ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố hải phòng giai đoạn 2010 2015 (Trang 35)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thành phố Hải Phòng bao gồm 7 quận nội thành và 8 huyện ngoại thành, với tổng số 554 xã, phường, thị trấn; diện tích tự nhiên 1.507,57 km2 nằm trong khu vực tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Hải Phòng có đầy đủ các hệ thống giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Cảng Hải Phòng là một hệ thống cảng biển lớn thứ hai Việt Nam sau cảng Sài Gòn, là đầu mối giao thông quan trọng đường biển phía Bắc.

Ngoài ra, Hải Phòng còn có vị trí nằm trên vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước (Quyết định 1448 /QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

2.1.2. Đặc điểm kinh tế

Hải Phòng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương và là một đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, có vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước; là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp ngân sách đứng thứ 4 sau Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Hà Nội.

Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ước 38.480,4 tỷ đồng, tăng 7,7% so cùng kỳ trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9%. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước 2.709,4 tỷ đồng, tăng 4,7% vượt kế hoạch năm (kế hoạch tăng 4 - 4,2%). Giá trị sản xuất thủy sản ước 945,9 tỷ đồng, tăng 8,1% so cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước tăng 22,1% so với cùng

kỳ; đạt 105,5% kế hoạch. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước 1.687 triệu USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ, đạt 101% kế hoạch (trong đó hàng dệt may và giày dép chiếm 30,4% giá trị kim ngạch xuất khẩu). Tổng kim ngạch nhập khẩu ước 1.655 triệu USD, giảm 14,3 % so với cùng kỳ, đạt 80,2% kế hoạch. Sản lượng hàng qua các cảng trên địa bàn thành phố ước 32,5 triệu tấn, tăng 13,7%, đạt 101,6% kế hoạch (tỷ lệ hàng container qua cảng chiếm 63%). Tốc độ tăng trưởng GDP cao gần gấp 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP chung của cả nước.

2.1.3. Đặc điểm xã hội

2.1.3.1. Dân số

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số Hải Phòng là 1.837.302 người, trong đó dân cư thành thị 847.058 người chiếm 46,1%, dân cư nông thôn 990.244 người chiếm 53,9%, mật độ dân số 1.218,781 người /km2.

2.1.3.2. Nguồn nhân lực

Hải Phòng có nguồn nhân lực dồi dào. Con người Hải Phòng có đức tính cần cù, hiếu học, nghiêm túc trong lao động và có trình độ văn hoá, có khả năng tiếp cận với tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Đó là những điều kiện thuận lợi quan trọng để hình thành đội ngũ công nhân, cán bộ quản lý, công chức, cán bộ kỹ thuật và lao động có chất lượng tốt. Hàng năm, nguồn lao động ở Hải Phòng được bổ sung từ 1,5 – 2 vạn người. Đó là những người vừa tốt nghiệp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học. Nguồn lao động có trình độ được bổ sung hàng năm như vậy chính là nguồn lực mạnh mẽ tạo sự phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố.

2.1.4. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng tác động tới chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tác động tới chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước

- Vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế rất lớn của thành phố Hải Phòng trong việc phát triển kinh tế xã hôi, thu hút đẩu tư trong nước và nước ngoài.

- Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong phát triển kinh tế xã hội ở Hải Phòng còn thấp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành còn chậm. Việc khai thác các nguồn lực còn nhiều bất cập. Một số cơ chế, quy định còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa thực sự thông thoáng, chậm triển khai chủ trương, chính sách mới.

- Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, dân cư ở khu vực nông thông có thu nhập thấp.

- Nguồn lao động khá dồi dào nhưng lại thiếu lao động được đào tạo, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao để tham gia các hoạt động kinh tế có công nghệ tiên tiến. Đội ngũ công chức hành chính nhà nước thành phố Hải Phòng chiếm một phần khá quan trọng trong nguồn lao động của thành phố, nhưng lại thừa lao động phổ thông. Nếu thành phố không có chiến lược thu hút và đào tạo hợp lý thì sẽ gặp phải khó khăn về nguồn nhân lực trong những năm tới.

Chính những điều kiện kinh tế, xã hội của Hải Phòng như vậy đã tác động không nhỏ đến chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước của thành phố. Từ đó, vấn đề nâng cao chất lượng công chức hành chính nhà nước của Hải Phòng là một việc làm cấp thiết đối với các cấp, các ngành trong thành phố. Một trong những việc cần làm đó là chú trọng, đào tạo, thu hút những công chức có trình độ cao ở các ngành mũi nhọn ở trung ương và các địa phương khác về Hải Phòng công tác để đáp ứng yêu cầu mới đảm bảo cho sự phát triển của thành phố trong tình hình hiện nay và cho những năm tới.

