Hoạt động ngân hàng xanh của Trung Quốc nổi bật nhất ở các hoạt động tín dụng xanh. Sự phát triển của tín dụng xanh cũng đã bắt đầu thay đổi hành vi cho vay và vốn hóa của các ngân hàng Trung Quốc. Do áp lực quy định nhằm tăng nguồn tài chính cho các hoạt động xanh và sự hiểu biết ngày càng cao về rủi ro tài chính của danh mục đầu tư carbon cao, các ngân hàng đang tích hợp các tiêu chí xanh vào các quyết định cho vay và phân tích rủi ro tín dụng của họ. Tổng dư nợ cho vay xanh đang tăng lên so với tỷ trọng của tổng dư nợ tín dụng, tăng từ 8,8% vào năm 2013 lên 10,4% vào cuối năm 2019, đạt tổng cộng dồn hơn 10,6 nghìn tỷ NDT (1,5 nghìn tỷ USD). Phần lớn chuyển sang giao thông sạch và năng lượng sạch, chiếm lần lượt 45% và 24% tài chính xanh vào năm 2019. Các khoản vay xanh ở Trung Quốc đã
79
trong tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ “tín dụng xanh” tăng tương ứng từ 1,55% năm 2015 lên mức 3,69% năm 2020 (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2021)
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ dư nợ tín dụng xanh và dư nợ tín dụng khác
Nguồn: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2015-2020)
Về cơ cấu tín dụng xanh, số liệu từ Vụ tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết:
• Theo kỳ hạn, dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 76% dư nợ tín dụng xanh, trong đó, lãi suất cho vay các lĩnh vực xanh ngắn hạn từ 5-8%/năm, trung và dài hạn từ 9-12%/năm.
• Theo lĩnh vực, dư nợ tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh, chiếm 45% tổng dư nợ tín dụng xanh; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm 17%; quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn chiếm 11% và lâm nghiệp bền vững chiếm 5%.
1,55% 1,52% 2,73% 3,30% 3,54% 3,70% 98,45% 98,48% 97,27% 96,70% 96,46% 96,30% 2015 2016 2017 2018 2019 2020
80
Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng tín dụng xanh theo lĩnh vực năm 2020
Nguồn: Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2020)
Một số gói sản phẩm nổi bật trong lĩnh vực tín dụng xanh:
Năng lượng tái tạo: Việt Nam đã có kế hoạch thúc đẩy tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo lên 21% tổng công suất lắp đặt nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng đang gia tăng nhanh chóng và giảm 25% lượng phát thải khí nhà kính đến năm 2030. Đây chính là lí do khiến ngày càng nhiều các nhà đầu tư quan tâm đến việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo. Nhiều ngân hàng cũng đã bắt đầu có những gói cho vay giá trị lớn để thúc đẩy phát triển ngành năng lượng xanh này.
Bảng 1.1: Một số gói tín dụng nổi bật về năng lượng tái tạo
Ngân hàng Gói tín dụng nổi bật
BIDV - Phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa hỗ trợ cho các hộ gia đình trong liên kết tối đa 75% tổng vốn đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái với thời hạn 12-36 tháng, lãi suất 10%/năm để đầu tư hệ thống sản xuất điện mặt trời.
- Cấp tín dụng cho nhiều dự án điện gió lớn như dự án Hường Linh và Hường Linh 2 (Quảng Trị), tổng công suất 60MW và dự án Phương Mai 3 (Bình Định), công suất 20.7 MW
Sacombank - Chương trình cho vay lên dến 70% nhu cầu vốn đầu tư dự án điện mặt trời dành cho khách hàng doanh nghiệp tại khu vực Tây
45%
17% 11% 5%
22%
Nông nghiệp xanh
Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch
Quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn Lâm nghiệp bền vững Khác
81
Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, lãi suất ưu đãi 8.5%/năm đầu tiên, thời gian vay tối đa 96 tháng.
