Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường mỹ của công ty TNHH mây tre xuất khẩu ngọc động hà nam (Trang 69 - 73)

CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG TCMN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY

3.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước

3.3.2.1.Tạo môi trường pháp lý ổn định và thống nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN

Có thể nói, cơ chế chính sách đã tạo điều kiện thuận lợi, tiếp sức cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, biện pháp được đề ra. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn không ít trường hợp chậm triển khai hay thực hiện chưa đồng bộ giữa các bộ, ngành, tạo rào cản không đáng có đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, Nhà nước, các Bộ ngành liên quan cần:

Cải thiện thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu đối với nhóm hàng TCMN, thủ tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn. Do các doanh nghiệp đa số đều có quy mô nhỏ, vốn hạn hép nên nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh càng cao. Tuy nhiên, hiện nay thủ tục vay vốn đối với các doanh nghiệp cũng hết sức phức tạp, vả lại nếu có cho vay thì vẫn đòi hỏi phải có thế chấp. Điều nay đã gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình tái đầu tư sản xuất. Vì vậy, kiến nghị Nhà nước hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu TCMN, mở rộng các chính sách hỗ trợ vay vốn, nhanh chóng triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách đã ban hành. Thêm vào đó, Nhà nước có thể ban hành một số ưu đãi, khuyến khích trong việc vay vốn tín dụng của các doanh nghiệp TCMN, ưu đãi về lãi suất, về giá trị vốn vay, về thời hạn vay và đặc biệt là ưu đãi về điều kiện vay...

3.3.2.2.Khai thác bền vững, quy hoạch một cách hợp lý hơn vùng nguyên liệu cho sản xuất hàng TCMN

Hiện nay do khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư, dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu chính như gỗ, tre, trúc sào, giang, nứa, mây đang dần cạn kiệt. Vấn đề này có ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến khả năng cạnh tranh của hàng TCMN Việt Nam nói chung trên thị trường Mỹ, làm tăng chi phí

sản xuất của các doanh nghiệp TCMN. Hệ quả của nó là giá bán sản phẩm TCMN tăng và sức cạnh tranh của hàng TCMN lại giảm. Trong khi đó, những nguyên liệu này có dòng đời ngắn, dễ trồng, dễ khai thác thu hoạch. Do đó phải xây dựng phát triền nguồn nguyên liệu ổn định, khai thác bền vững và chế biến nguyên liệu thô...Để làm được việc đó cần làm các công việc cụ thể sau:

- Khảo sát về thực trạng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công, đặc biệt đối với mây, đất sét, gỗ, tơ lụa để đánh giá trữ lượng và chất lượng thực tế, đồng thời đánh giá hoạt động khai thác phục vụ sản xuất.

- Triển khai các chương trình trồng mới và các chương trình khai thác đối với nguyên liệu trong nước, liên kết giữa các khu vực cung cấp nguyên liệu với khu vực sản xuất trên cơ sở ký kết hợp đồng thu mua... tạo điều kiên cho các doanh nghiệp hàng TCMN tham gia đầu tư, quản ký và trực tiếp khai thác vùng nguyên liệu.

- Hỗ trợ các nhà cung cấp nguyên liệu thô đầu tư vào công nghệ chế biến và kỹ thuật xử lý tiên tiến.

- Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến nguyên liệu (gỗ, tre, cói, nhuộm trong ngành dệt) để thực hiện chuyển giao công nghệ

3.3.2.3.Hỗ trợ các doanh nghiệp TCMN về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm TCMN

Với hoạt động thúc đẩy xuất khẩu thì thông tin về thị trường quốc tế và các hoạt động xúc tiến thương mại là rất quan trọng. Các doanh nghiệp có nắm chắc được thông tin về thị trường trong nước và quốc tế thì mới vạch ra được các chiến lược kinh doanh cụ thể, lên kế hoạch chủ động tìm kiếm bạn hàng phù hợp. Bên cạnh đó, việc thường xuyên tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại với đối tác nước ngoài sẽ khiến các doanh nghiệp và khách hàng nước ngoài có cơ hội tìm hiểu thông tin về nhau và về sản phẩm mà họ quan tâm. Các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu TCMN nói riêng còn nhiều hạn

chế do vấn đề về vốn đầu tư, trình độ cán bộ, các mối quan hệ…Nhà nước, Hiệp hội hàng TCMN Việt Nam (VietCraft) cần hỗ trợ các doanh nghiệp TCMN bằng cách:

- Hỗ trợ tìm kiếm, cung cấp thông tin chính xác về thị trường TCMN Mỹ cho các doanh nghiệp, trong đó vai trò của Hiệp hội hàng TCMN Việt Nam (VietCraft) là rất quan trọng.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp đi tham quan và tham gia các hội chợ, triển lãm sản phẩm lớn trên thế giới nhằm giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng tại các thị trường quốc tế nói chung, và tại thị trường Mỹ nói riêng

Tóm lại, nhu cầu hàng TCMN của Mỹ ngày một tăng, khả năng xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam ngày một nâng cao do vậy mà triển vọng xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam nói chung và của công ty TNHH mây tre đan xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam sang thị trường Mỹ là rất lớn. Để công ty có thể đạt được mục tiêu kinh doanh, duy trì khả năng tăng trưởng, tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường Mỹ thì cần sự nỗ lực của bản thân công ty, hiệp hội làng nghề và Nhà nước trong việc hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Mỹ của công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam.

KẾT LUẬN

Công ty TNHH mây tre đan xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam là một công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng TCMN. Trong điều kiện mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường đối với các công ty xuất nhập khẩu nói chung và đối với công ty TNHH mây tre đan xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam là hết sức cấp thiết.

Công ty có nhiều lợi thế cạnh tranh và kinh nghiệm trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Mỹ. Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất, công ty phải xác định được đâu là thế mạnh, đâu là đoạn thị trường mà công ty có khả năng cạnh tranh. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích thực trạng, tiềm năng để đề ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Trong thời gian thực tập ở công ty, em đã tìm hiểu, thu thập thông tin, tài liệu về thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của công ty và của Việt Nam sang thị trường Mỹ; qua đó đánh giá những thành công, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu đối với hàng TCMN của công ty sang thị trường Mỹ.

Do trình độ có hạn nên khóa luận tốt nghiệp của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy cô đóng góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giáo viên hướng dẫn TS. Tạ Văn Lợi và các cán bộ nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường mỹ của công ty TNHH mây tre xuất khẩu ngọc động hà nam (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)