Bộ công cụ thang đo đánh giá trầm cảm– lo âu– stress

Một phần của tài liệu STRESS của học SINH THPT (Trang 25)

Trầm cảm– lo âu– stress (DASS- 42) đã được xây dựng bởi Lovibond S.H.; Lovibond P.F (1995) và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các môi trường đa dạng. Tính phổ biến của DASS là do một phần tính thực tế không giống như các thang tự báo cáo khác, DASS thuộc phạm vi công cộng (tức là có thể sử dụng mà không mất bất kỳ khoản phí nào) [32]. Trong nghiên cứu phát triển DASS- 42 của mình, hai tác giả John R. Crawford và Julie D. Henry đã thu thập số liệu từ 1.771 người trưởng thành trong dân số (9965 nữ, 806 nam). Những người tham gia được tuyển chọn từ nhiều nguồn bao gồm từ các tổ chức thương mại và dịch vụ công, trung tâm cộng đồng và câu lạc bộ giải trí. Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 40,9 với độ tuổi từ 15 – 91 tuổi. Các học sinh trung bình ở tuổi 13,8. Kết quả cho thấy, ở DASS- 42 có tính phù hợp của các tiểu mục trong mỗi phần khá cao. Điểm cronbach’s alpha của lo âu là 0,897 (KTC 95%: 0,890– 0,904); trầm cảm là 0,947 (95%: 0,943– 0,951); stress là 0,933 (KTC 95%: 0,928– 0,937) và tổng toàn bộ thang đo là 0,966 (95% CI = 0,964– 0,968) [32]. Tuy nhiên nó có một chút thay đổi khi sử dụng trên những đối tượng khác nhau: ở đối tượng là người lớn tuổi từ 18 đến 91 (một khảo sát trên 1.794 người ở Anh), độ tin cậy thống nhất cho DASS- 42 là 0,93 và tương ứng với từng hạng mục là 0,88- 0,82- 0,90; một nghiên cứu khác trên 850 đối tượng ở tuổi trung bình là 21- 22 thì độ tin cậy thống nhất cho DASS- 42 là 0,89 và độ tin cậy cho từng tiểu mục

tương ứng là 0,79- 0,70- 0,76 [18].

Ngoài ra, DASS-42 cũng được kiểm chứng và sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Tại Iran, Afzali A. và cộng sự (2007) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm tâm lý bằng thang đo DASS-42 của học sinh trường trung học Kermanshah. Mức cronbach’s alpha cho trầm cảm - lo âu - stress của DASS-42 đã được tìm thấy tương ứng là 0,94- 0,85- 0,87 [28]. Tại Thổ Nhĩ Kì, hai tác giả Hekimoglu L và Bilgel N (2012) đã tiến hành nghiên cứu đặc tính tâm lý DASS- 42 phiên bản Thổ Nhĩ Kỳ trong một mẫu lâm sàng. Các giá trị cronbach’s alpha cho DASS trầm cảm - lo âu – stress tương ứng là 0,94 - 0,88 - 0,94 [35]. Tại Malaysia, tác giả Ramli M. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm tâm lý phiên bản Bahasa Malaysia bằng thang đo DASS- 42 giữa các sinh viên trường Đại học y khoa, kết quả cho thấy độ tin cậy của DASS- 42 với giá trị cronbach’s alpha tương ứng là 0,94 - 0,90 - 0,87 cho từng tiểu mục trầm cảm - lo âu – stress [46].

Tại Việt Nam, nghiên cứu về đặc điểm tâm lý của sinh viên của Lê Minh Thuận sử dụng thang đo trầm cảm - lo âu - stress DASS- 42 với hệ số tin cậy cronbach’s alpha là 0,93 [18]. Thang đo DASS- 42 được sử dụng nghiên cứu rộng rãi trong đối tượng học sinh, sinh viên. Nghiên cứu về nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông tại trường THPT chuyên Quảng Bình năm 2009, của tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương [15]. Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến căng thẳng của điều dưỡng viên lâm sàng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, năm 2015, của tác giả Nguyễn Văn Tuyên [26]. Nghiên cứu thực trạng stress của học sinh trung học phổ thông và một số yếu tố liên quan tại trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng, Hà Nội, năm 2014 của tác giả Trần Thị Hồng Vân, trường Đại học Y tế Công cộng [27].

Với các lý do trên chúng tôi quyết định chọn bộ công cụ là DASS-42 để đánh giá tình trạng và mức độ stress ở học sinh THPT trong nghiên cứu này.

