Khái quát chung về thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường mỹ của công ty TNHH mây tre xuất khẩu ngọc động hà nam (Trang 59 - 61)

CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG TCMN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY

3.1.1. Khái quát chung về thị trường Mỹ

Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ có tổng diện tích 2.629.091 km2 với nhiều loại tài nguyên như than đá ,đồng, chì, phốt phát,... Dân số Hoa Kỳ khoảng 280.562.489 người (vào năm 2002), trong đó 21% dưới tuổi 14, 66.4% tuổi từ 15- 64 và 12,6% độ tuổi trên 65, tuổi thọ trung bình là 77,4 tuổi, sắc tộc chủ yếu là người da trắng chiếm 77,1%, hàng năm có khoảng 1 triệu ngời nhập cư vào Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có hệ thống cảng biển rất đồ sộ 14.695 cảng vào năm 2001, lãnh thổ của Hoa Kỳ gồm 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc.

Hoa Kỳ là một quốc gia có nền kinh tế lớn và có sức cạnh tranh nhất trên thế giới. Thu nhập bình quân đầu người lớn và thu nhập quốc dân lớn nhất thế giới. Năm 2002 tổng thu nhập bình quân đầu ngườ là 36300 USD. Hoa Kỳ là một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao so với các nớc công nghiệp phát triển nhóm G8. Hiện nay có tới 80% GDP được tạo ra từ ngành dịch vụ, công nghiệp chiếm 18% và nông nghiệp chỉ chiếm 2%, trong tương lai tỷ trọng ngành dịch vụ sẽ còn tiếp tục tăng. Hoa Kỳ rất mạnh và đóng vai trò chi phối thế giới trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, bưu điện,...Các sản phẩm nông nghiệp chính là lúa mỳ, ngô,hoa quả, bông, thịt bò, lâm sản, sản phẩm sữa, cá.

nhất để phát triển kinh tế thế giới. Hệ thống pháp luật ở Mỹ vô cùng phức tạp, ngoài hệ thống pháp luật chung của liên bang ra mỗi bang của Mỹ đều có những luật lệ riêng của từng bang.

Các bạn hàng chính của Mỹ là các nước thuộc WTO, NAFTA, và một số nước có ký hiệp định song phưong với Mỹ. Việt Nam là một trong những nước đã ký hiệp định thương mại với Mỹ đồng thời cũng là thành viên của WTO nên trong tương lai, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ có điều kiện tăng trưởng hơn nữa.

3.1.2. Triển vọng xuất khẩu vào thị trường Mỹ

Nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới nói chung và trên thị trường Mỹ nói riêng ngày càng tăng. Trên thực tế đã chỉ rõ. Khi đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, thì nhu cầu về mặt hàng này càng tăng cả về số lượng, mẫu mã, đề tài... Hiện nay ở các nước công nghiệp, nhất là các nước đã phát triển ở trình độ cao, mọi mặt vật chất của đời sống khá đầy đủ, hàng ngày người dân chủ yếu dùng đồ công nghiệp sản xuất hàng loạt, chế biến qua công nghệ hiện đại, tính chất hương vị tự nhiên không còn nên rất nhiều người muốn quay lại sử dụng, thưởng thức những sản phẩm mang tính truyền thống, độc đáo, dân dã, gần gũi với thiên nhiên và thường được sản xuất mang tính thủ công.

Những năm gần đây, Mỹ có nhu cầu nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD/năm hàng thủ công mỹ nghệ. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam năm 2005 vào Hoa Kỳ chỉ chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu của nước này. Bộ Thương mại đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ nâng tỷ lệ trong kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Hoa Kỳ lên 3% (đạt kim ngạch trên 0,4 tỷ USD). Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Hoa Kỳ khoảng 76,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,97% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ.

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, đồng thời Việt Nam và Mỹ ký kết hiệp định thương mại song phương, do đó Việt

Nam sẽ có những lợi thế nhất định trong quy trình xuất khẩu hàng hóa song phương giữa Việt Nam và Mỹ

Thêm vào đó, Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân công rẻ và sự sẵn có của nguyên vật liệu. Với một lượng nhân công dồi dào, nguồn nguyên vật liệu không phải nhập khẩu, nên hàng TCMN của Việt Nam luôn có được những lợi thế về giá cả so với các đối thủ cạnh tranh, cũng như thu hút sự quan tâm của các khách hàng nước ngoài.

Rõ ràng, với nhu cầu nhập khẩu hàng TCMN hàng năm lớn của Mỹ cùng với khả năng cung ứng tương đối của Việt Nam, triển vọng xuất khẩu hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường mỹ của công ty TNHH mây tre xuất khẩu ngọc động hà nam (Trang 59 - 61)