2.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Đội ngũ cán bộ công chức thành phố Hải Phòng được hình thành từ nhiều nguồn: bộ đội chuyển ngành sau giải phóng, cán bộ địa phương và tuyển dụng mới…Sau hơn 60 năm, kể từ khi thành lập nước đến nay, trải qua thử thách và rèn luyện, đội ngũ cán bộ công chức của thành phố từng bước trưởng

thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Lớp cán bộ, công chức mới được tuyển dụng sau ngày miền Nam giải phóng đươc đào tạo, bồi dưỡng cơ bản là nguồn lực phong phú bổ sung cho các ngành, các cấp. Lớp cán bộ trưởng thành trong chiến tranh có lập trường chính trị vững vàng, giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, trong đó có một bộ phận không nhỏ có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, đã đóng góp cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố.

Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước của thành phố được phân thành 2 khối lớn: khối đảng, đoàn thể và khối các cơ quan hành chính nhà nước. Nhìn chung, đội ngũ công chức hành chính nhà nước của Hải Phòng có số lượng không lớn. Từ năm 2005 đến năm 2009, số công chức hành chính nhà nước của thành phố không ổn định, có năm tăng, có năm giảm do chịu sự tác động mạnh của việc thay đổi sắp xếp bộ máy, tổ chức.

Biểu số 2.1: Số lượng công chức hành chính nhà nước thành phố

Hải Phòng từ năm 2005 – 2009 Đơn vị tính: Người Năm Lĩnh vực 2005 2006 2007 2008 2009 Quản lý NN 2.593 2.727 2.791 2.968 3.057 Tổng số CC, VC 27.553 26.794 27.129 28.183 28.991 Tỷ lệ (%) 9,41 10,18 10,29 10,53 10,54

Nguồn: Sở Nội thành phố Hải Phòng - Báo cáo số lượng công chức 2005 – 2009

Bên cạnh đó, trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức hành chính nhà nước thành phố Hải Phòng cũng không ngừng được nâng lên. Điều đó phản ánh đúng xu hướng chung của công chức hành chính nhà nước của thành phố không ngừng nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

thành phố Hải Phòng từ năm 2005 – 2009 Đơn vị tính: Người Năm Trình độ 2005 2006 2007 2008 2009 Trên ĐH 114 339 345 386 367 Đại học, Cao đẳng 13.949 17.790 17.954 19.843 21.102 Trung cấp 10.850 7.061 7.359 6.685 6.221 Còn lại 2.640 1.604 1.471 1.269 1.301 Tổng cộng 27.553 26.794 27.129 28.183 28.991

Nguồn: Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng - Báo cáo chất lượng công chức 2005-2009

Tuy nhiên, về năng lực nghiệp vụ, nhất là năng lực quản lý, nhiều công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Một bộ phận không nhỏ công chức do trình độ hoặc tuổi tác đã có biểu hiện không còn khả năng vươn lên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Không ít công chức rời bỏ nhiệm sở sang làm việc ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp tư nhân để có thu nhập cao hơn. Theo đánh giá của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng, “năng lực tham mưu của một số Sở, ngành chức năng chưa đáp ứng theo yêu cầu chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố. Còn một vài cơ quan, đơn vị chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong xử lý công việc; đôi khi sợ trách nhiệm hoặc không nắm chắc quy định,...để dồn việc lên Uỷ ban nhân dân thành phố, có việc phải giải quyết nhiều lần”. Sở dĩ như vậy là do trong bộ máy quản lý nhà nước, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân vô điều kiện, việc chấp hành luật pháp và sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố đối với một số cơ quan chuyên môn và Uỷ ban nhân dân cấp dưới còn hạn chế. Đây là những yếu kém, tồn tại của bộ máy Nhà nước thành phố Hải Phòng, nhưng cũng chính là hạn chế của đội ngũ công chức hành chính nhà nước của Hải Phòng. Những hạn chế đó đã trở thành thách thức đối với sự phát triển của thành phố nếu không có giải pháp khắc phục hiệu quả, kịp thời.

2.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.3.1. Chất lượng công chức hành chính nhà nước theo trình độ đào tạo

2.3.1.1. Chất lượng công chức hành chính nhà nước theo trình độ đào tạo và ngạch công chức

Trong những năm qua, thành phố Hải Phòng đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính nhà nước, khuyến khích tạo điều kiện cho công chức đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Kết quả là trình độ đào tạo của công chức hành chính nhà nước thành phố Hải Phòng ngày càng được nâng cao, biểu hiện ở biểu số 2.3.

Biểu số 2.3: Trình độ đào tạo của công chức hành chính nhà nước

thành phố Hải Phòng từ năm 2005 – 2009 Đơn vị tính: % Năm Trình độ 2005 2006 2007 2008 2009 Trên ĐH 0,42 1,26 1,27 1,36 1,26 Đại học, Cao đẳng 50,62 66,39 66,18 70,40 72,78 Trung cấp 39,38 26,35 27,12 23,71 21,45 Còn lại 9,58 6,00 5,43 4,53 4,51 Tổng cộng 100 100 100 100 100

Nguồn: Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng - Báo cáo chất lượng công chức 2005-2009

Bảng tổng hợp trên cho thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức hành chính nhà nước Hải Phòng tăng đáng kể trong vòng 5 năm trở lại đây (2005-2009). Số công chức có trình độ trên đại học không nhiều so với tổng số công chức của toàn thành phố, nhưng luôn tăng về số lượng đây cũng là biểu hiện của nhiều công chức đã chủ động học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Số công chức có trình độ đại học, cao đẳng chiếm trên 70% với tổng số công chức hành chính nhà nước trong toàn thành phố. Số công chức có trình độ trung cấp dao và số chưa qua đào tạo có xu hướng giảm dần trong những năm về gần đây.

