 cây trồng chủ lực, một cây trồng tiềm năng và 3 con vật nuôi thế mạnh. Với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông - lâm sản và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác; phát triển thương hiệu sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho những sản phẩm chủ lực, …, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI và thực hiện thành công Đề án “Mỗi xã, một sản phẩm”, chương trình xây dựng nông thôn mớị Kết quả nổi bật là Bảo Yên đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa khá rõ nét, gồm: Vùng trồng quế trên 21.000 ha, vùng chè trên 756 ha, vùng hồng không hạt trên 300ha, dâu tằm trên 300ha, phát triển cây sả 290ha và cây chanh leo trên 60hạ Đối với vật nuôi gồm: Đàn trâu trên 19.000 con, gà đồi trên 750.000 con và vịt bầu Nghĩa Đô gần 100.000 con, các sản phẩm đã có đầu ra ổn định, có doanh nghiệp bao tiêu và chế biến sản phẩm.
Tại vùng đất bãi ven sông, đất trồng lúa kém hiệu quả được bà con Nhân dân xã Việt Tiến, Xuân Thượng, … chuyển đổi sang trồng dâu, nuôi tằm. Dù bà con chỉ mới chuyển đổi được 2 năm, nhưng hiệu quả mang lại đã thấy rõ. Cùng một diện tích đất, nhưng nghề trồng dâu, nuôi tằm cho thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lúa, trồng cây rau màu truyền thống, theo thực tế 1 sào trồng dâu nuôi được 1 vòng tằm mỗi tháng, năng suất đạt từ 20 đến 25 kg kén, với giá bán từ 100.000đ đến 110.000 đồng/kg, một năm có thể nuôi được 9 tháng, như vậy mỗi sào trồng dâu nuôi tằm có thể thu trên 15 triệu đồng,
mỗi ha có thể thu trên 300 triệu đồng mỗi năm. Từ hiệu quả đó, đến nay đã có 12/17 xã, thị trấn của huyện Bảo Yên người dân tham gia trồng dâu nuôi tằm với diện tích trên 300hạ
Cây quế, cây chè và cây sả cũng thuộc nhóm cây trồng chủ lực được huyện Bảo Yên lựa chọn. Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì Bảo Yên đặc biệt chú trọng việc kêu gọi, đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến để tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Hiện tại trên địa bàn huyện có 5 cơ sở, nhà máy chế biến chè, chiết xuất tinh dầu từ cây quế và cây sả, là điểm tựa vững chắc cho nông dân Bảo Yên. Khi có nhà máy chế biến, chiết xuất tinh dầu hoạt động, tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân thì diện tích trồng các loại cây chủ lực trên địa bàn huyện Bảo Yên liên tục được mở rộng, tạo ra một bước đột phát trong phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. Nếu như cách đây 6 năm, diện tích trồng quế của cả huyện chỉ chưa đến 4.000 ha, thì nay đã có trên 21.000 hạ Nhiều hộ dân đã gắn việc trồng quế kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, tao nên một hướng đi mới, hiệu quả trong phát triển kinh tế ở địa phương. Còn cây chè đã phát triển lên trên 756 ha chè, trong đó trên 500ha chè chất lượng caọ Trung bình mỗi năm công ty chè Đại Hưng thu mua khoảng trên 4.000 tấn chè búp tươi, sản xuất ra 350 tấn chè khô xuất khẩu sang thị trường trong và ngoài nước (Đài Loan, các nước Trung Đông, …).
