Là một khía cạnh của văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh với những giá trị tích cực, đã trở thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống và góp phần phát triển một xã hội nhân văn, nhân ái. Những yếu tố tâm linh Trời, Phật, Thần thánh, tổ tiên, hồn ma, mộng, bói toán, thề nguyền… không biết tự bao giờ đã đồng hành với cuộc sống con người, không chỉ đem lại nguồn an ủi, động viên mỗi khi con người gặp khốn khó mà còn là những bài học đạo đức về triết lí nhân quả giúp con người hướng thiện, sống tốt, có ích hơn; là những ước mơ khát vọng mà con người từng ấp ủ, khát khao khi mà cuộc sống thực họ không thực hiện được. Thời gian cùng với sự biến chuyển của lịch sử, xã hội thì niềm tin tâm linh về các hiện tượng siêu nhiên, huyền bí ắt hẳn có sự thay đổi dần song nó vẫn duy trì cho đến ngày hôm nay và đã đem lại ý nghĩa thiết thực cho đời sống tinh thần của con người.
Đằng sau tất cả những yếu tố tâm linh, không phải là những câu chuyện dùng để thư giãn, hay chỉ là "làm sống lại trong đầu óc người đọc bình thường những quan điểm phản khoa học lỗi thời" mà sâu xa hơn, tác phẩm văn học có chứa yếu tố tâm linh dù là ở thời kì nào cũng đều đem đến cho con người những bài học thiết thực, bổ ích mà rất tự nhiên. Chiêu hồn thập loại chúng sinh của Nguyễn Du cũng vậy. Dẫu tác
phẩm ra đời cách thế hệ chúng ta ngót ba trăm năm nhưng không vì thế mà ý nghĩa giáo dục, hướng thiện con người mất giá trị. Ngược lại, giá trị nhân văn, nhân bản của tác phẩm vẫn ngời sáng trong niềm tin vào quy luật nhân quả “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” ngay trong cuộc đời hiện tại. Từ lòng tin đó, người xưa tự răn dạy bản thân, con cháu, tự an ủi trong những lúc khó khăn, giáo dục lối sống, cách đối nhân xử thế trong các mối quan hệ. Đó thực sự là một đức tin trong sáng, không nhằm mê hoặc, do đó cuối cùng tín ngưỡng vẫn là tín ngưỡng trong sáng trong lòng dân tộc. Tôn giáo cũng như vậy, phương pháp giáo thì rất nhiều qua nhiều phương cách, trong những phương pháp truyền giảng giáo lý thì những người tiền bối đi trước qua hình thức cầu cúng cũng ẩn ý giác ngộ con người. Tác phẩm của đại thi hào Nguyên Du sáng tác ra đời đâu chỉ phục vụ tài sáng tác của bản thân, nếu như một tác phẩm văn học chỉ đơn
51
thuần là bình thường giải chí thì tác phẩm đó nhạt nhẽo vô cùng, tin chắc ai đó đọc một lần và nó cũng đi theo dĩ vãng thời gian. Ở đây một tác phẩm ra đời trong xã hội giữa những bao cái đau đớn nghiệt ngã, mỗi lời thơ, câu chữ đều như rút từ tâm can; cảnh con người ta chết trong cái tham, cái sân hận và si mê đều được một trăm tám mươi tư câu nôm lột tả rõ ràng. Cái thực luôn đem lại một giá trị thực, ở đây Nguyễn Du như gom lại cái chết của cả xã hội và để xã hội phải rật mình tỉnh ngộ ra hành động ta đang làm của mình, rồi về đâu với hành động như vậy? Họ rụt rè trước đều xấu đều ác, cảm thấy rợn người trước hành động như loài cầm thú của bao kẻ sát nhân, và để rồi xã hội có ranh giới giữa cái thiện và cái ác. Ai sinh ra rồi cũng sẽ mất đi nhưng ra đi thế nào mới là điều mà tiền nhân đi trước gửi gắm.
Phiêu du vào thế giới oan hồn, Nguyễn Du đâu chỉ nói chuyện với người đã khuất. Nhà thơ còn gởi biết bao thông điệp cho người đang sống. Hơn thua, tranh giành, sát hại nhau làm gì? Chạy đuổi tiền tài, địa vị hư ảo làm chi? Hãy nhìn những cái chết của bao người tham vọng!Tuy không là nhà cải cách xã hội, nhưng qua việc tạo ra một âm giới không có sự phân biệt, oán thù, Nguyễn Du đã góp phần cổ xúy cho một xã hội tốt đẹp. Trong xã hội ấy, con người đồng cảm với nhau, biết xích lại gần nhau, biết xem nỗi bất hạnh của người khác cũng là bất hạnh của chính thân mình.
Chiêu hồn thập loại chúng sinh của Nguyễn Du, ra đời và để đời học tập cái hay
cái đẹp, hướng thiện làm lành.