Đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu về ngân hàng xanh Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam (Trang 98 - 101)

3.1.1.1 Mặt tích cực

Có thể thấy Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan đã ban hành nhiều kế hoạch, nghị quyết, nghị định, quyết định nhằm tăng cường bảo vệ và cải thiện chất lượng

87

môi trường cũng như khuyến khích và hướng dẫn các hoạt động ngân hàng xanh và tín dụng xanh.

Trên cơ sở những văn bản pháp lý, hướng dẫn của Chính phủ và cơ quan quản lý về đẩy mạnh việc thực hiện tăng trưởng xanh, trong đó có hoạt động Ngân hàng xanh, bước đầu đã thúc đẩy một số ngân hàng thương mại quan tâm nhiều hơn đến hoạt động Ngân hàng xanh như xây dựng định hướng phát triển “Ngân hàng xanh”, xây dựng hệ thống quản lý môi trường và xã hội, triển khai các gói hỗ trợ tín dụng xanh cho các dự án như kinh doanh năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, xử lý tái chế rác thải môi trường, giảm thiểu các tác động biến đổi khí hậu...

NHNN cũng đã có những bước đi ban đầu hướng tới Ngân hàng xanh thông qua việc ký các thoản thuận hợp tác với Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) xây dựng quy định về quản lý rủi ro môi trường và xã hội áp dụng trong ngành Ngân hàng, xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá rủi ro môi trường, xã hội đối với từng ngành, tiêu chí về các khoản tín dụng đầu tư phải thẩm định rủi ro môi trường…Các NHTM cũng đã và đang phát triển mạnh kênh thanh toán xanh, thực hiện môi trường xanh trong hoạt động ngân hàng. Xã hội dần tiếp nhận các dịch vụ ngân hàng thông qua ngân hàng điện tử, giảm thiểu giao dịch bằng tiền mặt. Hoạt động nội bộ xanh đã được các ngân hàng chú trọng thực hiện với việc ứng dụng khoa học công nghệ nhằm giảm thiểu việc sử dụng giấy, sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng như hệ thống chiếu sáng, điều hòa, máy in, xây dựng không gian xanh. Nhìn chung các ngân hàng lớn đã đạt đến cấp độ 3 của ngân hàng xanh trong mô hình của Kaeufer (2010), nhưng còn cần rất nhiều nỗ lực để đạt lên đến cấp tiếp theo.

88

3.1.2.2 Mặt hạn chế

Khuôn khổ pháp lý về ngân hàng xanh vẫn chưa được hoàn thiện dựa trên các thông tệ tốt quốc tế, vẫn còn mang nhiều tính định hướng, chưa có nhiều các quy định mang tính bắt buộc hoặc chế tài nghiêm khắc. Chính phủ đưa ra được bộ khái niệm, điều kiện cũng như các quy định, tiêu chuẩn về danh mục các ngành/lĩnh vực xanh nhưng vẫn chưa thực sự cụ thể và sát thực tế, trong khi các dự án đầu tư xanh thường phức tạp, luôn tiềm ẩn rủi ro và không dễ dàng triển khai, khiến các NHTM vẫn còn e dè và gặp nhiều khó khăn.

Các quy định, định nghĩa cụ thể về các danh mục, ngành lĩnh vực xanh vẫn chưa được thống nhất để có thể áp dụng chung trên cả nước. Điều này dẫn tới sự khó khăn cho các NHTM trong việc lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh. Đồng thời, lĩnh vực xanh hiện vẫn thiếu các tiêu chí đánh giá công cụ đo lường tác động đến môi trường để hỗ trợ xây dựng chính sách, sản phẩm phát triển tín dụng xanh.

Các chính sách hỗ trợ chưa giải quyết hiệu quả được vấn đề nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện phát triển ngân hàng xanh, đặc biệt là tín dụng xanh. Nguồn lực tài chính hiện nay cho tín dụng xanh của các ngân hàng đa phần vẫn đang phải dựa vào các chương trình, dự án có nguồn tài trợ quốc tế. Việc huy động nguồn vốn xanh qua thị trường tài chính còn hạn chế. Để tạo nguồn vốn cho các dự án xanh, ngân hàng cần phải bổ sung thêm vốn trung dài hạn. Trong khi đó, thị trường trái phiếu xanh chưa phát triển, các định chế tài chính như quỹ hưu trí, quỹ tín thác… hoạt động còn hạn chế. Do đó, nếu không đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn phát triển trong nước thì các dự án xanh sẽ phải tìm kiếm nguồn vốn trung dài hạn ở bên ngoài với chi phí cao hơn. Các phương án kinh doanh cũng cần phải đáp ứng được các điều kiện khắt khe về bảo vệ môi trường, các thủ tục vay vốn phức tạp, khách hàng sẽ ít có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng xanh của ngân hàng nếu không có hỗ trợ lãi suất hay những cơ chế ưu đãi khác. Có thể nói, các dự án xanh được xem là lĩnh vực được ưu tiên cho vay vốn, tuy nhiên, trên thực tế lãi suất cho vay đối với các dự án xanh về cơ bản vẫn chưa có sự khác biệt với các khoản vay khác của ngân hàng.

89

Tuy đã có nhiều ngân hàng đã và đang quan tâm, chú trọng xây dựng và tích hợp các quy trình, tiêu chuẩn đánh giá rủi ro môi trường – xã hội vào việc đánh giá và thẩm định các dự án đầu tư tuy nhiên năng lực của các ngân hàng trong việc thực hiện còn hạn chế, vướng mắc quy trình lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát hoạt động tín dụng xanh. Đồng thời, các ngân hàng Việt Nam chưa có kinh nghiệm về các công nghệ mới, gặp khó khăn về các khoản tín dụng cho năng lượng mới, thường đánh giá rủi ro các dự án này còn cao, do đó giảm việc hỗ trợ vốn một cách hiệu quả so với các dự án thông thường. Đặc biệt, tình trạng chung của các ngân hàng Việt Nam hiện nay là quá tập trung vào các tài sản thế chấp thay vì quan tâm đến dòng tiền đầu tư vào dự án. Các ngân hàng ưa thích các dự án ngắn hạn thông thường hơn, trong khi các chương trình tiết kiệm năng lượng dài hạn hơn lại không được chấp thuận như một khoản đầu tư, lựa chọn hoàn trả hay tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, khuôn khổ chính sách chung của Việt Nam chưa cụ thể hóa, phần nào khiến các nhà đầu tư thiếu động lực đầu tư vào công nghệ xanh. Việc lãi suất cho vay không được ưu đãi nhiều cũng bổ sung thêm các yếu tố giảm động lực cho doanh nghiệp đầu tư công nghệ xanh. Các sản phẩm ngân hàng xanh cũng chưa đa dạng và chưa mang được dâú ấn riêng để thu hút khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu về ngân hàng xanh Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)