Bài học rút ra từ hoạt động Ngân hàng xanh của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu về ngân hàng xanh Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam (Trang 59 - 63)

Nhìn chung tại Hoa Kỳ, ngân hàng xanh và hoạt động ngân hàng xanh được sự hỗ trợ rất lớn của Chính phủ trong các vấn đề liên quan đến khung khổ pháp lý, đây

48

được coi là yếu tố quyết định tới sự phát triển hệ thống ngân hàng và tài chính xanh. Hoa Kỳ, một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới, đã trở thành một trong số các nước đầu tiên có quy định về trách nhiệm đối với môi trường không chỉ đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm mà còn của các bên liên quan khác, trong đó bao gồm cả ngân hàng cho vay vốn các công trình, dự án gây ô nhiễm khi thông qua “Đạo luật Toàn diện về Ứng phó, Bồi thường và Trách nhiệm pháp lý về Môi trường” (Comprehensive Environmental Response, Compensation, and Liability Act - CERCLA) năm 1980. Tuy Đạo luật này có điều khoản miễn trừ trách nhiệm đối với người cho vay như là các tổ chức tín dụng, nhưng đối với các trường hợp mà người cho vay có sự tham gia ở một mức nhất định nào đó trong việc đảm bảo an toàn môi trường của dự án, công trình mà gây ô nhiễm thì cũng sẽ phải nộp phạt một khoản phạt phí không nhỏ. Ví dụ năm 1990, một vụ kiện kinh điển đã xảy ra trong ngành tài chính Hoa Kỳ và gây ra không ít tranh cãi khi Tập đoàn tài chính Fleet Factors đã bị tòa án phán quyết thực hiện khoản bồi hoàn môi trường cho việc đầu tư và có sự liên đới trực tiếp đến một dự án gây ô nhiễm. Điều này đã khiến cho các tổ chức tín dụng sau đó phải e ngại và phải nghiêm túc đánh giá, tính toán đến những rủi ro môi trường trước khi quyết định cho vay vốn. Ngoài ra, CERCLA với những quy định nghiêm ngặt của nó đối với việc bồi hoàn môi trường cũng đã có những tác động gián tiếp đến các ngân hàng khi xét đến việc khi phải bồi hoàn môi trường do luật thì rất có thể chủ đầu tư của dự án sẽ bị ảnh hưởng và mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Theo kết quả một cuộc điều tra của Hiệp hội Ngân hàng Hoa Kỳ, sau vụ kiện của Fleet Factors, có tới 63% ngân hàng ở Hoa Kỳ đã quyết định từ chối cấp vốn cho các dự án được đánh giá là có rủi ro về môi trường và 46% trong số các ngân hàng này đã kiên quyết chấm dứt việc tài trợ cho một số ngành gây ô nhiễm môi trường.

Khái niệm ngân hàng xanh ban đầu được phát triển bởi Reed Hundt và Ken Berlin, là một phần trong nỗ lực của Nhóm chuyển tiếp Obama-Biden năm 2008 nhằm tạo điều kiện phát triển năng lượng sạch. Năm 2009, đại diện lúc đó là Chris Van Hollen đã giới thiệu Đạo luật Ngân hàng Xanh năm 2009 và tạo ra phong trào ngân hàng xanh. Đạo luật này có nhiều nội dung về các vấn đề cụ thể như:

• Đánh giá và điều phối tài trợ cho các dự án năng lượng sạch đủ điều kiện và các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả.

49

• Cung cấp các khoản vay, bảo lãnh khoản vay, chứng khoán hóa nợ, bảo hiểm, bảo hiểm danh mục đầu tư và các hình thức hỗ trợ tài chính hoặc quản trị rủi ro khác cho các dự án đủ điều kiện về năng lượng sạch hoặc sử dụng năng lượng hiệu quả. • Tạo điều kiện cho thị trường công bằng thuế hiệu quả cho các dự án năng lượng sạch đủ tiêu chuẩn; và tài trợ cho việc mua năng lượng sạch dài hạn của các tổ chức phi lợi nhuận chính phủ và phi chính phủ.

