Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực Văn hóa

Một phần của tài liệu CHIÊU HỒN THẬP LOẠI CHÚNG SINH TRONG THỰC HÀNH NGHI LỄ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (Trang 66 - 86)

Giá trị văn hóa tâm linh dân tộc chiếm vị trí quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam đều có quyền tự hào về kho tàng di sản văn hóa mà ông cha đã để lại, từ đó nâng cao trách nhiệm, quyết tâm hành động để gìn giữ kho tàng di sản văn hóa mãi trường tồn và ngày một thăng hoa…

Trách nhiệm bảo tồn những giá trị văn hóa tâm linh, văn chương dân tộc của

Chiêu hồn thập loại chúng sinh không chỉ ở những người hoạt động trong lĩnh vực tôn

giáo, tín ngưỡng mà còn hết sức quan trọng với những người trong lĩnh vực văn hóa, văn chương.

Các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa Phật giáo nên có những một cách hệ thống thực trạng tình hình quản lý văn hóa Phật giáo ở nước ta trong những năm vừa qua, từ việc bố trí các cơ sở thờ tự, đến việc xây sửa các cơ sở thờ tự dưới các góc độ văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, địa lý... Từ đó đặt ra những nhiệm vụ trong thời gian tới phải làm gì để nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tâm linh nói chung, văn hóa Phật giáo nói riêng, góp phần chấn hưng nền văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển văn hóa đất nước.

Tăng cường truyền bá, phổ biến các giá trị văn hóa tâm linh truyền thống, văn chương dân tộc, trong đó tác phẩm Chiêu hồn thập loại chúng sinh và các nghi lễ của nó; giáo dục tri thức về văn hóa dân tộc trong xã hội từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa tâm linh truyền thống. Trên cơ sở hiểu biết những cái hay, cái đẹp, những giá trị nhân văn sâu sắc của văn hóa truyền thống, nâng lên thành niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, quyết tâm hành động trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó.

Các cơ quan chức năng ngành văn hóa, văn chương thực hiện tốt công tác văn hóa thông tin, bảo đảm định hướng, dẫn đường đối với xã hội. Đa dạng hóa công tác truyền bá văn hóa, phổ biến sâu rộng các giá trị văn hóa tâm linh truyền thống, văn

66

chương của dân tộc qua các phương tiện, cách thức, như thông qua các kỳ sinh hoạt đoàn, đội, hội, các hoạt động về nguồn, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, qua các cuộc thi tìm hiểu, dã ngoại, tổ chức tham quan các di tích lịch sử và về nguồn cội...

Cần xây dựng và hoàn thiện các chủ trương, chính sách về phát triển đời sống văn hóa tâm linh. Thực hiện một cách dài lâu có chiến lược, kế hoạch; nhằm xây dựng môi trường văn hóa tâm linh lành mạnh cho người dân, bảo đảm phát triển văn hóa, bảo vệ giá trị văn hóa, văn chương dân tộc trong đó có Chiêu hồn thập loại chúng sinh của đại thi Nguyễn Du.

Tăng cường đầu tư phát triển các thiết chế văn hóa ở cơ sở như nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng, xây dựng tủ sách truyền thống, phòng lưu niệm,… để người dân tìm hiểu, thực hành về văn hóa truyền thống, văn chương dân tộc.

Sự cộng hưởng từ những việc làm cụ thể, thiết thực của mỗi cá nhân, tổ chức lĩnh vực văn hóa, văn chương sẽ trực tiếp quyết định việc giữ gìn bản sắc, văn chương dân tộc. Đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực về văn hóa, văn chương. Chủ động theo dõi và kịp thời nắm bắt, uốn nắn và xử lý các biểu hiện lệch lạc trong việc tham gia sáng tạo, tiếp nhận, thực hành văn hóa tâm linh dân gian, văn chương. Có các biện pháp, cách thức đấu tranh kiên quyết với các hiện tượng phản văn hóa.

Tổ chức các hoạt động quảng bá, giao lưu văn hóa tâm linh, văn chương trong đó có Chiêu hồn thập loại chúng sinh. Tăng cường và đổi mới việc tổ chức những đợt

sinh hoạt truyền thống sinh động nhân các ngày lễ lớn để bổ sung thêm các kiến thức về văn hóa, văn chương dân tộc.

