Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội:

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản cầm quyền Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng trong giai đoạn hiện nay” (Trang 41 - 43)

chức chính trị - xã hội:

Để tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy được tính độc lập hoạt động một cách hiệu quả theo tôn chỉ và mục đích của mình, cần phải có những bước đi phù hợp.

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Chỉ có phương thức lãnh đạo đúng đắn chúng ta mới có thể phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức này. Điều đó cần được thực hiện qua các vấn đề cụ thể như: nâng cao chất lượng các định hướng trong chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội về các mặt chính trị, tư tưởng, nội dung và phương thức hoạt động, tổ chức và cán bộ. Đảng lãnh đạo bằng việc định hướng trong chủ trương, đường lối. Tuy nhiên các định hướng đó cần phải được đưa ra dựa trên những nghiên cứu tin cậy và phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ hai, thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Nhu cầu thể chế hóa việc lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội xuất phát từ đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thể chế hoá phương thức lãnh đạo của Đảng cũng có ý nghĩa là đề cao trách nhiệm của Đảng bằng pháp luật trước nhân dân, nhằm cụ thể hóa Điều 4 Hiến

pháp. Hệ thống quy phạm đó phải xác định rõ thẩm quyền, phạm vi và trách nhiệm… sự lãnh đạo của Đảng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong quan hệ với chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng.

Từ khía cạnh này cho thấy, Đảng cần kiểm soát lại tất cả các văn bản luật pháp về Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, từ đó tiếp tục phát triển hoàn chỉnh, tạo ra một hành lang pháp lý rộng mở, dân chủ để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hoạt động.

Một khi các quan điểm, đường lối của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật, thì Đảng sẽ lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thông qua hệ thống pháp luật này, chứ không phải bằng sự chỉ đạo cụ thể, mệnh lệnh trực tiếp. Bằng cách này, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vừa có hành lang pháp lý, không gian hoạt động, vừa đảm bảo tính độc lập, chủ động trong tổ chức và hoạt động.

Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, độc lập của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Sự tồn tại và phát triển của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là một nhu cầu tự nhiên, tự nguyện của các thành viên tham gia tổ chức. Sự phát triển của xã hội tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu hình thành các tổ chức, hiệp hội với những mục đích, nội dung và phương thức hoạt động khác nhau. Đảng không nên hành chính hóa, công chức hóa các tổ chức và những người đứng đầu của các tổ chức này, biến nó thành công cụ, cánh tay nối dài của Đảng, hay thậm chí chỉ là sự tồn tại mang tính hình thức. Điều này vừa gây lãng phí nguồn lực của nhà nước và xã hội, vừa tạo nên sự chồng chéo chức năng trong hệ thống chính trị.

Để thực hiện đúng nguyên tắc này, Đảng phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Sự lãnh đạo này cần nhấn mạnh vào cách thức tuyên truyền, vận động, thuyết phục chứ kông phải bằng mệnh lệnh mang tính áp đặt.

Các tổ chức chính trị - xã hội là một thành tố trong hệ thống chính trị, đóng vai trò là cơ sở xã hội của Nhà nước, tham gia giám sát, phản biện đối với các chính sách, hoạt động của Nhà nước, của chính quyền nhân dân. Song cần phải khẳng định

rằng, hoạt động của các tổ chức này hoàn toàn không có và không thể mang tính chất quyền lực nhà nước. Do đó, cần phải khắc phục tình trạng hành chính hóa, nhà nước hóa hiện nay của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Các cán bộ của Mặt trận Tổ quốc cũng như các tổ chức chính trị - xã hội không thể có vị trí công việc và ăn lương giống như công chức nhà nước, không phải trở thành cơ quan hưởng ngân sách nhà nước và tham gia vào các công việc của Nhà nước, làm cho Nhà nước vừa cồng kềnh, trùng lặp chức năng, vừa phải tăng thêm gánh nặng chi tiêu.

Chủ trương phát triển Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội với vai trò là người phản biện, giám sát đối với các chính sách của Đảng và Nhà nước là đúng, nhưng cách thức và biện pháp còn nhiều điểm chưa phù hợp. Để phát huy được vai trò này thì Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội lại càng phải độc lập với Nhà nước trên nhiều phương diện, từ tài chính đến tổ chức và con người.

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản cầm quyền Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng trong giai đoạn hiện nay” (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w