Đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Mỹ của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường mỹ của công ty TNHH mây tre xuất khẩu ngọc động hà nam (Trang 55 - 59)

5 Số lượng khách hàng khôi phục lại 00

2.3.3. Đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Mỹ của công ty

trường Mỹ của công ty

2.3.3.1. Thành công trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Mỹ của công ty

Như đã đề cập ở trên, trong những năm gần đây

Trong 5 năm qua, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Mỹ của công ty có các ưu điểm sau:

- Số lượng khách hàng tăng từ 2 lên 10 khách hàng, số lượng mã hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng từ 32 lên 120 mã hàng

- Trong thời gian tiến hành hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đặc biệt là trong 5 năm gần đây, công ty đã tìm được một số lượng bạn hàng nhất định đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu của công ty. Bên cạnh việc thiết lập mối quan hệ với các bạn hàng mới, công ty cũng luôn để tâm duy trì tốt quan hệ sẵn có với những bạn hàng cũ.

- Công ty đã nỗ lực để thâm nhập và chiếm lĩnh, đã có được chỗ đứng trên một thị trường được coi là khó tính và triển vọng như thị trường Mỹ. Điều này khẳng định hướng đi đúng đắn hiện nay của công ty.

- Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN vào Mỹ trong 5 năm gần đây tăng trưởng cực kỳ ổn định, đóng góp một phần lớn lợi nhuận cho công ty, nâng cao thu nhập của cán bộ công nhân viên, và người lao động. Thu nhập của người lao động hàng năm tăng từ 10% - 15%.

- Công ty chú trọng việc thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường theo chiều sâu, tạo ra mối quan hệ vững chắc với bạn hàng nước ngoài. Công ty đã chú trọng về vấn đề thương hiệu hơn, và bước đầu đã tạo được chữ tín đối với các khách hàng nhập khẩu.

2.3.3.2. Hạn chế trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Mỹ của công ty

đồng với những số lượng lớn, và họ luôn rất trung thành với đối tác của mình. Đây cũng là một lợi thế của công ty. Tuy nhiên, công ty đã xảy ra hiện tượng trễ thời hạn giao hàng, điều này gây không ít ảnh hưởng đến uy tín của công ty; mặc dù các đối tác đều hiểu những trường hợp mà công ty không giao hàng đúng hẹn là những trường hợp bất khả thi hay bất khả kháng

- Mặc dù công ty đang chú trọng đến khâu thiết kế sản phẩm, luôn luôn tìm kiếm thông tin nhằm xác định thị hiếu tiêu dùng mới của người tiêu dùng Mỹ. Tuy nhiên, nằm trong hạn chế chung của cả ngành TCMN Việt Nam, công ty cũng gặp khó khăn trong khâu thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Đặc thù của hàng TCMN là phải luôn luôn thay đổi hình thức, đưa ra những mẫu mã mới, kiểu dáng mới để chào hàng với khách nước ngoài, do đó khâu thiết kế có vai trò cực kỳ quan trọng.

- Do khai thác không có quy hoạch, nguồn nguyên vật liệu ở nước ta đang dần cạn kiệt. Như vậy, trong tương lai công ty sẽ phải đối mặt với viễn cảnh khan hiếm nguồn nguyên liệu, thêm vào đó giá cả sẽ tăng lên. Nếu không có giải pháp khả thi về vấn đề nguyên vật liệu thì việc sản xuất của công ty sẽ bị đình trệ, hay nói cách khác sẽ bị chững lại.

- Đặc thù của sản xuất hàng TCMN là chủ yếu sản xuất thủ công. Một vấn đề đặt ra là liệu những sản phẩm được làm thủ công từ những người lao động khác nhau với trình độ tay nghề khác nhau, có đảm bảo được một chất lượng đồng đều như nhau hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Điều đó có nghĩa là sản phẩm của công ty được sản xuất ra với chất lượng không đồng đều.

- Một hạn chế nữa ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty, đó là vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay còn hạn hẹp. Chủ yếu nguồn vốn của công ty là vốn tự có, lợi nhuận tái đầu tư và một phần là vốn đi vay. Điều này gây hạn chế về khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn từ phía các đối tác đến từ thị trường Mỹ.

2.3.3.3. Nguyên nhân

➢ Từ phía công ty:

- Như đã đề cập ở trên, lực lượng nhân công của công ty bao gồm hai nguồn: lao động tập trung và lao động không tập trung. Những lao động tập trung làm các công việc liên quan đến công đoạn cuối của quy trình sản xuất sản phẩm như: xử lý mối mọt, nhấn keo, phun sơn, vệ sinh và đóng gói. Nguồn lao động chủ yếu và trực tiếp sản xuất, quyết định thời hạn hoàn thành sản phẩm chính là nguồn lao động không tập trung. Lực lượng này trải dài ở nhiều tỉnh, và điều đặc biệt là họ là những lao động nông nhàn. Họ thường tập trung sản xuất vào những thời điểm không phải vụ mùa. Vào những thời gian cao điểm như vụ mùa, ngày lễ tết, công ty cũng không có cách gì để có thể gia tăng sản xuất, làm thêm ca...do đối với lượng lao động không tập trung này, công ty và họ không có các ràng buộc pháp lý. Vì vậy, vào thời điểm vụ mùa, hay nhiều thời điểm nhạy cảm đối với bà con nông dân, công ty thường không đạt được thời hạn giao hàng như mong muốn.

- Đối với hàng thủ công mỹ nghệ, thiết kế là một khâu tối quan trọng. Mặc dù đó đầu tư nhiều vào thiết kế sản phẩm, tuy nhiên do đặc thù của sản phẩm là vòng đời ngắn nên công ty vẫn đang thiếu các mẫu thiết kế. Đây không phải là khó khăn của riêng công ty mà của cả ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói chung.

➢ Từ phía Nhà nước:

- Nhà nước vẫn chưa có những chính sách tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN hoặc nếu có thì đòi hỏi những thủ tục thế chấp mới được vay vốn. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN lại là những cơ sở nhỏ, chủ yếu sản xuất bằng phương pháp thủ công cho nên gặp khó khăn trong việc vay được một khoản vốn tương đối.

- Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu, nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp TCMN nói chung và của công ty nói riêng

còn nhiều hạn chế. Mặt khác, những thông tin hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp còn rất chung chung, không hướng vào phân tích, nghiên cứu sâu từng thị trường. Điều này cũng khiến các doanh nghiệp khó khăn hơn khi tiến hành mở rộng thị trường xuất khẩu

Tóm lại, trong chương 2 em đã trình bày và phân tích thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Mỹ của công ty trong 5 năm gần đây và đánh giá những thành công, hạn chế của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN. Trong thời gian qua, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Mỹ của công ty đã có hiệu quả tốt thể hiện số lượng khách hàng mới năm 2006 tăng lên so với năm 2002, số lượng mã hàng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng… Tuy nhiên bên cạnh những thành công thì công ty vẫn còn một số hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế này xuất phát cả từ phía công ty cũng như Nhà nước. Chương 3 dưới đây, em xin trình bày một số nét chính về cơ hội, thách thức và định hướng thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Mỹ của công ty trong thời gian tới và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Mỹ.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường mỹ của công ty TNHH mây tre xuất khẩu ngọc động hà nam (Trang 55 - 59)