- Triển khai gói cho vay hạn mức tối đa 500 triệu đồng, lãi suất giảm 1% so với lãi suất hiện hành, thời hạn vay tối đa 60 tháng cho khách hàng cá nhân có nhu cầu mua thiết bị điện năng lượng mặt trời phục vụ trong sinh hoạt và kinh doanh sản xuất
TPBank Tài trợ 11.000 tỷ đồng cho các dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất 1.6GW của Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) trong vòng 2 năm, được sử dụng cho các dự án điện gió với tổng công suất 6550MW tại tỉnh Cà Mau, Vũng Tàu, Sóc Trăng, Trà Vinh; Nhà máy điện mặt trời 330MW tại Bình Định và các dự án điện mặt trời mái nhà.
Vietcombank Cho vay 3 dự án là Srepok 1, Srepok 2 và BP Solar. Srepok 1 có tổng mức đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng tại Đăk Lăk, Srepok 2 và BP Solar 1 là 2 dự án ở Phước Hữu, Ninh Thuận. Ngoài ra Vietcombank đã cho vay 360 tỷ đồng để thực hiện dự án Nhà máy thuỷ điện Bản Ang tại Nghệ An.
HDBank Dành 7.000 tỷ đồng cho các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và tính đến năm 2018 đã cấp 3.000 tỷ đồng cho các dự án năng lượng điện mặt trời. Cụ thể, HDBank cho vay với doanh nghiệp đầu tư dự án điện mặt trời trên mái nhà, tỷ lệ vay lên đến 70%, thời hạn cho vay 5 năm
Nam Á Bank Ký kết với Quỹ hợp tác khí hậu toàn cầu về việc triển khai chương trình Tín dụng xanh tại Việt Nam. Theo đó, ngân hàng sẽ cấp tín dụng xanh trung và dài hạn cho các dự án thúc đẩy giảm khí thải CO2 và các dự án tiết kiệm 20% nhu cầu năng lượng.
MB Cung cấp một nguồn tài chính cho 34 dự án điện mặt trời và điện gió với tổng quy mô vào khoảng 70.000 tỷ đồng, giúp các chủ
82
đầu tư tạo ra khoảng 3.600 MW điện năng lượng tái tạo, góp phần gia tăng nguồn năng lượng sạch đáp ứng nhu cầu tăng trưởng bền vững của nền kinh tế
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Trong số các lĩnh vực được tài trợ, nông nghiệp xanh cũng được các ngân hàng chú trọng. Nông nghiệp xanh là nền nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần vào sự phát triển kinh tế xanh.
Bảng 3.2: Một số gói tín dụng nổi bật về nông nghiệp xanh
Ngân hàng Gói tín dụng nổi bật
Vietcombank, VietinBank, HDBank, BacABank, Sacombank, ACB
Gói tín dụng 135.000 tỷ đồng dành cho nông nghiệp công nghệ cao ra đời theo Quyết định 813/QĐ-NHNN, trong đó các ngân hàng Vietcombank, VietinBank, HDBank, mỗi ngân hàng đăng ký tài trợ 10.000 tỷ đồng, BacABank, Sacombank, ACB đăng ký tổng cộng 55.000 tỷ đồng.
Agribank - Giảm lãi suất cho vay từ 0.5%/năm đến 1.5%/năm cho khách hàng tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp xanh, tuỳ từng trường hợp cụ thể khi khách hàng tham gia vào các khâu khác nhau của quá trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cung ứng vật tư đầu vào, sản xuát hoăc tiêu thụ sản phẩm.
- Khách hàng vay vốn theo chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch được miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Agribank, giảm 50% theo mức phí quy định hiện hành của Agribank đối với chuyển tiền ngoài hệ thống Agribank
HDBank - Triển khai chương trình cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với hạn mức 10.000 tỷ đồng theo yêu cầu của Chính
83
phủ và NHNN. CỤ thể, trong chương trình này, HDBank áp dụng lãi suất thấp hơn 1% so với lãi suất thông thường. Hạn mức cho vay có thể đạt tới 80% và doanh nghiệp được thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay. Kỳ hạn vay tối đa lên tới 10 năm.