• Khuyến khích việc phát triển và áp dụng nhất quán các tiêu chuẩn bảo lãnh phát hành minh bạch, các điều khoản hợp đồng tiêu chuẩn, và các quy trình đo lường và xác minh cho các dự án năng lượng sạch đủ điều kiện và các dự án hiệu quả năng lượng đủ tiêu chuẩn; tạo ra cơ sở dữ liệu đánh giá hiệu suất cho sự hiệu quả trong việc bảo lãnh phát hành, quản trị rủi ro và mô hình hoá về hiệu suất tài chính của các dự án năng lượng sạch đủ điều kiện và các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả đủ tiêu chuẩn nhằm hỗ trợ các thị trường tài chính sơ cấp và kích thích sự phát triển của thị trường đầu tư thứ cấp cho các dự án năng lượng sạch, công trình sử dụng năng lượng hiệu quả

• Khuyến khích mức hỗ trợ tài chính cho các dự án năng lượng sạch đủ điều kiện và các dự án hiệu quả năng lượng đủ tiêu chuẩn cần thiết để thúc đẩy mục tiêu quốc gia

Dự luật của ông là dự luật đầu tiên trong một loạt các hoạt động lập pháp, hành pháp và quản lý ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương, dẫn đến khoản đầu tư 7 tỷ đô la do 21 ngân hàng xanh đang hoạt động trên khắp Hoa Kỳ hiện nay, với mỗi đô la đầu tư công gây ra 3,70 đô la tổng đầu tư vào nền kinh tế năng lượng sạch.

Vào ngày 16 tháng 5 năm 2019, các Thượng nghị sĩ Murphy, Van Hollen, Blumenthal, Whitehouse và Markey đã giới thiệu Đạo luật Ngân hàng Xanh Hoa Kỳ năm 2019 nhằm thành lập và vốn hóa Ngân hàng Xanh Hoa Kỳ (USGB) với số vốn lên đến 50 tỷ đô la với tư cách là một công ty thuộc sở hữu hoàn toàn của chính phủ Hoa Kỳ, dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đạo luật này là một sự phát triển của Đạo luật Ngân hàng Xanh năm 2017 trước đó của Thượng nghị sĩ Murphy, tạo ra một Ngân hàng Xanh liên bang - Ngân hàng Xanh Quốc gia để hỗ trợ và quản lý các ngân hàng xanh đủ điều kiện do các tiểu bang, quận và thành phố tự quản thành

50

lập. Hoạt động USGB bao gồm cung cấp, trên cơ sở cạnh tranh, các khoản vay, bảo lãnh khoản vay, tăng cường tín dụng hoặc hỗ trợ tài chính khác để cung cấp vốn hóa cho các Tổ chức Tài chính Năng lượng Sạch đủ điều kiện để hỗ trợ việc thành lập hoặc tiếp tục hoạt động của họ mà không tài trợ trực tiếp cho các dự án năng lượng sạch. Theo đó các Tổ chức Tài chính Năng lượng Sạch nhận vốn từ USGB phải báo cáo hàng quý về việc sử dụng các quỹ đó. USGB cũng sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu công khai, có thể tìm kiếm được về tất cả các ứng dụng và giao dịch của USGB, cũng như thông tin liên quan đến các dự án năng lượng sạch do các Tổ chức Tài chính Năng lượng Sạch tài trợ. USGB sẽ có một Khối ngân hàng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các bang đang tìm cách thành lập các Ngân hàng Xanh đủ điều kiện để được USGB tài trợ.