DASS-42 có 42 câu, mỗi câu có bốn mức độ trả lời, tương ứng: . 0 điểm: Không đúng với tôi chút nào cả

1 điểm: Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng 2 điểm: Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng 3 điểm: Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng Mức độ trầm cảm: câu 3, 5, 10, 13, 16, 17, 21, 24, 26, 31, 34, 37, 38, 42 Mức độ lo âu : câu 2, 4, 7, 9, 15, 19, 20, 23, 25, 28, 30, 36, 40, 41

Mức độ stress: câu 1, 6, 8, 11, 12, 14, 18, 22, 27, 29, 32, 33, 35, 39 [32] [40]. Cách tính điểm được chia theo mức độ:

Bảng 1.1.Các mức độ rối nhiễu tâm lý DASS- 42

Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress Bình thường 0 – 9 0 - 7 0 – 14 Nhẹ 10 – 13 8 – 9 15 – 18 Vừa 14 – 20 10 - 14 19 – 25 Nặng 21 – 27 15 - 19 26 – 33 Rất nặng ≥28 ≥20 ≥34

Bảng này được phân loại dựa trên nghiên cứu từ ngoài nước chưa được chuẩn hóa trên dân số Việt Nam [24].

1.4. Tổng quan trường Trung học phổ thông chuyên Lương Thế Vinh

Trường Trung học phổ thông chuyên Lương Thế Vinh là một trường trung học phổ thông công lập của tỉnh Đồng Nai được thành lập vào năm 1994. Trường được mang tên một danh nhân văn hóa-lịch sử của đất nước được Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh giao cho trọng trách đào tạo học sinh giỏi, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.

Vào năm học 1982– 1983, tại trường THPT Ngô Quyền, lớp chuyên toán đầu tiên được hình thành với chỉ trên dưới 18 học sinh. Thời gian ban đầu chủ yếu hoạt động dạy – học dựa trên tính tự giác, nhiệt tình sẵn có của thầy và trò, không có chế độ, chính sách hỗ trợ nào kèm theo. Trong điều kiện

hết sức khó khăn như thế, nhưng tinh thần của thầy và trò đều phấn khởi, hăng say trước một mô hình học tập mới. Vào năm học cuối, một học sinh của lớp đã là một trong 12 học sinh toàn quốc được Bộ Giáo dục – Đào tạo triệu tập thi chọn đội tuyển quốc gia môn Toán và 100% học sinh của lớp đã trúng tuyển Đại học. Kết quả này đã phần nào minh chứng được sự cần thiết của mô hình lớp chuyên tại tỉnh Đồng Nai.

Thành quả đó đã được nhân lên trong các giai đoạn tiếp theo. Năm 1990, Sở Giáo dục – Đào tạo Đồng Nai cho phép hình thành 4 lớp chuyên Văn, Toán, Lí, Anh văn với trên dưới 60 học sinh. Có thể xem đây là những hạt giống khởi đầu, là tiền thân của trường THPT chuyên Lương Thế Vinh ngày nay.

Trước yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dục– đào tạo, trong đó việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức, ngày 14 tháng 10 năm 1994, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ký quyết định số 1527/QĐ-UBT thành lập trường PTTH chuyên Lương Thế Vinh.

Qua 22 năm hoạt động, đến nay trường đã có 92 giáo viên và cán bộ quản lý trong đó có 66 cán bộ, giáo viên đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ, chiếm tỉ lệ 72%. Chất lượng đào tạo của nhà trường không ngừng được nâng lên. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm là 100%, tỉ lệ đỗ đại học luôn ổn định trên 95%. Xếp hạng trong kỳ thi tuyển sinh đại học tăng 4 năm liền trong top 200 trường có điểm thi đại học cao nhất cả nước: từ hạng 23/200 (2011) đến hạng 12/200 (2014).. Học sinh toàn trường cũng đã đạt 540 giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, trong đó có 5 giải Nhất, năm học 2015 – 2016 đạt 36 giải (với 07 giải nhì, 11 giải ba và 18 giải khuyến khích). Từ năm học 2013-2014 nhà trường tham gia kỳ thi Khoa học Kĩ thuật cấp Quốc gia dành cho học sinh trung học, đạt 11 giải với 3 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 3 giải khuyến khích. Nhà trường cũng liên tục đứng trong top 5 trường dẫn đầu qua 20 năm tham dự Cuộc thi Olympic truyền thống 30 tháng 4 khu vực phía Nam với

hàng trăm huy chương Vàng. Năm 2002, một học sinh đạt giải Nhì tại cuộc thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia, một học sinh đạt Bằng khen tại kỳ thi Olympic Toán học Châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2016, một học sinh đạt Bằng khen tại kỳ thi Olympic Tin học Châu Á. Học sinh của trường chuyên không chỉ học giỏi, các em còn năng động xuất sắc trong công tác xã hội, trong các hoạt động đa dạng khác. Các em đã đạt nhiều huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, nhiều giải thưởng cao tại các cuộc thi tìm hiểu lịch sử văn hóa Đồng Nai, Olympic Mác – Lênin, kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh và cấp quốc gia, kỳ thi sáng tạo tại Singapore….

