Tạo dựng nét văn hoá thương hiệu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Viettel post (Trang 43 - 48)

Hiện nay Viettel Post đang dần hình thành cho mình một nét văn hoá thương hiệu riêng mang lại dấu án khá sâu đậm trong lòng khách hàng. Nét văn hoá đó đã tạo cho thương hiệu Viettel Post thể hiện những giá trị xã hội tích cực….một khi giá trị đó đã ăn sâu vào tâm trí khách hàng và được họ chấp nhận thì nhiệm vụ trong

thời gian tới là tiếp tục phát huy và phát triển nền văn hoá đó của thương hiệu. Việc thay đổi nét văn hoá đó là một công việc hệ trọng ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh thương hiệu. Do đó các quyết định về văn hoá thương hiệu cần được suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng.

III.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Về phần công ty: nhanh chóng thiết lập bộ phận chuyên trách việc xây dựng và phát triển thương hiệu, có như vậy mới tạo cơ sở ban đầu thuận lợi cho việc phát triển thương hiệu của công ty.Đồng thời do mối liên hệ mật thiết giữa bộ phận này với các phòng, ban khách trong công ty cho nên khi tổ chức ra bộ phận này lãnh đạo công ty phải có sự giúp đỡ, tạo điều kiện để họ hợp tác với các phòng ban khác trong quá trình hoạt động của mình. Do đó cần tạo mối quan hệ khăng khít giữa các nhân viên trong công ty với nhau đặc biệt là với bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển thương hiệu. Có thể là các buổi liên hoan tập thể, những chuyến picnic, tham quan của công ty…

Có chế độ khen thưởng, biểu dương hợp lý đối với toàn bộ nhân viên trong công ty, tạo tâm lý phấn khởi, vui vẻ trong công việc bởi nhân viên trong công ty là bộ phận không thể thiếu giúp công ty xây dựng thành công và nâng tầm giá trị thương hiệu của mình.

Tạo điều kiện thuận lợi để tất cả nhân viên không chỉ trong bộ phận xây dựng và phát triển thương hiệu có thể phát huy tối đa tính sáng tạo của mình trong khi làm việc. tạo cơ hội để họ có thể thăng tiến trong nghề nghiệp.

Về phần tổng công ty: Do những yếu kém về kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu của Viettel Post do đó, tổng công ty cần có những chính sách hỗ trợ không chỉ bàng tài chính mà còn có thể về cả phương diện con người, hỗ trợ một cáh tối đa cho Viettel Post trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Đối với nhà nước: Trong bối cảnh các công ty trong nước đang trong quá trình học hỏi việc xây dựng thương hiệu từ các công ty nước ngoài trong khi sự cạnh tranh hiện nay đã gay gắt, nhà nước cần có những chính sách nhằm quan tâm, tạo

điều kiện cho hoạt động kinh doanh của Viettel Post, hạn chế các rào cản. ……….

KẾT LUẬN

Có một người đã tầng nói: “ Thời đại kinh tế theo kế hoạch đòi hỏi phải có kế hoạch, thờ đại kinh tế thị trường đòi hỏi phải có chiến lược. Không có chiến lược mà nóng vội muốn thành công ngang bằng với việc cưỡi ngựa mù. Chỉ có chiến lược mà chưa thực hiện được thì gọi là bàn suông. Có chiến lược và được thực hiện triệt để thì đem lại hiệu quả rất cao”.

Xây dựng và phát triển thương hiệu không phải là một việc đơn giản, cũng không phải là “ba, năm lần thúc đẩy tiêu thụ. Một, hai quảng cáo. Một, hai phương án chiến lược kinh doanh” là có thể giải quyết vấn đề. Nó phải là một công trình mang tính hệ thống, đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng triệt để môi trường tiếp thị thị trường có lợi, các nguồn vốn trong và ngoài doanh nghiệpvà quan niệm tư duy mới mẻ để tập trung sáng tạo, chuyên tâm vun đắp mà thành.

Trong thực trạng kinh doanh thương hiệu, doanh nghiệp phải nắm bắt hai vấn đề: một là thiết lập mạng lưới kinh doanh thị trường , hai là tuyên truyền thông tin thương hiệu, từ đó phát huy tác dụng to lớn về phương diện thiết lập hình tượng thương hiệu.

Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu có hai tính quan trọng: tính khó khăn của quá trình và tính khẳ năng thực hiện củ mục tiêu. Cũng như việc đã hoàn thiện được chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Viettel Post, tuy nhiên công ty có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, theo em bằng năng lực của bộ máy lãnh đạo, sự nhiệt tình năng động của các thành viên trong công ty, trong tương lai không xa thương hiệu Viettel Post sẽ có những bước phát triển mới không chỉ ở tầm trong nước mà còn vươn ra nhiêu quốc gia trên thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quản trị marketing: Philip Kotler, Nhà xuất bản thống kê, năm 2003.

2. Marketing trong kinh doanh dịch vụ: TS Lưu Văn Nghiêm, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, năm 2001.

3.Thương hiệu với nhà quản lý: TS Nguyễn Quốc Thịnh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2004.

4. Chiến lược thương hiệu: Gia Linh và Minh Đức, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, năm 2006.

5. Thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp: Nguyễn Trần Hiệp, Nhà Xuất bản Lao động – Xã hội, năm 2006

6. Website: www.viettel.com.vn

7. Website: http://www.massogroup.com 8. Website:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Viettel post (Trang 43 - 48)