Với trình độ đào tạo như trên, đội ngũ công chức hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng được phân theo các ngạch công chức như sau:

Biểu số 2.4: Cơ cấu ngạch công chức hành chính nhà nước

thành phố Hải Phòng từ năm 2005 -2009

Đơn vị tính: Người

Năm

Ngạch 2005 2006 2007 2008 2009

Chuyên viên cao cấp 14 31 31 30 25

Chuyên viên chính 920 982 901 920 940

Chuyên viên 13.144 12.938 12.971 14.285 15.047

Cán sự 9.986 9.649 10.044 9.694 9.869

Còn lại 3.489 3.194 3.182 3.254 3.110

Tổng cộng 27.553 26.794 27.129 28.183 28.991

Nguồn: Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng - Báo cáo số lượng, chất lượng công chức hành chính nhà nước từ năm 2005 -2009

Như vậy, cơ cấu ngạch công chức thành phố Hải Phòng mấy năm qua có nhiều biến đổi, nhưng tỷ lệ không lớn. Đến hết năm 2009, toàn thành phố mới chỉ có 25 chuyên viên cao cấp, chiếm 0,08%; 940 chuyên viên chính, chiếm 3,24%. Đây là một trong những khó khăn trong việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ công chức hành chính nhà nước theo ngạch, bậc trong nền hành chính hiện đại.

Trình độ chuyên môn đào tạo và ngạch công chức của đội ngũ công chức hành chính nhà nước cấp thành phố thể hiện ở biểu số 2.5. Qua biểu số 2.5 cho thấy tổng số công chức đang công tác ở cấp thành phố là 27.755 người; Số có trình độ trên đại học là 361 người, chiếm 1,3% so với tổng số công chức đang công tác ở cấp thành phố, chiếm 1,24% so với số công chức toàn thành phố; Số công chức có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 72,21% so với số công chức đang công tác ở cấp thành phố, chiếm 69,13% số công chức toàn thành phố; Số công chức có trình độ trung cấp chiếm 21,94% so với số công chức đang công tác ở cấp thành phố, chiếm 21% so với tổng số công chức toàn thành

phố. Như vậy, cho thấy từ năm 2005-2009, Hải Phòng đã quan tâm đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước trên địa bàn.

Tuy so với yêu cầu còn khoảng cách nhất định, nhưng qua kết quả đã phân tích ở trên đã khẳng định những kết quả đạt được về mặt trình độ, chất lượng công chức hành chính nhà nước của Hải Phòng đã được cải thiện nhiều so với năm 2005. Trong thực tế, công chức hành chính nhà nước của thành phố chưa được đào tạo nhiều về kiến thức kinh tế thị trường. Theo đánh giá của lãnh đạo thành phố thì “hiện nay kiến thức về kinh tế thị trường là lỗ hổng lớn nhất đối với các cán bộ trong hệ thống chính trị”. Điều này cũng đúng như nhận định trong báo cáo của Ban điều hành dự án MSC từ xa do Sida Thụy Điển tài trợ thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Trung tâm đào tạo lớn nhất về Kinh tế và Quản lý của Việt Nam cũng đã đánh giá: “thiếu hụt kiến thức và kỹ năng quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường là một trong những thiếu hụt lớn nhất của cán bộ, công chức cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.

Biểu số 2.5: Trình độ đào tạo của công chức hành chính nhà nước cấp thành phố, quận (huyện) năm 2009

Đơn vị: Người Nội dung Trình độ đào tạo Tổng số Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Còn lại Cấp thành phố 361 20.042 6.091 1.261 27.755 Cấp quận, huyện 6 1.060 130 40 1.236 Cộng 367 21.102 6.221 1.301 28.991

Nguồn: Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng –Báo cáo Báo cáo số lượng, chất lượng công chức hành chính nhà nước 2009

Theo số liệu tại biểu số 2.5 cho thấy: công chức hành chính nhà nước cấp quận (huyện) có trình độ trên đại học là 6 người, chiếm 0,48% so với số công chức đang công tác ở cấp quận (huyện) và chiếm 0,02% so với tổng số công chức toàn thành phố; Số công chức có trình độ đại học, cao đẳng là 1.060 người, chiếm 85,76% so với tổng số công chức đang công tác ở cấp quận

(huyện) và chiếm 3,65% so với tổng số công chức hành chính nhà nước toàn thành phố; Số công chức có trình độ trung cấp là 130 người, chiếm 10,51% so

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố hải phòng giai đoạn 2010 2015 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)