nhưng đâu phải. Đó chính là hiện thực trần trụi, gian khó của cuộc chiến đấu: "Chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng" .
+ Cách dùng từ cùng nghĩa "chia, sẻ, cùng": diễn tả được mối tình cảm "chia ngọt sẻ bùi" giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Biết bao tình nghĩa sâu nặng trong "củ sắn", "bát cơm", "chăn sui"...
mà người cán bộ cách mạng đã chịu ơn Việt Bắc. Đây là một hình ảnh đậm đà tình giai cấp.
=>Sự sẻ chia của tình đồng bào, đồng chí, tình quân dân đã góp thêm sức mạnh cho nhân dân ta đánh thắng kẻ thù. Cao hơn cả là tinh thần đoàn kết dân tộc, tình hữu ái giai cấp luôn thấp thoáng ẩn hiện trong những vần thơ.
Ý2: Nhân dân VB hết lòng cho cuộc chiến:
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Chỉ bằng hai câu thơ thôi mà cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp và tình nghĩa chan hòa:
+ Thiên nhiên VB: Có lẽ hình ảnh này được nhà thơ chụp lấy trong một khoảnh khắc ngắn ngủi của cái
nắng trưa hè lúc đúng ngọ, khi mặt trời nắng gắt và chói chang nhất, với một không gian thoáng đãng mênh mông trên nương rẫy cao. Cái vàng chói của nắng hè với màu vàng óng của những bắp ngô già đã bóc áo, phơi khô dười nắng như vàng hơn, làm cái nắng đã chói chang lại thêm rực vàng. Một không gian lớn lao, kì vĩ và có phần lung linh.
+ Con người VB: Trên nền không gian kì vĩ, khoáng đạt ấy là nền để con người VB xuất hiện. Không phải một anh hùng lao động hay chiến đấu mà là hình ảnh giản dị, quen thuộc thậm chí là quá đỗi thân thương: Người mẹ địu con lên rẫy. Nhưng chính khung cảnh ấy đã làm cho người mẹ bình dị kia đẹp lung linh như một huyền thoại. Hình ảnh thơ này không phải chỉ lần đầu xuất hiện trong thơ TH mà nó còn được nhắc tên và hát mãi trong Khúc hát ru những em bé ngủ trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ dội Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
Hình ảnh chọn lọc: Người mẹ nắng cháy lưng vừa địu con vừa bẻ từng bắp ngô gợi người đọc liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của bà mẹ chiến sĩ trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Đó là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp, cái ân tình trong cuộc sống kháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức của người về xuôi .
Ý3: Nhớ cảnh sinh hoạt cơ quan và những âm thanh quen thuộc:
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa
Đoạn thơ còn dựng lại những khung cảnh quen thuộc với những hình ảnh và âm thanh hết sức tiêu biểu cho sinh hoạt trong kháng chiến Việt Bắc.