Việc phát triển ngân hàng xanh được hỗ trợ bởi cả Chính phủ và chính quyền địa phương với định hướng xây dựng Ngân hàng xanh quốc gia làm trọng tâm hỗ trợ và quản lý hoạt động ngân hàng xanh. Chưa có ngân hàng xanh ở cấp liên bang ở Hoa Kỳ, nhưng điều đó có thể sớm thay đổi. Tổng thống Joe Biden đã bao gồm 27 tỷ đô la cho “Máy tăng tốc năng lượng sạch và bền vững” – CESA (The Clean Energy & Sustainability Accelerator) trong Kế hoạch việc làm ở Hoa Kỳ trị giá 2,25 nghìn tỷ đô la của ông. CESA có thể coi như là một cái tên dài hơn cho Ngân hàng Xanh quốc gia, nó là một tổ chức tài chính phi lợi nhuận độc lập, phi đảng phái sẽ tạo ra việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng sạch sẽ và có khả năng phục hồi dựa trên mô hình ngân hàng xanh đã được công nhận.

Các Ngân hàng Xanh chuyên biệt ở Hoa Kỳ đã phát triển các phương pháp và sản phẩm khác nhau nhằm thúc đẩy đầu tư năng lượng sạch vào các thị trường mới, có độ chuyên môn hoá cao và tận dụng được thế mạnh của từng bang của chúng cũng như kết hợp được các nguồn vốn công và tư hiệu quả. Một số ngân hàng tại Hoa Kỳ chuyên về một (hoặc một số) loại công nghệ tái tạo và / hoặc đặt mức phí cao hơn khi làm việc với các tiểu bang nơi khuôn khổ quy định và chính sách của chính phủ khuyến khích việc áp dụng sớm các công nghệ sạch. JPMorgan và Citigroup đo lường mức phát thải KNK của các khoản đầu tư vào ngành điện (chỉ Citigroup đối với các khoản đầu tư mới), khuyến khích phát triển năng lượng thay thế bằng cách định lượng

51

chi phí tài chính của phát thải, và sau đó nội bộ hóa chúng vào các phân tích tài chính liên quan đến giao dịch.

Để hiện thực hóa quy mô và giá trị chung của các hoạt động này, ở Hoa Kỳ còn có Hiệp hội Ngân hàng Xanh - một tổ chức với các thành viên là các ngân hàng xanh, nhà cung cấp vốn, nhà phát triển và những người ủng hộ năng lượng sạch khác làm việc cùng nhau để mở rộng và tăng tốc đầu tư năng lượng sạch trên khắp Hoa Kỳ nhằm tiếp cận nhiều hơn và nguồn vốn mới cũng như thúc đẩy đầu tư vào các thị trường và công nghệ ngày càng mở rộng. Nó kết nối các Ngân hàng Xanh trên toàn quốc thông qua mạng lưới, chia sẻ bí quyết và các dịch vụ khác để xây dựng một cộng đồng thực hành lớn mạnh và ngày càng phát triển. Hiệp hội giúp các Ngân hàng Xanh phát triển và nhân rộng các cấu trúc tài chính sáng tạo, sau đó kết hợp các giải pháp đó với nguồn vốn trên quy mô lớn. Hiệp hội làm việc với các nhà cung cấp vốn, người cho vay, nhà đầu tư, tổ chức và chính phủ để thiết kế các phương tiện đầu tư năng lượng sạch kết hợp hoạt động trên quy mô toàn quốc thông qua toàn bộ mạng lưới các Ngân hàng Xanh; làm việc với các nhà phát triển, công ty công nghệ và các thành phần thị trường khác đang tìm kiếm vốn và các giải pháp tài trợ sáng tạo để phục vụ việc kết nối họ với khoản đầu tư của Ngân hàng Xanh; đồng thời làm việc với các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức phi chính phủ, và những tổ chức khác đang tìm cách hỗ trợ việc mở rộng Ngân hàng Xanh thông qua truyền thông, vận động và chia sẻ thông tin trong ngành.

Hoa Kỳ cũng đã xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá và xếp hạng mức độ “xanh” của các ngân hàng, do Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) công bố định kỳ. Điều này tạo ra sự cạnh tranh, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc xanh hoá tại các ngân hàng, không một ngân hàng nào đứng bên ngoài xu hướng xanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu về ngân hàng xanh Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)