- Triển khai nhiều chương trình liên kết với các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi trong cả nươc cũng như xây dựng các chương trình xuất khẩu đi kèm các giải pháp tài chính chuyên biệt nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến tay người tiêu dùng
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Nước sạch là cũng là lĩnh vực mà các ngân hàng ưu tiên cấp tín dụng. Đây là tài nguyên quý giá, không thể thiếu trong đời sống của con người. Cấp nước sạch và vệ sinh nông thông đã trở thành chiến lược quốc gia thông qua quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ. Ngân hàng ADB cho dự án Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng miền Trung vay vốn 45 triệu USD, Agribank tham gia dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thông vùng đồng bằng sông Hồng do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ…
Trong lĩnh vực Lâm nghiệp: ngân hàng Agribank được chỉ định là ngân hàng phục vụ dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu ven biển (FMCR). Mục tiêu của Dự án FMCR là cải thiện quản lý rừng ven biển nhằm tăng khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; đồng thời kéo dài, nâng cao chuỗi giá trị cho sản phẩm lâm nghiệp, cải thiện sinh kế cho người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng ven biển.
Ngoài các lĩnh vực nêu trên, các ngân hàng còn mở rộng ra các lĩnh vực khác, cụ thể như sau:
Bảng 3.3: Các gói tín dụng nổi bật trong một số lĩnh vực khác
Ngân hàng Gói tín dụng nổi bật
Nam Á Bank Cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân, cho vay mua ô tô, vay tiêu dùng, vay đầu tư, vay xây dựng – sửa chữa nhà
84
cửa, … với điều kiện là các nhu cầu này không gây tác động xấu tới môi trường. Ví dụ, việc cấp vốn tín dụng xanh cho nhu cầu vay mua ô tô với điều kiện dòng xe này đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải Euro 4 trở lên
SHB Thực hiện tài trợ các doanh nghiệp ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản và lĩnh vực quản lý và xử lý rác thải, nước thải, hoạt động chuyên môn và chuyển giao công nghệ như: Dự án Rivera Park Sài Gòn, Khu đô thị mới Phú Cường – Kiên Giang, Dự án Evergreen Quận 7, TPHCM VietinBank, BIDV,
MB
Ký kết hợp đồng nguyên tắc về phát triển du lịch canh cho ba dự án tại Kiên Giang, Cần Thơ với tổng số vốn cho vay khoảng 1.000 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực du lịch sinh thái, xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
3.1.2.2 Đối với các hoạt động xanh hoá ngân hàng khác
Hiện nay, quy mô ngày càng tăng của các ngân hàng làm tăng lượng khí thải cac-bon ra môi trường xung quanh. Với số lượng các chi nhánh khổng lồ, các ngân hàng sẽ làm tăng đáng kể lượng khí thải cacbon vào môi trường do sử dụng nhiều năng lượng, máy điều hòa, thiết bị in ấn… Để giảm lượng cacbon khách hàng cần thay đổi thói quen sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt và giao dịch qua ngân hàng điện tử, đồng thời xanh hoá nhiều hoạt động nội bộ ngân hàng.