Với những thành tích đạt được trong nhiều năm liền, tập thể sư phạm trường và nhiều thầy giáo, cô giáo đã vinh dự nhận được phần thưởng cao quí của Nhà nước như: bằng khen của Thủ tướng chính phủ (1997), Huân chương Lao động Hạng Nhì (2011) cho tập thể, Cờ thi đua của chính phủ 2011, 2013, cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Đồng Nai năm 2013, 2016, huân chương Lao động Hạng Nhất (2015) và 10 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú và nhiều phần thưởng khác [26].

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu cắt ngang.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2016 đến tháng 04/2017.

- Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

2.2.1. Dân số mục tiêu

Học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, năm 2016.

2.2.2. Dân số chọn mẫu

Học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, năm 2016.

2.2.3. Cỡ mẫu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu sau:

2 2 2 / 1 (1 ) d P P n    Trong đó:

n: Số học sinh THPT được nghiên cứu

p= 0,45 (dựa theo kết quả của Phùng Đức Nhật năm 2012) [13]. Z: ứng với độ tin cậy 95% thì z =1,96

α: là mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 5% d: sai số cho phép là 0,05

n= 380

Thực tế, để đảm bảo nghiên cứu mang tính đa ̣i diê ̣n , cỡ mẫu sau hiệu chỉnh với hệ số thiết kế 1,5 và cộng thêm 10% dự phòng trường hợp từ chối điều tra.

2.2.4. Kỹ thuật chọn mẫu

Chọn mẫu phân tầng Cách lấy mẫu:

Bước 1: Tính số học sinh cần khảo sát theo khối lớp theo tỷ lệ %. Tổng số toàn trường có 967 học sinh, trong đó có 369 học sinh khối 10, có 338 học sinh khối 11 và 260 học sinh khối 12. Tổng số mẫu nghiên cứu cần lấy 633 học sinh. Tính được:

+ Học sinh cần khảo sát trong khối 10 là: 241 (học sinh) + Học sinh cần khảo sát trong khối 11 là: 221 (học sinh) + Học sinh cần khảo sát trong khối 12 là: 171(học sinh) Bước 2: Tính số học sinh cần khảo sát theo từng lớp

Kết quả được thể hiện qua bảng sau:

STT Lớp Sỉ số Tỷ lệ (%) Số hs cần lấy Khối 10 369 241 1 10 Văn 27 7,3 18 2 10 Anh 1 27 7,3 18 3 10 Anh 2 27 7,3 18 4 10 Toán 25 6,8 16 5 10 Sử 30 8,1 20 6 10 Lý 25 6,8 16 7 10 Hóa 1 26 7,0 17 8 10 Hóa 2 27 7,3 18 9 10 Sinh 29 7,9 19 10 10 Pháp 8 2,2 5 11 10 Địa 26 7,0 17 12 10 Tin 31 8,4 20 13 10 A1 30 8,1 19 14 10 A2 31 8,4 20 Khối 11 338 221 15 11 Văn 26 7,7 17 16 11 Anh 1 28 8,3 18 17 11 Anh 2 24 7,1 16 18 11 Toán 30 8,9 20

19 11 Lý 19 5,6 12 20 11 Hóa 1 26 7,7 17 21 11 Hóa 2 28 8,3 18 22 11 Sinh 30 8,9 20 23 11 Tin 31 9,2 21 24 11 Sử 16 4,7 10 25 11 A1 40 11,8 26 26 11 A2 40 11,8 26 Khối 12 260 171 27 12 Văn 23 8,8 15 28 12 Anh 1 24 9,2 16 29 12 Anh 2 23 8,8 15 30 12 Toán 19 7,3 12 31 12 Lý 23 8,8 15 32 12 Hóa 34 13,1 22 33 12 Sinh 27 10,4 18 34 12 Tin 24 9,2 16 35 12 A1 32 12,3 21 36 12 A2 31 11,9 21 Toàn trường 967 633