Cùng với cây quế, cây chè, năm 2018 huyện Bảo Yên tiếp tục triển khai dự án trồng sả, chiết xuất tinh dầụ Để bao tiêu sản phẩm và tạo niềm tin cho người dân, Bảo Yên tiếp tục kêu gọi đầu tư dây chuyền chiết xuất tinh dầu sả, tinh dầu quế đặt tại xã Vĩnh Yên, công suất trên 10.000 tấn nguyên liệu tương đương trên 70 tấn tinh dầu/năm, đảm bảo việc bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân. Với cây sả có thể trồng được ở trên đồi, đặc tính của sả ít sâu bệnh hại, rất phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào vùng caọ Từ năm 2018 đến 2020, toàn huyện đã trồng được trên 290 ha sả tại các xã Vĩnh Yên, Nghĩa Đô, Tân Dương, Xuân Hòa, Xuân Thượng. Đến nay đa số diện tích sả đã cho thu hoạch, giá trị kinh tế đạt caọ
Bên cạnh đó, huyện Bảo Yên cũng đặc biệt chú trọng việc xây dựng, quảng bá phát triển các sản phẩm đặc sản của địa phương. Nổi bật là quả Hồng không hạt, sản vật của vùng đất thiêng Bảo Hà. Đây là giống cây ăn quả quý đã được người dân gây trồng từ nhiều đời nay, tập trung chủ yếu tại khu vực Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn, … Trước đây người dân xã Bảo Hà còn trồng hồng với quy mô manh mún, nhỏ lẻ. Nhưng đến nay diện tích đang dần được tăng lên, người dân đã trồng thành vùng tập trung, sản xuất theo hướng hàng hóạ Để nâng cao chất lượng cây trồng cũng như hiệu quả kinh tế cho người trồng hồng. Huyện Bảo Yên đã phối hợp với các ngành chức năng hỗ trợ thực hiện mô hình cải tạo vườn hồng và xây dựng chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho Hợp tác xã Hòa Hợp Nhất, xã Bảo Hà, các hộ tham gia dự án đã được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, cải tạo vườn hồng. Năm 2020 đặc sản hồng không hạt Bảo Hà đăng ký thành công nhãn hiệu tập thể và được dán tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ điện tử cho sản phẩm, Hợp tác xã Hòa Hợp Nhất được xác nhận chuỗi cung cấp sản phẩm an toàn.
Nhờ đó mà sản phẩm hồng Bảo Hà đã được đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh biết đến. Tiến tới xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm để nâng cao giá trị kinh tế cho người dân trồng hồng.
Đồi chè xã Xuân Hòa
Đồi quế bản Đao xã Xuân Hòa
Cùng với 5 loại cây trồng chủ lực, Bảo Yên đã xác định 3 con vật nuôi thế mạnh đó là con trâu, gà đồi và vịt bầu Nghĩa Đô. Trong đó, con trâu là vật nuôi truyền thống của người dân Bảo Yên, với giống trâu Mura nổi tiếng khắp vùng. Để duy trì và bảo tồn nguồn gen quý giúp nông dân phát triển kinh tế. Bảo Yên đã hỗ trợ dự án phát triển đàn trâu và xây dựng thành công thương hiệu, chỉ dẫn địa lý trâu Bảo Yên; thương hiệu thịt trâu sấy Bảo Yên. Hiện nay 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện có gần 7.000 hộ chăn nuôi
Cây chè và cây quế, 02 trong 05 loại cây trồng chủ lực của huyện Bảo Yên)
trâu, số lượng lên đến gần 20.000 con, Trung bình hằng năm người chăn nuôi xuất bán ra thị trường trên 3.000 con, đem về nguồn thu hàng chục tỷ đồng. Nhiều hộ gia đình đã đầu tư chăn nuôi theo hướng bán chăn thả, đem về lợi nhuận kinh tế cao, điển hình như gia đình ông Tráng A Pao ở thôn 9 - Vài Siêu - xã Thượng Hà có thời điểm đàn trâu của gia đình lên trên 25 con, trong đó có 15 con trâu cái sinh sản, trung bình mỗi năm gia đình anh xuất bán từ 8 đến 10 con thu về trên 150 triệu đồng.
Con vịt bầu được quy hoạch phát triển ở vùng Đông Bắc của huyện, gắn với địa danh du lịch Nghĩa Đô. Theo người dân nơi đây giống vịt bầu cổ lam này du nhập vào Nghĩa Đô từ lâu, đây cũng là vùng đất giàu giá trị văn hóa cổ truyền của đồng bào Tàỵ Vì thế, Nghĩa Đô có khá nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp theo mô hình VAC, VACR gắn với quảng bá, phát triển du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, Bảo Yên đã thực hiện một số mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp như mô hình trồng khoai tây Marabel, chanh leo, ...
