Chiêu hồn thập loại chúng sinh trong thực hành nghi lễ Phật giáo

Một phần của tài liệu CHIÊU HỒN THẬP LOẠI CHÚNG SINH TRONG THỰC HÀNH NGHI LỄ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (Trang 36 - 44)

Mở đầu dẫn nhập tác phẩm Chiêu hồn thập loại chúng sinh Đại thi hào Nguyễn Du đã viết :

Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt Toát hơi may lạnh buốt sương khô

Não nùng thay buổi chiều thu Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng.

Những dòng dẫn nhập này đã báo hiệu thời gian tổ chức đàn lễ thí thực cô hồn, đó là tiết tháng Bảy âm lịch. Trong đạo Lão, người ta gọi đây là tháng “Trung nguyên xá tội địa quan” còn đạo Phật thì gọi đây là tháng “Ca đề” hay là tháng “Đại phúc”. Vì

36

sao gọi là tháng “Đại phúc”? Bởi nó gắn liền với thời gian kết thúc ba tháng an cư kiết hạ của chư Tỷ Khiêu trong đạo Phật, sau ba tháng tu hành, tụng kinh, lễ Phật, trai giới trang nghiêm, chính bởi điều ấy mà công đức trong mỗi vị rất lớn. Trong ngày rằm tháng Bảy, chư Tăng làm lễ Tự Tứ, trong đó còn có nghi thức cầu siêu cho bách gia

trăm họ và Nghi thức cúng bạt độ chẩn tế cô hồn vào buổi chiều hôm đó. Nhắc tới sự việc này, ta nao lòng nhớ lại Đức Mục Kiền Liên về trước vào ngục cứu mẫu thân, giải kiếp ngạ quỷ khổ đau cho mẹ. Chi tiết này khiến người người, dù là đệ tử am tường hay chưa hề thụ giáo triết lý nhà Phật đều thấy chạnh lòng nhớ tới đức song thân phụ mẫu sinh thành.

Trong tiết trời ảm đạm, mùa thu tháng bảy âm lịch, ai nấy đều hết lòng một dạ chí thành hướng về đàn tràng nơi ấy tôn trí trang nghiêm ban Phật, dưới có bạn Đại Tăng thay Phật diễn nói đạo thừa, pháp bảo tôn kinh. Nếu chúng ta chú ý quan sát thì những đàn chẩn tế cô hồn nhất là miền Bắc, ta đều thấy bốn chữ đại tự thêu trên vải “Đại Phật Tuyên Dương” tức “Thay Phật tuyên dương Chính pháp”. Ngoài ra ta còn thấy đàn tràng bày trí bài vị của Tam thập lục quỷ vương khiến không khí càng trở nên trang nghiêm hơn bao giờ hết. Trong quá trình diễn ra đàn lễ, các nghi thức được nhuần nhuyễn đọc tụng từ nghi thức nhập đàn, sái tịnh, tụng sám Phổ Hiền cho đến khải thỉnh mười phương chư Phật; thỉnh đại thánh khải giáo A Nan Đà tôn giả, đức Diệu Nhiên Đại sĩ, …Mỗi một phần đi qua khi tán, khi tụng, khi lại ngâm nga,… ở nơi đó hội tụ đủ các thanh âm trong trẻo hùng tráng, nhóm đủ các ngón nghệ trống, nạo, chuông, mõ, tiu, cảnh,…Một phần không thể thiếu trong mỗi đàn tràng là Than cô hồn

– triệu thỉnh thập loại cô hồn chúng sinh. Một cảnh giới u huyền, não nề tang tóc,

thương tâm vô hạn được mở ra với chất đọc của dân gian “bi”, đi từ trái tim và lòng thương cảm với những kiếp người thống khổ, sống chẳng được đủ, chết chẳng được yên. Một trăm tám mươi tư câu thơ Nôm song thất lục bát được cất lên đã liệt kê đầy đủ những kiếp người: trên thì từ vua chúa, quan lại; dưới đủ sĩ, nông, công, thương rồi lại cả Những kẻ màn loan trướng huệ, chân yếu tay mềm, lầu ca viện xướng Liều tuổi

thanh xanh bán nguyệt buôn hoa. Đặc biệt là những câu thơ Nguyễn Du viết về những

hài nhi yểu mệnh khiến người ta không thể nào không xót xa, thương cảm: Kìa những

kẻ tiểu nhi tấm bé/ Nhỡ giờ sinh lìa mẹ, lìa cha/ Lấy ai bồng bế vào ra/ U ơ tiếng khóc thiết tha cõi lòng.

