Sử dụng công chức phải được tiến hành nghiêm túc, cẩn trọng trong quy hoạch, tránh tuỳ tiện làm lãng phí nguồn lực của đội ngũ công chức, hiệu quả sử dụng thấp.
3.2.4. Không ngừng nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ công chức hành chính nhà nước chức hành chính nhà nước
- Hoàn chỉnh và phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo của thành phố, bảo đảm nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phấn đấu xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục, đào tạo quy mô và đồng bộ; coi trọng cả quy mô, chất lượng và hiệu quả ở mọi cấp học, ngành học; đa dạng hoá các loại hình đào tạo, khuyến khích phát triển các trường dân lập, tư thục.
- Đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực cho quá trình đào tạo theo hướng hiện đại hoá.
- Cải tiến đồng bộ nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước của thành phố.
+ Nội dung đào tạo phải xuất phát từ những kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho học viên trong khoá học; đảm bảo phù hợp với từng đối tượng học viên để học viên có thể tiếp thu hiệu quả nội dung môn học, đồng thời cần phải đảm bảo tính tiên tiến, đảm bảo cho học viên có thể tiếp thu được đồng thơi cũng đòi hỏi học viên phải không ngừng nỗ lực trong học tập, có như vậy thì việc đào tạo mới thực sự mang lại hiệu quả. Các môn học trong một chương trình đào tạo cần được bố trí khoa học và hợp lý, tạo điều kiện cho học viên có thể tiếp thu nhanh hơn và vận dụng được những kiến thức vừa học.
+ Việc lựa chọn phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo mục đích của khoá đào tạo, đảm bảo một quá trình nhận thức tích cực và tương đối hoàn chỉnh.
- Xác định nhu cầu đào tạo, gắn kết với đào tạo và sử dụng công chức hành chính nhà nước của thành phố, khắc phục tình trạng đào tạo, bồi dưỡng sai địa chỉ, không đúng mục đích, đào tạo tràn lan, thiếu định hướng rõ ràng mà hậu quả ai cũng thấy là số lượng đào tạo, bồi dưỡng khá lớn mà vẫn chưa khắc phục được tình trạng hụt hẫng cán bộ.
- Không cử công chức theo học nhiều lớp cùng một thời điểm, không cử những công chức đã nhiều tuổi, công chức không thuộc diện quy hoạch, công chức đi học để giải quyết vấn đề lên lương…
- Đào tạo phải gắn với bố trí, sử dụng một cách khoa học.
- Tạo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan (Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Giáo dục - đào tạo) trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo; giữa cơ quan đào tạo (cấp thành phố, cấp quận(huyện)) với cơ quan quản lý nhà nước về công chức; giữa cơ quan quản lý nhà nước về công chức với cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ của Đảng.
- Tăng cường và đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể: + Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống, thể chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức; xem xét, rà soát các văn bản pháp quy về công tác đào tạo, bồi dưỡng để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn từng thời kỳ, từng giai đoạn, từ quy chế đào tạo, bồi dưỡng; chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy đào tạo; quy chế giảng viên, học viên đến quy chế về hệ thống chương trình, quy chế về cấp văn bằng, chứng chỉ...
+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo công chức hành chính nhà nước phù hợp với tình hình của địa phương. Quản lý nhà nước về đào tạo công chức chỉ thực sự toàn diện và hiệu quả khi đó là quá trình xuyên suốt từ quy hoạch đào tạo đến thực hiện các bước đào tạo và sử dụng công chức sau đào tạo.
+ Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng trách nhiệm trong quản lý đào tạo công chức hành chính nhà nước.
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các chính sách.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục tiêu tiếp thu kinh nghiệm, tiếp cận với kiến thức khoa học hiện đại của thế giới, nâng cao năng lực quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước ta. Cụ thể:
+ Xây dựng những chương trình hợp tác quốc tế dài hạn và ngắn hạn theo chỉ tiêu và kinh phí của Nhà nước.
+ Lồng ghép nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này vào các dự án do nước ngoài tài trợ với nhiều hình thức thực hiện phong phú và đa dạng như: các dự án mang tính quốc gia, dự án của các tổ chức, tập đoàn kinh tế.
+ Hợp tác quốc tế đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước ngay tại trong nước, địa phương với sự hỗ trợ bằng kinh phí và chuyên gia nước ngoài.
+ Lựa chọn trọng tâm, trọng điểm các nhóm đối tượng công chức hành chính nhà nước cho chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, nhất là ngành, lĩnh vực đang cần chuyên gia, chuyên viên cao cấp ở các lĩnh vực đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc dân như: hợp tác đầu tư, quản lý đô thị, tài chính tiền tệ, du lịch…
+ Lựa chọn công chức hành chính nhà nước tham gia chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, có thể là những người đang đảm nhận tốt các chức vụ nhất định, được đào tạo, bồi dưỡng để phát triển hơn hoặc những sinh viên ưu tú, những công chức trẻ, có phẩm chất và năng lực được đào tạo, bồi dưỡng để kế thừa, đảm nhận các cương vị công tác trong tương lai. Hết sức tránh việc chọn cử những công chức đã lớn tuổi, hoặc có nhiều năm công tác theo kiểu "giải quyết chính sách", vì như thế đào tạo mang lại ít hiệu quả.
+ Lựa chọn đối tác để hợp tác quốc tế trong đào tạo. Khi lựa chọn nên chú ý đến các quốc gia phát triển, có nền hành chính lâu đời, những nước, vùng lãnh thổ đã và đang hợp tác phát triển kinh tế trên địa bàn.