Ba từ “Ở ngoài kia” như cánh tay Xuân Quỳnh mềm mại đang chỉ tay về khơi xa nơi trăm ngàn con sóng

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề tác PHẨM TRỮ TÌNH (Trang 59 - 63)

ngày đêm không không biết mỏi đang vượt qua giới hạn không gian thăm thẳm muôn vời cách trở để hướng vào bờ ôm ấp nỗi yêu thương. Dù con sóng có phải gồng mình vượt qua một chặng đường xa từ đại dương ngoài kia, vượt qua muôn vời cách trở thì nó cũng sẽ làm mọic cách để đến với bờ. Đó là niềm tin, một lòng một dạ của sóng. Chính niềm tin này đã tạo động lực cho sóng cập bến bờ yêu thương.

- Niềm tin của em: “Em” cũng muốn được gần bên anh, được hòa nhịp vào trong tình yêu với anh. Tình yêu của người con gái thật mãnh liệt, nồng nàn. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ như tìm về nguồn cội của người con gái thật mãnh liệt, nồng nàn. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ như tìm về nguồn cội yêu thương, cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi. Bởi em biết rằng tyêu có gặp muôn vời những cách trở như chính chị đã từng nói:

Tyêu như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông

Đã yên mùa thác lũ

thì chỉ với niềm tin tyêu ấy sẽ đến được bến bờ hạnh phúc. Bởi tyêu không chấp nhận những kẻ hèn nhát cơ hội, những kẻ ghen tuông mù quáng. Tyêu cần lắm một niềm tin chân thành.

7. Khổ thơ thứ tám: Nỗi lo âu, trăn trở.

Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa

- Xuân Quỳnh qua khổ thơ trên đã phần nào cho người đọc nhận thức rõ về những dự cảm và nỗi băn khoăn của chị. Những từ “tuy dài thế – vẫn đi qua – dẫu rộng” như chứa đựng ở trong nó ít nhiều nỗi âu lo. Tuy thế nhà thơ vẫn tin tưởng, tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân thành của mình sẽ vượt qua tất cả như áng mây kia như năm tháng kia. Có thể nói Xuân Quỳnh yêu thương tha thiết, mãnh liệt nhưng cũng tỉnh táo nhận thức dự cảm những trắc trở, thử thách trong tình yêu:

Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn Hôm nay yêu mai có thể xa rồi

Hay:

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói Ai biết tình ai có đổi thay

Nhưng đồng thời XQ cũng tin tưởng vào sức mạnh tình yêu sẽ giúp người phụ nữ vượt qua thử thách đến vói bến bờ hạnh phúc. Cho nên, sóng sẽ đến bờ, năm tháng sẽ đi qua thời gian dài đằng đẵng và đám mây nhỏ bé sẽ vượt qua biển rộng để bay về xa. Một loạt hình ảnh thơ ẩn dụ được bố trí thành một hệ thống tương phản, đối lập để nói lên dự cảm tỉnh táo, đúng đắn và niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sức mạnh của tình yêu.

8. Khổ thơ thứ chín: Khát vọng dâng hiến.

- Yêu thương mãnh liệt nhưng cao thượng, vị tha. Nhân vật trữ tình khao khát hòa tình yêu con sóng nhỏ của mình vào biển lớn tình yêu – tình yêu bao la, rộng lớn – để sống hết mình trong tình yêu, để tình yêu riêng hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở:

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.

Cuộc đời là biển lớn tình yêu, kết tinh vị mặn ân tình, được tạo nên và hòa lẫn cùng trăm con sóng nhỏ. Trong quan niệm của nhà thơ, số phận cá nhân không thể tách khỏi cộng đồng. Sóng không phải là biểu tượng của một cái tôi ngạo nghễ và cô đơn như thơ lãng mạn. Khát vọng lớn nhưng trong cách nói Xuân Quỳnh lại rất khiêm nhường : trăm con sóng nhỏ như là sự tổng hòa những vẻ đẹp khác nhau để tạo thành biển lớn. Nhà thơ đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt muốn làm trăm con sóng để hòa mình vào đại dương bao la, hòa mình vào biển lớn tình yêu để một đời vỗ muôn điệu yêu thương “Người yêu người, sống để yêu nhau” (Tố Hữu).. Phải chăng đó là khát vọng muốn bất tử hóa tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh ? Vâng! Đó không chỉ là tinh thần của con người thời đại chống Mỹ mà còn là âm vang của một tấm lòng luôn tha thiết với sự sống, với tình yêu.

- Người đọc so sánh câu thơ của XQ với một câu thơ của XD sẽ thấy ngay cái mãnh liệt và chung thủy đến muôn đời của tyêu trong trái tim người phụ nữ. XD cũng nói tyêu như con sóng biển hôn bờ thật dào dạt nhưng rồi cũng lặng yên trong kết thúc viên mãn:

Đã hôn rồi hôn lại Hôn mãi đến muôn đời

Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt

Nhưng sóng tyêu của XQ một khi đã hòa vào biển lớn tyêu của nhân loại thì nó còn vỗ bờ cho đến mãi ngàn năm.

Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu.

3. KB:

Bài thơ Sóng là bài thơ giàu giá trị nội dung và nghệ thuật. Thành công của bài thơ là nhờ vào thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, đối lập… nhất là thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu. Nhịp điệu của sóng, nhịp điệu của tâm hồn. Tất cả đã làm hiện lên vẻ đẹp rất Xuân Quỳnh giàu trắc ẩn suy tư và khát vọng trong tình yêu. Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, chị đã làm phong phú hơn cho nền thơ ca nước nhà.

ĐÀN GHI TA CỦA LOR – CA Thanh Thảo Thanh Thảo

1. MB : Là một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kì gian khổ nhưng

Thanh Thảo không viết nhiều về thời kì kháng chiến. Có lẽ ông thực sự để lại tên tuổi của mình với những bài thơ thời hậu chiến. Sở trường của nhà thơ đó là khắc họa chân dung của những người nghệ sĩ và một trong những bức chân dung thành công nhất của Thanh Thảo đó chính là chân dung G. Lor-ca trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca”, một người nghệ sĩ nổi tiếng của Tây Ban Nha nói riêng và của Châu Âu nói chung trong cuộc chiến tranh TG lần thứ 2. Tác phẩm được xem là linh hồn của tập thơ “Khối vuông ru-bích” xuất bản năm 1985. Bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" được xem như bản điếu văn bằng thơ rất đẹp mà Thanh Thảo đã dành tặng Lor-ca. Thông qua đó, Thanh Thảo đã thể hiện sự đồng điệu trong tâm hồn mình, sự phá cách đối với thơ ca giai đoạn thời kì hậu chiến.

2. TB :

a. Nhà thơ Thanh Thảo:

Một trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Muốn cuộc sống được cảm nhận và thể hiện ở chiều sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi; đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, giải phóng mọi ràng buộc nhằm mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng, xoá những khuôn sáo bằng những nhịp điệu bất thường, đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện

đại bằng hệ thống hình ảnh và ngôn từ mới mẻ. Kiểu tư duy: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và nhuốm màu sắc tượng trưng siêu thực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tượng trưng: tìm vào trạng thái tâm hồn với những linh cảm được khơi dậy từ vô thức, cho rằng hiện tượng trong vũ trụ tồn tại như những dấu hiệu tượng trưng cho bản chất huyền bí của tạo vật mà chỉ riêng nhà thơ mới có những thiên bẩm kì diệu để thâm nhập và biểu đạt được những hình ảnh tượng trưng ấy. Thơ là một thứ “siêu cảm giác”, không thể giải thích được. Không cần có hình tượng rõ nét, thơ được quan niệm như một bản hoà âm hoàn hảo. Dường như có nét tương đồng giữa sinh sôi của tạo hoá với sự sáng tạo thơ ca.

- Siêu thực: Hướng tới một hiện thực cao hơn thực tại. Thế giới siêu thực chỉ có thể cảm thấy trong giấc mơ, trong tiềm thức, lúc đãng trí, thần kinh suy nhược, rối loạn. Khám phá thế giới ấy, nghệ sĩ sẽ phát hiện ra những điều sâu kín mà thiêng liêng, bí ẩn mà chính xác trong cuộc sống con người. Đề cao yếu tố tâm linh và sự ngẫu hứng, sáng tác thường được cấu thành bởi những dòng liên tưởng tiềm thức rời rạc, không thể khắc hoạ được những bức tranh thực tại toàn vẹn.

b. Phê-đê-ri-cô Ga-xi-a Lor-ca (1898-1936)

Là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha. Trước một Tây Ban Nha - dưới sự cai trị của chế độ độc tài- đã trở nên phản động về chính trị và già cỗi về nghệ thuật, Lor-ca đã nồng nhiệt cổ vũ nhân dân đấu tranh với mọi thế lực áp chế, đòi quyền sống chính đáng đồng thời cũng khởi xướng và thúc dẩy mạnh mẽ những cách tân trong lĩnh vực nghệ thuật. Lor-ca đã tự nguyện làm người du ca đi lang thang với cây đàn ghita hát lên những bài ca lãng tử, dùng tiếng đàn giãi bày nôĩ đau buồn và niềm khát vọng yêu thương của nhân dân. Ông đã bị chế độ phản động cực quyền thân phát xít bắt giam và bắn chết. Cái chết thảm khốc của Lor-ca đã dâng lên một làn sóng phẫn nộ hết sức mạnh mẽ trên thế giới với bè lũ Phờ-răng-cô. Tên tuổi của Lor-ca trở thành biểu tượng chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hoá dân tộc và văn minh nhân loại.

c. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác bài thơ “Đàn ghita của Lorca”

* Hoàn cảnh:

- Được viết liền mạch trong khoảng thời gian rất ngắn, sau khi ngồi chơi và đàn đạo về thơ Lor-ca với những người bạn tâm đắc -> kết quả của ấn tượng và nhận thức sâu sắc của Lor-ca.