37

Xong những phần triệu thỉnh cô hồn, nghe tưởng chừng như có mười loại cô hồn nhưng chính thức ở đây có tới 13 loại cô hồn. Có những đàn tràng cúng chẩn tế cô hồn không chỉ dùng 24 đường thỉnh trong khoa nghi của Thủy Lục Chư Khoa mà đôi khi còn dùng cả những đường thỉnh Chiêu hồn thập loại chúng sinh của Nguyễn Du. Hai khoa nghi tuy độ dài ngắn khác nhau, cách thể hiện cũng không đồng nhưng ý vị đều giống nhau. Một điểm khác nữa ở đây khi chúng tôi khảo sát hai văn bản Chiêu hồn thập loại chúng sinh và Thủy Lục Chư Khoa thì thấy ở Chiêu hồn thập loại chúng sinh

đề cập tới số phận của những hài nhi tấm bé, còn ở Thủy Lục Chư Khoa thì không đề

cập tới. Một điểm nữa, trong Thủy Lục Chư Khoa lại đề cập tới một loại cô hồn là

“giới tu hành”, còn trong Chiêu hồn thập loại chúng sinh của Nguyễn Du, tuyệt nhiên không nhắc tới. Thủy Lục Chư Khoa chép:

Những ai cạo bỏ tóc râu Tìm thầy để học đạo màu từ bi Dù gặp phải gian nguy hiểm trở Cũng một lòng quyết chí theo thầy

Chân không chưa ngộ lý hay Vô thường hai chữ thoát ngay đó mà...

Phải chăng Nguyễn Du luôn coi những người tu hành là đã thoát ly luân hồi, sinh tử, vòng tục lụy chẳng vướng mảy may nên không có “Tăng sĩ cô hồn” trong văn của mình? Hai văn bản đã có chút khác nhau nhưng những điều mà các tác giả viết nên với ẩn ý thế nào thì điều đó là điều mà chúng ta không nên bàn sâu.

Kết thúc sau mỗi đường than, triệu thỉnh cô hồn là phần trì chú, kiết ấn, biến thực, biến thủy, quy y cô hồn, chúc nguyện, sám hối, hồi hướng và kết thúc. Ngoài những đàn tràng lớn (đại đàn), chúng ta còn thấy nhiều tín đồ đạo Phật tổ chức các nghi thức trung đàn, tiểu đàn; trung đàn và tiểu đàn thì không gian, vật thực dâng cùng thì khiêm tốn hơn nhưng đại bộ phận gồm đủ hương hoa, trà quả chính nhất vẫn không thể thiếu trong mỗi đàn tràng là kim ngân, vàng mã, y phục giấy,… Nhưng ngày nay thay dần quần áo giấy vào cúng như xưa, họ thay vào đó là quần áo thật đa phần là của trẻ em, sau khi cúng xong họ phân phát cho người đến dự lễ mang về cho con chaus mặc; điều này khá hay và mới mẻ. Nói tới đây, trong văn cụ Nguyễn Du có câu:

Của có chi bát cháo nén nhang Gọi là manh áo thoi vàng

38

Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.

Những đường thỉnh như làm sống lại những kiếp người trước khung cảnh mùa thu, đàn tràng khi tiểu, khi đại nhưng tâm thành của những người tổ chức lễ thì chuyên nhất một suy nghĩ chỉ những mong rằng:

Ai tới đây dưới trên ngồi lại Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu,

Phép thiêng biến ít ra nhiều Trên nhờ Tôn giả chia đều chúng sinh.