67

KẾT LUẬN

Văn hóa tâm linh trong thời gian gần đây luôn được công chúng dành cho sự quan tâm không hề nhỏ. Nó được đưa ra bàn luận, nhìn nhận, đánh giá khai thác ở nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội từ dân chúng bình dân đến những tri thức, các nhà khoa học.Qua việc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu đời sống văn hóa tâm người Việt qua văn Chiêu hồn thập loại chúng sinh của Nguyễn Du, chúng tôi xin rút ra một số kết luận sau:

1. Vấn đề văn hóa tâm linh trong đời sống người Việt Nam luôn có một giá trị nhất định. Cuộc sống còn nhiều chết chóc, buồn đau thì văn hóa tâm linh còn cần thiết cho con người. Ra đời và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, qua các thế hệ, các yếu tố tâm linh được giữ gìn và phát huy lên tầm cao mới, nó không chỉ là một bộ phận thiết yếu của cuộc sống mà còn góp phần làm thăng hoa đời sống tinh thần của người Việt. Bởi nhu cầu tâm linh là nhu cầu chính đáng, không thể thiếu của con người. Thể hiện niềm tin thiêng liêng của con người vào thế giới thần linh, huyền bí, niềm tin vào cõi siêu hình, cái bình an tốt đẹp, cái cao cả rong cuộc sống đời thường. Tuy rằng ngày nay, một số hiện tượng tâm linh được xem là hành động mê tín dị đoan, cuồng tín,…nhưng xét cho cùng, nó sẽ rất cần thiết khi muốn đi sâu, khám phá hết những điều phong phú của đời sống tâm linh con người.

2. Trong chiều dài văn học Việt Nam, Chiêu hồn thập loại chúng sinh của

Nguyễn Du vẫn giữ nguyên giá trị ứng dụng trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc. Với ý nghĩa to lớn đó, người thời nay nên phát huy hơn nữa những nét văn hóa truyền thống dân tộc trong việc bồi dưỡng tinh thần cho người dân, nhất là giúp cho thế hệ trẻ hiện nay tiếp cận gần hơn với truyền thống văn hóa xưa của cha ông, tìm lại các giá trị chân thiện mỹ, đậm chất nhân sinh nhân bản trong đời sống tinh thần của con người.

Mặc dù ngày nay, chúng ta thật khó tưởng tượng được trọn vẹn không khí văn hóa, bối cảnh xã hội của thời đại Nguyễn Du, nhưng chúng ta vẫn có thể trở về với tác phẩm Chiêu hồn thập loại chúng sinh để có cái nhìn nhân sinh quan cùng thời với ông. Khám phá trong tầng sâu nhận thức của con người ngày ấy, luôn tôn sùng những thế lực quyền năng, huyền bí trong thế giới tâm linh rộng lớn. Tất cả đó là một khoảng bao la huyền bí nhưng Nguyễn Du lại cảm nhận được nó một cách nhất quán, từ những lời

68

mang tính triết lý nhân sinh, miêu tả đa dạng các số phận. Chính niềm tin vào thế giới siêu hình này đã chi phối góc nhìn nhận, tư tưởng quan điểm của ông. Và do vậy, trong thế giới hiện thực khách quan, có thể nhìn thấy, đánh giá nhận xét cụ thể các sự vật hiện tượng mà còn ở một số thế giới khác, thế giới của Trời, Phật, thần, thánh, cũng những linh hồn, ma quỷ..,và để thông linh với thế giới ấy, con người trần thế có thể thắp hương, cúng bái, cầu nguyện, gọi hồn…cũng như tin rằng bằng sự cố gắng của bản thân mình có thể dịch chuyển được những gì đã định sẵn cho mình. Phải chăng những yếu tố tâm linh được Nguyễn Du đưa vào tác phẩm là thông điệp muốn gửi gắm vào mọi người hãy tin vào chính mình, nỗ lực hết mình thì có trắc trở cũng thuận buồm xuôi gió.

3. Nghiên cứu tác phẩm Chiêu hồn thập loại chúng sinh của Đại thi hào Nguyễn Du dưới góc nhìn văn hóa tâm linh và những ứng dụng vào đời sống tín ngưỡng, tôn giáo là lĩnh vực vừa quen vừa mới để tìm ra nét độc đáo của văn hóa dân tộc. Cho nên, trên chặng đường biến động của văn học, văn học trung đại nói chung và các sáng tác của Nguyễn Du nói riêng có giá trị kết nối văn hóa, văn học trung đại đến văn học hiện đại.

Yếu tố tâm linh trải dài trong Chiêu hồn thập loại chúng sinh của Nguyễn Du,

đằng sau đó là những vấn đề thực tại, những tâm tư nguyện vọng, khát vọng của nhân dân. Nó luôn ám ảnh, chi phối khiến tác phẩm của ông thấm đượm bi thương, u buồn song lại vẫn nhận thấy những dấu hiệu tích cực, lạc quan, tốt đẹp của một tấm lòng cao cả với đời.