Theo thống kê, chỉ tính đến năm 2017, Việt Nam đã có 65 ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng dịch vụ internet banking, 35 cung ứng dịch vụ mobile banking và nhiều tổ chức trung gian cung ứng các dịch vụ thanh toán điện tử (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2017). Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, người dân đã sử dụng ngày càng nhiều hơn các dịch vụ thanh toán qua ví điện tử, quét mã QRCode để thanh toán, đặt mua hàng mà không cần đến trực tiếp các cửa hàng, trung tâm thương mại,…Các dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển đa dạng và tiện ích, linh hoạt theo nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường. Gắn liền với các yếu tố thị trường, mỗi ngân hàng có những sản phẩm hấp dẫn thu hút
85
khách theo từng phân khúc thị trường và lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Dịch vụ internet banking, mobile banking phát triển nhanh và đạt tốc độ tăng trưởng khá, gắn liền với quá trình phát triển của các hoạt động TMĐT và các dịch vụ ăn uống, giải trí, du lịch, giao thông vận tải. Đây là điều kiện rất thuận lợi để các ngân hàng thương mại nói chung và trên địa bàn các thành phố lớn nói riêng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại ứng dụng trên nền tảng công nghệ số, trên môi trường mạng; máy tính và điện thoại thông minh. Theo đó, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tăng trưởng nhanh qua từng năm. Trong đó, doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ thanh toán qua internet bình quân tăng khoảng 11,58%/năm, cá nhân tăng 11,04%/năm, khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua Mobile bình quân tăng 10,5%/năm (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2020). Tuy nhiên, việc đẩy mạnh không dùng tiền mặt cũng gặp phải một số rào cản, người dân Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt, đặc biệt là người nằm ngoài khu vực thành thị và có độ tuổi trung niên trở lên.
Nhận thấy những tác hại về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của đất nước, ban lãnh đạo Ngân hàng Bưu điện Liên Việt quyết định triển khai Chương trình Ngân hàng xanh để đưa hoạt động bảo vệ môi trường trở thành một trong các hoạt động xã hội trọng tâm về lâu dài, hướng tới mục đích cải thiện môi trường, chất lượng cuộc sống, bảo vệ tự nhiên thông qua các mục tiêu như giảm thiểu sử dụng các loại khí thải, rác thải gây ô nhiễm. Đồng thời xây dựng hình ảnh Ngân hàng phát triển bền vững, mở rộng các hoạt động Xanh hướng tới công chúng, thông qua việc đầu tư và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường và các chương trình Marketing như E-banking, Tiết kiệm Xanh, Tín dụng Xanh và Thứ Hai Xanh … Chương trình “Ngân hàng xanh” của Bưu điện Liên Việt được triển khai ở đồng thời hai môi trường nội bộ và bên ngoài. Trong môi trường nội bộ, nội dung của Chiến dịch này là Chương trình “Hành động xanh” gồm 3 hoạt động chính:
Một là, xây dựng Văn phòng Xanh (Green Office): là hình thức phát động thi đua tiết kiệm điện, văn phòng phẩm, sử dụng điện thoại và tiết giảm trong việc sử dụng các tài sản công cộng như nước, giấy vệ sinh… để tạo ra không gian làm việc cũng chính là không gian sống Xanh-Sạch-Đẹp.
86
Hai là, đổi giấy lấy cây Xanh (Green Paper): là phong trào phát động thu gom và tái sử dụng giấy vào các mục đích hướng tới môi trường.
Ba là, xây dựng Quầy giao dịch Xanh vì nụ cười Khách hàng (Green Smile): Cải thiện hình ảnh thẩm mỹ, ngăn nắp, sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh khu vực Quầy giao dịch, xây dựng hình ảnh nhân viên LienVietPostBank thân thiện, chuyên nghiệp
Theo Báo cáo Phát triển bền vững thường niên của Sacombank cũng ghi nhận các nỗ lực, thực hành nội bộ nhằm đóng góp cải thiện môi trường như thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí hoạt động thông qua sử dụng năng lượng hiệu quả (xăng dầu, điện nước sinh hoạt, di chuyển, thiết bị văn phòng), hạn chế sử dụng giấy in (mô hình văn phòng không giấy E-ofice), chuẩn hóa quy trình và không gian làm việc nhằm giảm tiêu thụ điện năng và phát thải, tăng cường nhận thức môi trường cho cộng đồng khách hàng và đối tác (như khuyến khích sử dụng sao kê điện tử). Sacombank không chỉ triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử từ khá lâu, mới đây, Sacombank cũng đã trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam dừng hoàn toàn cấp mã Pin thẻ bằng hình thức in ra giấy để góp phần bảo vệ môi trường; đồng thời,