Đàn tràng đồ lễ vật thực thường có hạn dù thiết trí bao nhiêu cũng chẳng thể đủ được cho biết bao cô hồn chúng sinh; bởi theo giáo lý củaĐức Phật dạy trong kinh:

Chúng sinh trong đường ngạ quỷ nhiều như cát sông Hằng chẳng thể tính đếm. Vậy

thì số lượng đông như vậy, đàn tràng cúng đôi khi chỉ là bát cháo nén nhang thì có đủ chu tất cho chúng sinh được không? Tất nhiên là đủ bởi đây là nghi thức Phật giáo thì nó sẽ tồn tại và phát triển trong tư tưởng Phật giáo như ở trên Nguyễn Du đã nói:

Phép thiêng biến ít ra nhiều Trên nhờ Tôn giả chia đều chúng sinh.

Ở đây ta thấy, Nguyễn Du như đã thấm nhuần tinh thần Phật giáo một cách nhuần nhuyễn nên mới có thể gộp những trang kinh câu kệ dài bao trang nói về việc phép màu của Phật pháp khi ứng dụng gia trì những câu thần chú “biến ít ra nhiều” thành hai câu thơ Nôm như trên. Nương nhờ thần lực gia trì của Phật, Pháp, Tăng và đại nguyện của Đại Thánh Anan mà chúng sinh đến với đàn tràng đều no đủ, siêu thoát. Trong tiểu đàn cúng cô hồn có câu:

Nhược nhân dục liễu tri Tam thế nhất thiết Phật Ứng quán pháp giới tính

Nhất thiết duy tâm tạo.

Đây là bài kệ cốt tủy của Hoa Nghiêm kinh- một bộ kinh lớn của Phật giáo, ý của bài kệ nói tới vấn đề: Vạn pháp do tâm tạo.

Nghi thức cúng của đạo Phật cũng chia làm hai loại, thứ nhất đó là nghi thức

cúng Phật, Thánh Hiền; thứ hai là nghi thức cúng phổ độ cõi âm (tiền cúng hạ thí). Hai nghi thức này đều hướng tới cầu nguyện thế giới hòa bình, quốc gia hưng thịnh, nhà nhà an khang hạnh phúc, hữu tình đồng chiêm lợi lạc. Cũng chính vì xuất phát từ

39

những điều đó, nghi thức cúng Bạt độ cô hồn cũng không hạn định trong một không gian, thời gian nào. Nó có thể được tổ chức trong dịp đầu năm, cuối năm, hay lễ Khánh thành của một ngôi chùa, đạo tràng, tự viện,…Trong những nhân duyên không định lượng quy định thời gian trong đấy còn có nghi thức Phả độ gia tiên hay còn gọi là Đại đàn kỳ siêu, một cách gọi nữa là Đàn giải oan cắt kết. Nghi thức này được diễn ra khi đại gia đình nào đó hay trong dòng họ có những người cứ lần lượt “dắt tay” nhau ra đi (chết) người ta gọi đó là trùng tang, trùng phục khiến cho gia đình, dòng họ đó trở nên hoang mang và lo sợ. Theo lý giải của dân gian thì những người chết như vậy là những người nặng nghiệp chết vào giờ xấu nên thần Trùng đã quấy nhiễu âm hồn, bắt âm hồn trở nên lôi kéo con cháu cùng đi theo. Những gia đình gặp vận hạn đó tìm đến những cửa chùa, cửa tĩnh để nhờ các thầy làm bùa chú dán ở nhà, chôn yểm ở mộ những mong thần Trùng không quấy phá âm hồn và người sống nữa. Những biện pháp đó khi làm xong mà trong lòng họ vẫn không yên tâm với những việc đã làm, họ lại tìm đến những cửa chùa, cửa tĩnh để làm lễ phả độ gia tiên. Trong đàn Giải oan cắt kết bao gồm rất nhiều nghi thức, trong đó quan trọng nhất là nghi thức Phá ngục và nghi thức Cắt đoạn. Ở nơi đạo tràng người ta bày một chiếc nhà bằng giấy gồm ba tầng thượng, trung, hạ ở trên tầng thượng là ban Phật ngự, tầng trung là ban Thập Điện và tầng hạ gồm 5 cửa với 5 màu khác nhau, mỗi cửa có các hình đầu trâu mặt ngựa, quỷ sứ giữ cửa, bên trong ngục giấy họ đặt 1 chiếc kiềng trên chiếc kiền họ đặt 1 chiếc choả, trong chảo họ đặt 1 cây nến, 1 chiếc xích, 1 chiếc khoá và 1 chiếc búa ; đó người ta gọi là Ngục. Ở nghi thức này có những pháp sư, đại đức cao tay dùng tích trượng đi nhiễu quanh đàn miệng niệm chú, tay bắt ấn quyết, dùng tích trượng phá 5 cửa ngục. Tuy chỉ là hình tượng nhưng người ta lấy “giả độ chân”. Còn nghi thức cắt kết là nghi thức được diễn ra sau khi phá ngục. Pháp sư dùng dao và kéo, thư phù và cắt giải (cắt 5 bạ) và dùng phù kê giải kết; dù miêu tả kỹ lưỡng đến đâu ta cũng không thể cảm nhận được sự linh thiêng đến tột độ của đàn tràng. Kết thúc đàn Giải oan cắt kết là nghi thức Mông Sơn thí thực

