Một số yếu tố của học sinh liên quan đến stress

Một phần của tài liệu STRESS của học SINH THPT (Trang 64 - 69)

- Nhóm yếu tố nền của học sinh liên quan đến stress

Kết quả nghiên cứu tìm ra mối liên quan giữa khối lớp với stress. Tỷ lệ học sinh khối 11 và học sinh khối 12 có biểu hiện stress cao gấp 1,4 lần học sinh khối lớp 10. Kết quả tương đồng với kết quả của tác giả Đồng Thị Yến trên học sinh THPT tỉnh Hải Dương phân tích thấy rằng số học sinh khối lớp 12 bị stress ở mức độ vừa và nặng hơn hẳn số học sinh thuộc khối 10. Sở dĩ học sinh khối 12 bị stress ở mức độ vừa và nặng cao hơn so với khối 10 đó là các em đang phải đối mặt với áp lực của các kỳ thi, kết quả học tập, sự kỳ vọng của thầy cô và cha mẹ… đặc biệt kỳ thi thử đại học sắp diễn ra đối với khối 12 chính là yếu tố tác động trực tiếp tới sức khoẻ, đời sống tâm lý của các em [27]. Trong học tập ở nhà trường, giáo viên đặt ra các yêu cầu cho các

em cao hơn, giải quyết các nhiệm vụ độc lập và tự giác hơn. Càng đến cuối cấp, học sinh học tập không chỉ vì mục đích đáp ứng nhu cầu hiểu biết, yêu cầu học tập mà còn đáp ứng nhiệm vụ đặc trưng đó là chọn nghề cho tương lai. Cùng với sự thay đổi về tâm sinh lý của giai đoạn thanh thiếu niên và yêu cầu xã hội ngày càng cao đồi với họ, học sinh rất dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và có khi chán nản với việc học của mình [3].

Nghiên cứu không tìm ra mối liên quan giữa giới tính, chuyên ban, học lực liên quan đến stress. Điều này tương đồng với các kết quả của các nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Nguyễn Cao Minh về của trẻ em từ 12-16 tuổi các tỉnh miền Bắc, trong tổng số những trẻ thuộc nhóm nguy cơ mắc các vấn đề về SKTT, nữ (53,6%) chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam (46,4%), xét về tuổi, nhóm tuổi 16 chiếm tỷ lệ nhiều nhất (23,2%) và hai nhóm 14, 15 tuổi cùng được chiếm tỷ lệ ít nhất (17,9%) trong tổng số nguy cơ [10]. Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn (2010) cho kết quả, tỷ lệ học sinh có biểu hiện stress của nam giới (62,2%) bằng 0,92 lần so với nữ giới (67,8%), nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê [23]. Ở Iran có 78% nữ giới và 57% nam giới trong nhóm tuổi từ 13-17 tuổi có trầm cảm nhẹ đến trầm cảm nhe ̣ đến nă ̣ng [33]. Một cuộc khảo sát về stress học sinh trung học phổ thông trường dự bị đại học ở Mỹ cho kết quả 9,3% học sinh cảm thấy stress nặng và có 32,5% học sinh stress nhẹ [34]. Một nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của stress và ứng phó với trầm cảm của thanh thiếu niên ở Trung Quốc của Ying Sun, cho kết quả tỷ lệ trầm cảm và stress ở nam thanh thiếu niên (46,8%) cao hơn so với nữ (41,7%).

- Nhóm yếu tố về học tập của học sinh liên quan đến stress

Kết quả nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố cảm thấy thời gian lên lớp trong một tuần nhiều, không thấy hứng thú với phương pháp dạy của giáo viên, không thấy hứng thú với chương trình học trong lớp. Tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương (2009) khi điều tra về thực trạng và nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở trường Trung học phổ thông

