Tuổi, giới, giải phẫu bệnh, chỉ số toàn trạng ECOG và tiền sử gia

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời sử dụng kỹ thuật điều biến liều và hóa chất bổ trợ trong ung thư vòm mũi họng giai đoạn III-IVB (Trang 110 - 111)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, trung vị tuổi của bệnh nhân là 44 tuổi, giới hạn từ 18-70 tuổi. Kết quả này cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, với trung vị tuổi năm trong khoảng từ 40-59 tuổi ở vùng dịch tễ. Nghiên cứu của Đặng Huy Quốc Thịnh106 báo cáo trung vị tuổi là 47 và 50 tuổi tương ứng với nhóm hóa xạ trị đồng thời và nhóm xạ trị đơn thuần. Nghiên cứu của Bùi Vinh Quang105 chỉ ra khoảng tuổi 40-59 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, chiếm 66%. Phạm Tiến Chung107 báo cáo tuổi trung bình của nghiên cứu bao gồm 97 bệnh nhân giai đoạn N2-3M0 là 41 14 tuổi. Năm 2016, trong nghiên cứu đề xuất giai đoạn bệnh UTVMH cho AJCC 2017 bao gồm 1609 bệnh nhân, Pan và cộng sự3 báo cáo trung vị tuổi là 47, từ 11-84 tuổi. Nghiên cứu bao gồm 3328 bệnh nhân UTVMH từ năm 2001 đến 2010 tại Hồng Kông chỉ ra tuổi trung bình là 51,6, từ 13-89 tuổi.23

Các nghiên cứu về UTVMH ở vùng dịch tễ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ khoảng 2,7-3 lần.1,3,23 Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nam cao hơn nữ khoảng 2,2 lần, thấp hơn các nghiên cứu trên thế giới. Theo số liệu của Globocan 2020, UTVMH ở nước ta có tỷ lệ nam/nữ là 2,89.2 Tuy nhiên, Đặng Huy Quốc Thịnh106 báo cáo tỷ lệ nam/nữ là 1,8-2,2, tương đồng với kết quả của nghiên cứu này.

Bệnh nhân trong nghiên cứu này có chỉ số toàn trạng ECOG 0-1, là tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân của nghiên cứu, cho phép người bệnh dung nạp phác đồ điều trị. Bệnh nhân có chỉ số ECOG 0 cao gấp 1,6 lần so với ECOG 1.

Về mô bệnh học, ung thư biểu mô không biệt hóa chiếm đa số với 94,7% trong nghiên cứu này. So với các nghiên cứu trong nước, kết quả này tương tự

với nghiên cứu của Bùi Vinh Quang105 và Trần Thị Kim Phượng108 với tỷ lệ 99% và 96,7% cho thể ung thư biểu mô không biệt hóa. Tuy nhiên, Đặng Huy Quốc Thịnh106 báo cáo tỷ lệ ung thư biểu mô không biệt hóa chỉ từ 49-53% trong 2 nhóm nghiên cứu, thấp hơn nhiều so với nghiên cứu này. Sự khác biệt này đặt ra câu hỏi liệu có sự khác nhau về tiêu chuẩn chẩn đoán mô bệnh giữa các trung tâm trong nước hay yếu tố dịch tễ. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu lớn ở vùng dịch tễ với tỷ lệ trên 94% cho loại mô bệnh học này.3,23,67

Nghiên cứu này có 5,3% bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc UTVMH, trong đó 1 BN có em trai, 1 BN có bố và chú ruột, 1 BN có 2 cậu ruột và 2 anh họ con cậu mắc UTVMH. Tiền sử gia đình của 3 BN trên cũng phản ánh tỷ lệ nam giới chiếm ưu thế trong căn bệnh này. Kết quả này tương đồng với 2 nghiên cứu ở Hồng Kông và Malaysia với 4,3% và 5,4%.41 Yếu tố tiền sử gia đình mắc bệnh UTVMH là quan trọng trong chiến lược sàng lọc ở Hồng Kông.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời sử dụng kỹ thuật điều biến liều và hóa chất bổ trợ trong ung thư vòm mũi họng giai đoạn III-IVB (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)