chẩn tế cô hồn. Trong nghi thức này người ta bày một đàn tràng trang nghiêm với đủ lễ vật: thanh bông, trà quả, đèn nến lung linh thiết lập ban Phật và ban Pháp Sự. Phất phơ bay trong gió là bảng trà, bảng thang, ngọn phan, ngọn phướn giấy hòa cùng ngũ sắc Tam Thập Lục Quỷ Vương khiến cho không khí của đàn tràng trở nên trang nghiêm huyền bí, linh thiêng hơn bao giờ hết. Trong khi diễn ra hiến

40

cúng, các thầy pháp sự thực hiện nghi thức của khoa nghi Thủy Lục Chư Khoa đến phần triệu thỉnh cô hồn, các thầy pháp sự có thể dùng 24 đường thỉnh của khoa nghi hoặc thay vào đó là sử dụng 184 câu Nôm của cụ Nguyễn Du để dẫn thỉnh các loại cô hồn về với đàn tràng nguyện mong:

Muôn nhờ Đức Phật từ bi Giải oan cứu khổ độ về Tây Phương

Nghi thức phá ngục cắt đoạn là nghi thức để độ cho những vong linh thất tổ cửu huyền, gia tiên nội ngoại của gia đình, dòng tộc đó. Nghi thức Trai đàn chẩn tế cô hồn còn được kết hợp trong nghi thức này bởi: đàn tràng được tổ chức ra là phổ độ quần sinh, nguyện những chúng sinh trôi lăn trong đường ngạ quỷ được siêu sinh, thoát hóa như các cụ gia tiên của trai chủ kia. Đó đã ngầm thể hiện tinh thần từ bi trong Phật Pháp. Vậy là thành tựu một đàn tràng phổ độ gia tiên:

Nhờ phép Phật siêu sinh Tịnh độ Phóng hào quang cứu khổ độ u.

Khảo sát thực tế 15 ngôi chùa trên địa bàn Hà Nội chúng tôi nhận thấy ở tất cả những nơi này đều diễn ra nghi lễ thí thực cô hồn ở các khoa nghi trong thời gian khác nhau. Một trong những nghi lễ chính của Phật giáo Đại thừa là Đại lễ Vu Lan (báo hiếu) gắn với tích Bồ tát Mục Kiền Liên phá ngục cứu mẹ đã đều đã được tổ chức long trọng tại các ngôi chùa này vào khoảng rằm tháng Bảy hàng năm. Ngoài ra ở một số thời điểm thời gian khác như đầu năm, cuối năm các chùa cũng tổ chức một số khoa nghi khác cầu quốc thái dân an hoặc giải oan cắt kết cho gia chủ có nhu cầu. Các khoa nghi này đều sử dụng bài văn chiêu hồn của Nguyễn Du với tần suất/ năm khá cao như: chùa Ngâu (Tam Hiệp –Thanh Trì, 14 lần), chùa Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, 13 lần), chùa Vẽ (Thụy Phương – Bắc Từ Liêm, 10 lần), chùa Thần Quang (Trúc Bạch – Ba Đình, 8 lần), chùa Am (Trúc Bạch – Ba Đình, 7 lần), chùa Thọ Cầu (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, 5 lần)…Ở nhiều ngôi chùa các khoa nghi được tổ chức rất trang nghiêm, long trọng, mang ý nghĩa giáo dục, cảnh tỉnh rất sâu sắc qua sự kết hợp lời thơ trong bài văn tế Nguyễn Du và kinh Phật trong Thủy lục chư khoa.