Cùng với các yếu tố khác trong truyền thống văn hóa Việt, yếu tố tâm linh thực sự góp phần làm cho Chiêu hồn thập loại chúng sinh cũng như các sáng tác khác của ông có giá trị, sức sống lâu bền và tìm được sự đồng điệu, chia sẻ ở người đọc các thế hệ.

Trong giới hạn của một nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã cố gắng bắt đầu từ thống kê, phân loại, hệ thống các biểu hiện của văn hóa tâm linh trong đời sống người dân để từ đó tìm hiều những chiêm nghiệm, suy tư của Nguyễn Du về nhân sinh, thời cuộc. Kết quả này còn chưa đầy đủ, toàn diện, chúng tôi hi vọng có điều kiện và cơ hội để khảo sát đề tài một cách bài bản, kỹ lưỡng hơn.

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Hội nhà văn, H. 2. Toan Ánh (2005), Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam, Quyển hạ, Nxb Trẻ. 3. Phan Kế Bính (2006), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học, Hà Nội.

4. Lý Khắc Chung (2002), Chuyện tâm linh Việt Nam, Nxb dân tộc, Hà Nội.

5. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

6. Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hoá Tâm linh, Nxb Văn hoá thông tin 7. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội. 8. Nguyễn Đăng Duy (2001), Đạo giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội 9. Mai Thanh Hải (2003), Từ điển tôn giáo, Nxb Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội.

10. Chơn Hạnh (1970), Nguyễn Du trên con đường trở về Phật giáo, Tạp chí tư tưởng (8).

11. Hoàng Xuân Hãn, Lễ vu lan với Văn tế cô hồn, Tạp chí Văn học số 2- 1977.

12. Vũ Văn Kính, Mấy ý kiến về việc hiệu đính Văn tế thập loại chúng sinh, Tạp chí Văn học, số 4-1978.

13. Đinh Gia Khánh (2002), Văn học Việt Nam từ nửa đầu thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ

XVIII, Nxb Giáo dục.

14. Mai Quốc Liên, Nguyễn Minh Hoàng (2015), Nguyễn Du toàn tập (tập 1), Nxb Văn học.

15. Quảng Minh (2013), Thuỷ lục chư khoa, Nxb Hồng Đức.

16. Sơn Nam, Nói thêm về tâm linh trong liên hệ với văn hoá Việt Nam , Văn hoá Việt

Nam – Đặc trưng và cách tiếp cận, Nxb Giáo dục.

17. Mai Ngữ (1994), Thử bàn về thế giới tâm linh, Báo văn nghệ (37). 18. Vũ Ngọc Phan (1998), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb KH XH.

19. Hoàng Phê chủ biên (2003), Từ điển Tiếng Việt 2000, Nxb Đà Nẵng, Trung Tâm từ điển học.

20. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb GD. 21. Phạm Công Sơn (2002), Văn hoá phong tục Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc. 22. Hồ Bá Thâm, Tín ngưỡng dân gian- một lĩnh vực trong đời sống tâm linh cần

70

23. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

24. Trần Ngọc Thêm (2001), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb GD, TP.HCM.

25. Đàm Quang Thiện, Chiêu hồn thập loại chúng sinh, hiệu chú, Sài Gòn, Nam Chi tùng thư, 1965.

26. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

27. Nguyễn Tài Thư (1999), Tam giáo đồng nguyên – hiện tượng tư tưởng chung của

các nước Đông Nam Á, Tạp chí Hán Nôm (3)

28. E.B Tylor (2000), Văn hoá nguyên thuỷ, Tạp chí văn hoá văn nghệ, H.

29. Lê Thu Yến (2001), Nguyễn Du và Truyện Kiều trong cảm hứng thơ người đời

sau (từ 1930 đến nay), Nxb Giáo Dục.

