Nhiều năm qua, do thành phố chưa làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, nên đội ngũ công chức hành chính nhà nước có tỷ lệ cơ cấu còn nhiều bất hợp lý (về độ tuổi, trình độ đào tạo, ngạch, bậc). Bởi vậy, nếu không làm thật tốt việc tuyển dụng công chức hành chính nhà nước thì sẽ tiếp tục mất cân đối nhiều hơn về độ tuổi, trình độ đào tạo, ngành, nghề...
- Về độ tuổi nên hình thành cho được từ 3 đến 4 thế hệ tuổi. Kinh nghiệm cho thấy, ở những cơ quan, đơn vị nào mà đội ngũ công chức hành chính nhà nước hình thành đa dạng về thế hệ tuổi thì đạt kết quả tốt: có sự kế thừa giữa thế hệ trẻ và già; có hiệu quả công tác; chi phí quỹ lương thấp; không khí làm việc hoà đồng... Để có tỷ lệ hợp lý về cơ cấu tuổi, trước hết, những công chức mới tuyển phải là những người dưới 30 tuổi, được đào tạo
cơ bản. Do vây, khi tuyển chọn phải ưu tiên giành biên chế cho các ngành, nghề, lĩnh vực đang và sẽ thiếu như lĩnh vực: quản lý đô thị, xây dựng, tài chính tiền tệ, hợp tác quốc tế về đầu tư...
- Khi tuyển dụng, phải xuất phát từ nhu cầu của các quận (huyện), của từng ngành, từng lĩnh vực.
- Thực hiện đúng và mạnh dạn hơn nữa nguyên tắc khuyến khích khi tuyển dụng để lựa chọn được những công chức mới, có tài, thu hút người tài từ các khu vực kinh tế khác hoặc ngoài thành phố vào làm việc trong bộ máy quản lý nhà nước.
- Xác định rõ đối tượng, chỉ tiêu và tiêu chuẩn tuyển chọn. Các tiêu chuẩn tuyển chọn phải xuất phát từ mục đích thực hiện công việc, phải được đưa ra trên cơ sở những tiêu chuẩn trong bản tiêu chuẩn chức danh công chức. Chỉ tiêu tuyển chọn phải bám sát nhu cầu thực tế của tổ chức, phải xuất phát từ qui hoạch công chức của thành phố. Tiêu chuẩn, đối tượng tuyển chọn phải bám sát định hướng chung của công tác tổ chức cán bộ; phải trẻ hoá đội ngũ công chức, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Việc thi tuyển công chức phải được tiến hành một cách khoa học, chuẩn xác, khách quan và công bằng.