Xin đơn cử một vài ví dụ:

Tại chùa Quán Sứ - Hà Nội, một trong những cơ sở của văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở miền Bắc vào mùa thu (tháng 7 âm lịch hàng năm) thường diễn ra Trai đàn chẩn tế cô hồn/ Mông Sơn thí thực rất lớn. Nghi thức này

41

được diễn ra từ chiều cho đến tối đàn lễ mới xong, thu hút hàng ngàn bà con nhân dân thủ đô về dự lễ.

Chùa Bộc (quận Đống Đa) trong vài năm trở lại đây cứ đến thời điểm kết thúc mùa An Cư - Kiết Hạ của chư Tăng (từ 15/4 – 15/7 âm lịch) đều long trọng lập đàn bố thí cô hồn, trong khi cúng các thầy pháp sự kết hợp rất nhiều các thể thức thể hiện các đường than khi bi ai não nề, lúc ngâm nga ca vịnh; lúc vui lúc buồn khiến cho người dự đàn lễ như cảm thấy những kiếp người như được hiện ra nào già nào trẻ, nào giàu nào nghèo mỗi người một nghiệp khác nhau nhưng đều chung cái kết cục là cô hồn lầm lỗi, tha hương. Vậy nên ai nấy đều tâm niệm cầu nguyện rằng:

Nhờ thần thông Đức Phật quảng đại Chuyển pháp luân tam giới thập phương.

Tại chùa Thắng Nghiêm (Cự Khê – Thanh Oai) vào mùa An Cư – Kiết Hạ, nghi lễ cúng dường trường hạ tạo cơ hội cho Phật tử gieo duyên lành cũng được tổ chức rất long trọng, trang nghiêm. Kết ngoài những khi đàn tràng này bá thí chúng sinh, những khi chùa có đại lễ thì ta không kể nhưng phải đáng kể ở đây là đàn tràng bá thí cô hồn được tổ chức sau dịp kết thúc ba tháng An Cư vào ngày 15-16 tháng 7 âm lịch đúng vào mùa Vu Lan thắng hội. Buổi sáng là nghi thức Tự Tứ của Phật môn, kế đó là chương trình “Bông hồng cài áo”. Trong không khí trang nghiêm với những lời pháp nói về công cha, kể về đức mẹ - sinh thành ra ta lớn như non như bể, chẳng bút mực nào có thể lột tả cho hết được. Ai nấy dự lễ đều bồi hồi xúc động đôi khi thấp thoáng đâu đó là những tiếng nấc khe khẽ vang lên và từ trên đôi má lăn dài hai dòng nước mắt. Mọi người trao cho nhau những đóa hồng thắm nhẹ rồi nhàng nâng niu cài lên ngực áo mình những bông hồng, vàng, đỏ, trắng mà lòng trĩu nặng đức cù lao. Khi chiều tà bóng đổ là lúc Đại Đức Tăng cùng ban Pháp sự rung vang cây gậy tầm xích nhiễu quanh đàn tràng; thăng Bảo tòa kết ấn, niệm chú, triệu thỉnh ngân vang những

Một phần của tài liệu CHIÊU HỒN THẬP LOẠI CHÚNG SINH TRONG THỰC HÀNH NGHI LỄ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)