Cùng với đó, huyện bảo Yên cũng chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hoá ứng dụng công nghệ cao, tập trung phát triển cây ăn quả (cam, mít Thái, Na Thái, đạt táo, thanh long ruột đỏ, ổi, chanh leo,...), rau an toàn, ... với diện tích trên 300 ha tại xã Cam Cọn, Kim Sơn, Bảo Hà, Điện Quan,... Năm 2020, diện tích thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao áp dụng trên một số cây (chè, rau, cây ăn quả) là trên 300ha, đạt 110% kế hoạch. Đã xây dựng được các mô hình nhà lưới tại các xã Bảo Hà, Xuân Thượng, Điện Quan với quy mô trên 10.000 m2, đây là mô hình sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao để nhân dân trong vùng đến thăm quan học tập và nhân rộng trong thời gian tớị
Ngoài các cây trồng chủ lực của huyện, mỗi một địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế về đất đai, thổ nhưỡng cũng như tập quán canh tác của Nhân dân để lựa chọn các cây trồng phù hợp. Bảo Yên chỉ đạo mỗi xã lựa chọn 1 đến 2 sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển tạo sản phẩm hàng hóạ Hiện nay trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất mang lại hiệu quả cao như: mô hình trồng ổi lê Đài Loan tại khu vực Bảo Hà, trồng thanh long ruột đỏ tại xã Minh Tân; mô hình trồng Cam V2 tại xã Lương Sơn, Xuân Hòa; trồng chuối ngự tại xã Cam Cọn,… Đến hết năm 2020, tổng diện tích trồng cây ăn quả trên trên địa bàn huyện 850 ha, đạt 107% mục tiêu Đề án. Trong đó, cây ăn quả lâu năm 590 ha, đạt 128,3% mục tiêu đề án. Duy trì và phát triển nhãn hiệu tập thể khoai môn Bảo Yên, hết năm 2020 thực hiện với quy mô trên 200 ha, tại các xã: Việt Tiến, Phúc Khánh và Lương Sơn, Xuân Thượng.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXI, lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp của địa phương đạt giá trị gia tăng caọ Tổng sản lượng lương thực năm 2020 ước đạt 46.950 tấn, tăng 4.042 tấn so với năm 2015, bằng 106,7% mục tiêu đại hộị Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 3.003 tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt 1.680 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2015; Giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị ha canh tác đạt trên 75 triệu đồng, tăng 28 triệu đồng/ha so với năm 2015, bằng
107,14% mục tiêu đại hộị Đời sống vật chất của người dân được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện rõ rệt, năm 2020 ước đạt 39 triệu đồng/năm, tăng 18,9 triệu đồng so với năm 2015 và về đích sớm 1 năm so với mục tiêu đại hội; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn của Bảo Yên hết năm 2020 còn dưới 10,89%, giảm 20,45% so với năm 2015.
Trên cơ sở kết quả đạt được, huyện Bảo Yên chủ trương tiếp tục dành nguồn lực, ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng vùng sản xuất chuyên canh. Giải pháp thực hiện đó là: Tập trung thực hiện tái cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm chủ lực theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá; Quy hoạch các vùng sản xuất; tuyên truyền, vận động nhân dân sản xuất theo định hướng của huyện, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất như đưa giống mới, chăm sóc đúng qui trình kỹ thuật, đầu tư hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt, ... để giúp sản xuất sản phẩm đồng đều, có chất lượng cao, an toàn và thích ứng với sự biến đổi khí hậụ Phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại xa khu dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh; tăng cường thông tin thị trường, xây dựng thương hiệu và thương mại, quảng bá sản phẩm hàng hóa thế mạnh của địa phương góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Tổ chức liên kết trong sản xuất, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp, nhất là bao tiêu và chế biến sản phẩm; tổ chức liên kết giữa nông dân với nông dân thành vùng hàng hoá, liên kết nông dân với doanh nghiệp để cung ứng vật tư, thu mua tiêu thụ sản phẩm, liên kết giữa nông dân với các nhà khoa học để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới cho hiệu quả kinh tế caọ Hình thành các tổ hợp tác cùng sản xuất, tiêu thụ một loại nông sản.
Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia tiêu thụ nông sản phẩm bằng các cơ chế chính sách phù hợp.