30. Lê Thu Yến (2005), Thế giới tâm linh trong sáng tác của Nguyễn Du – một biểu

71

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh mục một số chùa, đền, điện, phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội

STT Tên Chùa, Đền, Điện, Phủ Địa chỉ

Tần suất sử dụng

CHTLCS/ 1

năm

1 Chùa Quán Sứ Phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm,

Hà Nội 4

2 Chùa Thắng Nghiêm xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP.

Hà Nội 5

3 Chùa Ngâu

(Quốc Lão Hưng Long Tự )

Yên Ngưu, Tam Hiệp, Thanh Trì,

Hà Nội 14

4 Chùa Thanh Nhàn Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội 3

5 Chùa Vẽ

(Tự Khánh Cổ Tự)

Phường Thụy Phương, BắcTừ

Liêm, Hà Nội 10

6 Chùa Thần Quang Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội 8

7 Chùa Pháp Vân Đường Giải Phóng, phường

Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai 5

8 Chùa Hưng Long ( Hưng Long tự )

Thôn Đông Phù, xã Đông Mỹ

Thanh Trì 4

9 Chùa Am

( Phổ Quang tự)

Phố Cửa Bắc, phường Trúc Bạch

Ba Đình 7

10 Chùa Anh Linh

(Anh Linh tự ) Phường Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm 2

11 Chùa Tứ Kỳ

( Linh Tiên tự)

Phố Hoàng Liệt - Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng

Mai

4

12 Chùa Bộc

( Thiên Phúc tự )

phố Chùa Bộc, phường Quang

Trung, Đống Đa 4

13 Chùa Thọ Cầu (Đa Phúc Tự)

Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy,

72 14 Chùa Mễ Trì Thượng (Thiên

Trúc Tự) Mễ Trì, Nam Từ Kiêm 13

15 Chùa Châu Long Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội 5

16 Đền Nguyên Khiết Linh Từ Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội 7 17 Đền Khánh Thụy Hàng Hành, phường Hàng Trống,

Hoàn Kiếm, Hà Nội 15

18 Đền Dâu Phố Hàng Quạt, quận Hoàn

Kiếm, Hà Nội 10

19 Điện Mẫu chùa Thiên Niên

Tây Hồ, Hà Nội

3

20 Điện Mẫu chùa

Khai Nguyên Quán La, Tây Hồ, Hà Nội 5

21 Điện Mẫu chùa Ngâu Yên Ngưu, Tam Hiệp, Thanh Trì,

Hà Nội 17

22 Điện Mẫu chùa

Thị Cấm Nam Từ Liêm, Hà Nội 11

23 Điện Mẫu chùa Bồ Đề (Thiên Sơn tự)

Phố Phú Viên, phường Bồ Đề

Long Biên 3

24 Điện Mẫu chùa chùa Chàng

Sơn xã Chàng Sơn, Thạch Thất 3

25 Điện Mẫu chùa Hương Phúc

Xã Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa, Hà

Nội 5

26 Đền Quán Thánh Phố Quán Thánh 0

73

Phụ lục 2: Toàn văn tác phẩm Chiêu hồn thập loại chúng sinh.

1. Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,

Toát hơi may lạnh buốt xương khô, Não ngườI thay buổi chiều thu,

Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.

5. Đường bạch dương bóng chiều man

mác,

Dặm đường lê lác đác mưa sa, Lòng nào lòng chẳng thiết tha, Cõi dương còn thế nữa là cõi âm. Trong trường dạ tối tăm trời đất,

10. Có khôn thiêng phảng phất u minh,

Thương thay thập loại chúng sinh,

Hồn đơn phách chiếc linh đinh quê người. Hương khói đã không nơi nương tựa, Hồn mồ côi lần lữa đêm đen,

15. Còn chi ai khá ai hèn,

Còn chi mà nói kẻ hiền người ngu? Tiết đầu thu lập đàn giải thoát Nước tịnh bình rưới hạt dương chi Muôn nhờ đức Phật từ bi,

20. Giải oan cứu khổ độ về Tây Phương.

Nào những kẻ tính đường kiêu hãnh, Chí những lăm cất gánh non sông, Nói chi đang buổi tranh hùng

Tưởngn khi thế khuất vận cùng mà đau.

25. Bỗng phút đâu tro bay ngói dỡ

Khôn đem mình làm đứa thất phu, Cả giàu sang, nặng oán thù,

Máu tươi lai láng, xương khô rời. Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc,

30. Quỷ không đầu van khóc đêm mưa

Cho hay thành bại là cơ

Mà cô hồn biết bao giờ cho tan! Nào những kẻ màn lan trướng huệ, Những cậy mình cung Quế Hằng Nga,

35. Một phen thay đổi sơn hà,

Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu? Lên lầu cao dưới dòng nườc chảy Phận đã đành trâm gãy bìng rơi, Khi sao đông đúc vui cười,

40. Mà khi nhắm mắt không người nhặt

xương.

Thảm thiết nhẽ không hương không khói, Hồn ngẩn ngơ bãi cói ngàn sim.

Một phần của tài liệu CHIÊU HỒN THẬP LOẠI CHÚNG SINH TRONG THỰC HÀNH NGHI LỄ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (Trang 66 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)