chuyên Quảng Bình cho biết trong nhóm nguyên nhân liên quan đến học tập gây rối loạn lo âu cho học sinh thì 96,7% là phải đậu đại học, 94,4% bị điểm kém nhiều lần, 92,2% phải có kết quả học tập tốt, quá nhiều bài tập không làm hết [16]. Tác giả Bùi Thị Hoa cho rằng một trong những nhóm khó khăn về tâm lý liên quan đến học tập của học sinh trung học phổ thông xếp theo thứ tự là tập trung chú ý trên lớp, khó vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, lượng kiến thức được học quá nhiều so với khả năng của bản thân, không hiểu bài giảng và khó ghi nhớ nội dung đã học trên lớp [6]. Tác giả Phùng Đức Nhật cũng đề cập đến lo lắng khối lượng bài vở có liên quan đến stress của học sinh. Theo đó, có 52,4% học sinh lo lắng khối lượng bài vở bị stress. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,001 [13]. Tác giả Phí Thị Hiếu nhận định rằng có hai nhóm nguyên nhân chính liên quan đến stress của sinh viên Đại học sư phạm Thái Nguyên. Nguyên nhân chủ quan là do chưa có kế hoạch học tập. Nguyên nhân khách quan do lo lắng điểm số, lo lắng về bài thi, kiểm tra, sự kì vọng của gia đình…[5]. Tác giả Trần Thị Hồng Vân trong nghiên cứu ở trường THPT Phan Đình Phùng cho biết tỷ lệ học sinh học thêm chiếm một con số vượt trội tới 93,6% so với nhóm không học thêm, có 50,5% học sinh cảm thấy lượng kiến thức được giảng dạy là hợp lý và trong mức có thể tiếp thu được. Bên cạnh đó, một con số không nhỏ (41,1%) cảm thấy lượng kiến thức trên lớp quá nhiều, không thể nắm bắt được [25]. Nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ có stress giữa các nhóm có cảm nhận khác nhau về kiến thức tại nhà trường (p<0,05). Theo kết quả phỏng vấn sâu, có 10/11 học sinh cho rằng lượng kiến thức tại nhà trường là quá tải. Có ý kiến 35 cho rằng “kiến thức cần thì không có, kiến thức không cần thì lại có…”. Học sinh mong muốn được thực hành thí nghiệm nhiều hơn ở các môn như hóa học, vật lý, tin học… và giảm tải lượng kiến thức về lý thuyết. Có 100% học sinh được phỏng vấn ở khối lớp 12 (4/4) có nhận đinh lượng kiến thức và bài tập các em phải học và làm là quá nhiều và các em hầu như không có thời gian rảnh để thư giãn hay chơi các môn thể thao để giải tỏa

tinh thần [25]. Trong kết quả nghiên cứu của Hồ Hữu Tính, Nguyễn Doãn Thành (2009), trong tổng số 287 học sinh trường THPT Phan Bội Châu được đưa vào nghiên cứu thì có 33% lo âu vì áp lực học tập ở trường, 29% lo âu vì áp lực thi cử, 70% lo âu vì học môn học không thích, 48% lo âu vì học thầy cô mà học sinh không thích [20].

Kết quả nghiên cứu tìm ra yếu tố xung đột với bạn bè và không tham gia các hoạt động ngoại khóa có liên quan có ý nghĩa thống kê với stress. Học sinh THPT là lứa tuổi nhạy cảm về tâm lý, nhu cầu giao tiếp nhiều, bạn bè có vai trò khá quan trọng với các em, những mối quan hệ bạn bè nhiều lúc nảy sinh những mâu thuẫn, xích mích dẫn đến ảnh hưởng tâm lý của các em cũng là một nguyên nhân gây căng thẳng đối với các em [21].

- Nhóm yếu tố về bản thân của học sinh liên quan đến stress

Kết quả tìm thấy mối liên quan giữa cảm thấy sợ thất bại, cảm thấy gặp khó khăn trong vấn đề tình cảm nam nữ, thiếu ngủ, bị bệnh có liên quan đến stress của học sinh trung học phổ thông. Tác giả Hồ Hữu Tính cho biết có một số yếu tố là nguyên nhân gây ra stress của học sinh trường THPT Phan Thiết bao gồm: học thua kém bạn bè (74%), lo âu vì ngoại hình không như mong muốn (31%), mắc bệnh ảnh hưởng đến học tập (27%) [20]. Tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương (2010) khi khảo sát về rối loạn lo âu trên học sinh trường THPT chuyên Quảng Bình cho biết, trong nhóm nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu của các bạn học sinh thì có 92% học sinh cảm thấy sợ thất bại, 98,90% học sinh lo sợ vì cảm thấy thua kém bạn bè. Theo tác giả, ở lứa tuổi 15-18 thì khả năng xuất hiện rối loạn lo âu ở học sinh tương đối cao, bởi trước hết đây là lứa tuổi có thay đổi về tâm sinh lý, là giai đoạn các em thay đổi từ trẻ em sang người lớn, cũng ở giai đoạn này các em có tính độc lập cao, muốn tự chủ trong mọi việc nhưng lại chưa sẵn sàng về mặt tâm lý để chịu trách nhiệm trước mọi hành động của mình nên đã gây ra căng thẳng cho các em. Đây là cảm giác tích cự giúp các em phấn đấu, vượt lên chính mình. Tuy nhiên ở một góc độ khác, nếu lo lắng dẫn đến suy diễn tình hình làm cho các

em ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào các em cũng có cảm giác thua kém bạn bè đeo đuổi thì lo âu trở thành bệnh lý [16]. Trong một nghiên cứu trên học sinh THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010, tác giả Nhan Thị Lạc An cũng cho biết, 7,2% học sinh đang gặp khó khăn tâm lý trong vấn đề tình yêu, có sự khác biệt về trung bình về mức độ khó khăn trong vấn đề tình cảm giữa nam và nữ, học sinh nữ gặp nhiều khó khăn hơn (Mean = 3.01) so với học sinh nam (Mean = 2.76) [1].

- Nhóm yếu tố về gia đình của học sinh liên quan đến stress

Kết quả tìm thấy mối liên quan giữa xung đột gia đình với stress. Xung đột gia đình là một điều không thể tránh khỏi trong đời sống xã hội. Xung đột giúp mọi người hiểu nhau hơn, đôi khi xung đột để giải quyết một vấn đề, nhưng việc xung đột quá nhiều và cha mẹ không biết cách giải quyết một cách êm đẹp đã làm ảnh hưởng tới mối quan hệ tình cảm trong gia đình, ảnh hưởng đến tâm lý con cái. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hồng Vân tại trường THPT Phan Đình Phùng cho biết có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ có stress giữa các nhóm có mức độ mâu thuẫn trong gia đình khác nhau (p<0,05). Trong 5/11 học sinh được phỏng vấn cho rằng việc giao tiếp và chia sẻ giữa các thành viên với nhau bị hạn chế, dẫn đến các bạn học sinh cảm thấy không thoải mái khi về nhà, cũng như khó có thể tìm được cách giải quyết khi gặp phải vấn đề khúc mắc và không tìm được chỗ dựa tinh thần ở gia đình [25]. Theo tác giả Nhan Thị Lạc An, 11,9% học sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang gặp khó khăn tâm lý về vấn đề gia đình, 6,9% đang gặp khó khăn tâm lý về tài chính [1].

- Nhóm yếu tố xã hội của học sinh liên quan đến stress

Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố về xã hội như lo lắng không có bạn để chia sẻ, tham gia các buổi tập huấn về sức khỏe tâm thần, gọi điện thoại hoặc online để được tư vấn về sức khỏe tâm thần với stress. Tác giả Phùng Đức Nhật đề cập đến lo lắng không có bạn bè để chia sẻ là một trong những nguyên nhân gây stress ở học sinh THPT Nam Hà

(55,7%) [13]. Tác giả Phạm Thị Trúc khi khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT cho biết rằng, xét theo khối lớp và giới tính đều cho thấy, dù là học sinh lớp 10,11 hay 12, là nam hay nữ thì khi các em gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào trước các em cũng đều tâm sự, tìm lời khuyên từ bạn bè (chiếm trên 83%) [22]. Các kết quả này cho thấy, ở học sinh trung học phổ thông, nhu cầu về tình bạn tâm tình cá nhân được tăng lên rõ rệt, tình bạn của các em trở nên sâu sắc hơn. Các em có yêu cầu cao hơn đối với tình bạn, lòng vị tha, sự tin tưởng, tôn trọng, hiểu biết nhau và sẵn sàng giúp đỡ nhau. Ở tuổi này, các em đều coi tình bạn là những mối quan hệ quan trọng nhất của con người, tình bạn của các em mang màu sắc cảm xúc nhiều hơn, các em nhạy cảm hơn. Tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi mang tính chất tập thể. Điều quan trọng với các em là được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, là cảm thấy mình cần trong nhóm, thuộc về nhóm,có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm [1] [6].

Một yếu tố có liên quan đến stress của học sinh nữa đó là nhu cầu sử dụng điện thoại hoặc online để được tư vấn tâm lý. Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ học sinh có biểu hiện stress của nhóm có gọi điện thoại hay online để được tư vấn về sức khỏe và tâm lý cao gấp 1,5 lần học sinh không sử dụng dịch vụ này. Đa số học sinh đều cần được tham vấn tâm lí về những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực học tập, trong các mối quan hệ, cũng như về bản thân mình [22].

Một phần của tài liệu STRESS của học SINH THPT (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)