- Lor-ca là nhà thơ mà Thanh Thảo rất ngưỡng mộ. Cả thơ ca, cuộc đời và cái chết của Lor-ca đã gây cho tác giả những xúc cảm và ấn tượng. Chính những hình ảnh và nhạc điệu trong nhiều bài thơ của Lor-ca đã dẫn dắt Thanh Thảo khi viết “Đàn ghita của Lor- ca”

=> Kết quả của cuộc gặp gỡ về cảm xúc, giọng điệu và hình ảnh (sự gặp gỡ của hồn thơ)

- Từng được biết đến Tây Ban Nha qua những tác phẩm của Hê-ming-uê- một nhà văn Mĩ, lại đọc thơ Lor-ca từ khi còn trẻ, hình ảnh Tây Ban Nha và hình ảnh trong những câu thơ Lor-ca đã lặn sâu vào tâm trí và trở thành một ám ảnh để khi viết bài thơ, nó bật ra một cách hoàn toàn tự nhiên.

=> kết quả sự thăng hoa của vô thức và ám ảnh về con người, cuộc đời và thơ Lor-ca - một con hoạ mi Tây Ban Nha.

* Mục đích:

Bài thơ được viết như một khúc tưởng niệm Lor-ca, làm sống dậy hình ảnh Lor-ca và thể hiện sự tri âm, đồng cảm và ngưỡng vọng một người nghệ sĩ tài hoa có cốt cách anh hùng và số phận bi thương.

* Nhan đề và đề từ:

- Đàn ghi-ta - còn gọi là Tây Ban cầm- gắn liền với đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp và hào phóng, rực lửa và mê đắm với những trận đấu bò và vũ điệu Fla-men-cô, cùng gắn liền với Phê-đê-ri-cô Ga-xi-a Lor-ca- một nhà thơ nhân dân, một người chiến sĩ cống phát xít- một người nghệ sĩ đã dùng tiếng đàn ghita cất lên lời ca tranh đấu chống chủ nghĩa phát xít vừa gắn với nền văn hoá Tây Ban Nha vừa gắn với cuộc đời và khát vọng Lor-ca.

- “Đàn ghita của Lor-ca”: tiếng nói nghệ thuật của riêng Lor-ca - không thuần tuý chỉ là âm thanh, giai đỉệu mà còn là toàn bộ con người Lor-ca với tinh thần đấu tranh và khát vọng đổi mới nghệ thuật. Trong trường hợp này, cây đàn ghi-ta đã gắn bó và biểu hiện tâm hồn nghệ sĩ của Lor-ca - tình yêu cuộc sống và khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu tự do, hoà nhập trái tim mình với quần chúng nhân dân.

- Câu thơ của Lor-ca “Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”: ước nguyện của Lor-ca gắn với cây đàn. Trong cuộc sống, Lor-ca đã dùng cây đàn ghita cất lên lời ca tranh đấu thì khi đi vào cõi chết, ông vẫn muốn mang theo cây đàn để tiếp tục hát lên những lời ca tranh đâú thì khi đi vào cõi chết, ông vẫn muốn mang theo cây đàn để tiếp tục hát lên những bài ca của tình yêu và khát vọng tự do. Tiếng đàn ghita sẽ là sự sống, là niềm tin, là hi vọng, là sức mạnh đấu tranh vượt lên cái chết. Sử dụng câu thơ này làm đề từ, Thanh Thảo có lẽ muốn khẳng định rằng Lor-ca sẽ bất tử cùng với tiếng đàn, cây đàn sẽ kéo dài sự sống, nối dài khát vọng của Lor-ca.

Phân tích bài thơ

1. Khổ thơ thứ nhất: Lor- ca, con người tự do, người nghệ sĩ cách tân trên khung cảnh văn hóa và chính trị của TBN. chính trị của TBN.

Bài thơ có lối diễn đạt không viết hoa đầu dòng tạo nên một sự liền mạch như một dòng chảy của cảm xúc không có điểm dừng. Sự tài hoa của Thanh Thảo còn làm ta liên tưởng bài thơ như một bản đàn ngân vang với âm thanh “li-la” mênh mang, dìu dặt vút cao chắp cánh đưa người nghệ sĩ bay vút lên trên tất cả bạo tàn và chết chóc.

a, Lor-ca nhà cách tân của TBN qua cảm quan của Thanh Thảo.

* Câu 1. những tiếng đàn bọt nước

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề tác PHẨM TRỮ TÌNH (Trang 59 - 63)