Sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán hoạt động thu, chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 25 - 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1.2.Sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội

1.2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THU, CHI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.2.1.2.Sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung an tồn về tài chính, là một quỹ tích lũy và tiêu dùng, là tập hợp những phƣơng tiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu phát sinh về BHXH đồng thời là một quỹ dự phòng, là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển.

Xác định mục đích sử dụng của quỹ BHXH là một trong những vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo quỹ đƣợc sử dụng đúng với mục đích thành lập quỹ. Đồng thời tránh việc thất thoát gây ảnh hƣởng đến hoạt động của tổ chức cũng nhƣ quyền lợi của ngƣời tham gia BHXH.

Theo Điều 84 Luật BHXH năm 2014 [22] quy định về sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội nhƣ sau:

Thứ nhất, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động theo quy định tại Chƣơng III và Chƣơng IV của Luật BHXH năm 2014.[22]

Đây là khoản chi chính và chiếm tỉ trọng cao nhất trong quỹ BHXH, quỹ đƣợc chi cho các khoản gồm: chi trả lƣơng hƣu, tử tuất, chi trả chế độ cho ngƣời lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản…

Chi trả các chế độ cho ngƣời lao động cũng là mục đích chính để hình thành quỹ BHXH, đảm bảo cho ngƣời dân có một cuộc sống tốt hơn, có thể an tâm làm việc và đỡ đi một phần gánh nặng khi về già hoặc không may gặp rủi ro. Thứ hai, đóng bảo hiểm y tế cho ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu hoặc nghỉ việc hƣởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hƣởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hƣởng trợ cấp ốm đau đối với ngƣời lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

Thứ ba, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 90 của Luật BHXH năm 2014.[22]

đƣợc hƣởng theo quy định, quỹ bảo hiểm xã hội còn đƣợc sử dụng để chi trả chi phí quản lý BHXH.

Các chi phí quản lý bao gồm chi phí nhƣ:

+ Chi phí tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội.

+ Chi phí cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý ngƣời tham gia, ngƣời thụ hƣởng bảo hiểm xã hội.

+ Chi phí tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp.

Thứ tƣ, trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trƣờng hợp không do ngƣời sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hƣởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Thứ năm, đầu tƣ để bảo toàn và tăng trƣởng quỹ theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 của Luật BHXH năm 2014.[22]

+ Nguyên tắc đầu tƣ: Hoạt động đầu tƣ vào quỹ BHXH phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ.

+ Các hình thức đầu tƣ gồm có: Mua trái phiếu chính phủ; Gửi tiền tại các ngân hàng thƣơng mại có chất lƣợng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam; Cho ngân sách nhà nƣớc vay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán hoạt động thu, chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 25 - 26)