Bước 3: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh có tất cả 36 lớp học, bao gồm 3 khối 10, 11, 12. Điều tra viên sẽ vào từng lớp, chọn ngẫu nhiên đơn trong danh sách sỉ số lớp để lấy được đúng số lượng cần lấy. Điều tra viên phát bộ câu hỏi và hướng dẫn học sinh tự điền bộ câu hỏi, thời gian hướng dẫn và thu hồi bộ câu hỏi cho một lớp học là 20 phút. Bộ câu hỏi không có họ và tên học sinh, cũng không mã hoá tên học sinh, vì vậy, trước khi ra về, nhà nghiên cứu phải kiểm tra lại xem học sinh có điền đầy đủ không. Sau khi khi thu thập đầy đủ số liệu của 36 lớp học, sẽ bắt bắt đầu tiến hành nhập số liệu và phân tích. 2.2.5. Tiêu chí chọn mẫu

- Được sự đồng ý của học sinh tham gia điền vào bộ câu hỏi. - Tất cả những học sinh có mặt tại lớp trong thời gian phỏng vấn. - Kết quả trả lời của học sinh đầy đủ và trung thực.

2.3. Thu thập dữ kiện

2.3.1. Phương pháp thu thập dữ kiện

Hướng dẫn cho học sinh tự điền vào bộ câu hỏi soạn sẵn.

2.3.2. Công cụ thu thập dữ kiện

Sử dụng bộ câu hỏi gồm 3 phần. Phần 1 là 14 câu đánh giá mức độ stress rút ra từ thang đo tự đánh giá stress DASS 42 của Lovibond S.H. và Lovibond P.F. Bao gồm các câu 1, 6, 8, 11, 12, 14, 18, 22, 27, 29, 32, 33, 35, 39.

Phần 2 là bộ câu hỏi về các yếu tố liên quan, gồm thông tin chung của học sinh và các yếu tố liên quan như yếu tố học tập, cá nhân, gia đình và xã hội.

2.4. Kiểm soát sai lệch

2.4.1. Kiểm soát sai lệch chọn lựa

- Chọn mẫu phù hợp với tiêu chí đưa vào và loại ra.

- Chọn đúng đối tượng theo danh sách lớp của nhà trường.

2.4.2. Kiểm soát sai lệch thông tin

- Định nghĩa rõ ràng và cụ thể các biến số

- Thiết kế bộ câu hỏi, bảng hướng dẫn phỏng vấn ngắn gọn, dễ hiểu để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu.

- Câu hỏi sắp xếp theo trình tự, có tính logic và phù hợp với đối tượng tham gia nghiên cứu.

- Hướng dẫn cho điều tra viên.

- Thực hiê ̣n điều tra thử để hiê ̣u chỉnh bô ̣ câu hỏi.

- Đối tươ ̣ng nghiên cứu tự quyết đi ̣nh câu trả lời, không gợi ý câu trả lời. - Giải đáp thông tin, thắc mắc cho đối tượng nghiên cứu.

2.5. Liệt kê và định nghĩa biến số

2.5.1. Biến số phụ thuộc

- Điểm stress được tính là tổng điểm 14 câu hỏi về stress được rút ra trong thang đo trầm cảm – lo âu – stress DASS 42 bao gồm các câu 1, 6, 8, 11,

12, 14, 18, 22, 27, 29, 32, 33, 35, 39. Là biến số định lượng gồm 4 giá trị: không đúng với tôi chút nào cả, đúng với tôi phần nào hoặc thỉnh thoảng mới đúng, đúng với tôi phần nhiều hoặc phần lớn thời gian là đúng, hoàn toàn đúng với tôi hoặc hầu hết thời gian là đúng.

- Mức độ stress của học sinh được chia dựa vào điểm stress, là biến thứ tự, gồm năm giá trị: + Bình thường (từ 0-14 điểm) + Nhẹ (từ 15-18 điểm) + Vừa (từ 19-25 điểm) + Nặng (từ 26-33 điểm) + Rất nặng (từ 34 điểm trở lên)

- Điểm cắt stress: Có stress từ 0-18 điểm, không stress từ 19 điểm trở lên.

2.5.2. Biến độc lập:

- Giới tính là giới tính của đối tượng nghiên cứu, biến nhị giá, có hai giá trị: nam hoặc nữ.

- Dân tộc (tính theo phần khai báo trên chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có giá trị pháp lý khác) là biến danh định, được chia ra làm 4 giá

Một phần của tài liệu STRESS của học SINH THPT (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)