lập tức trở thành anh hùng chiến đấu.
Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
- Từ thủa xưa truyền thống hào hùng này của dân tộc đã được phát huy cao độ. Những người nông dân nghĩa sĩ trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu họ sẵn sàng từ bỏ làng quê, công việc cuốc cày quen thuộc để vào trận. Những đồng chí trong thơ Chính Hữu cũng để ruộng nương gửi bạn thân cày, những chiến sĩ Tây Tiến cũng sẵn sàng gác bút nghiên lên đường đi chiến đấu khi tổ quốc cần. Có cái nhìn bao quát như vậy người đọc mới thấy hết không khí hào hùng của ngày người con trai ra trận.
- Hậu phương của họ là những người phụ nữ dứt lòng bịn rịn, đau đớn khi chia xa người cha, người anh, người chồng, người yêu ra trận chiến đấu. Như nhà thơ Nguyễn Mĩ đã ghi lại rất đậm nét qua những vần thơ cháy bỏng trong Cuộc chia ly màu đỏ :
Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa...
Chiếc áo đỏ rực như than lửa Cháy không nguôi trước cảnh chia ly
Để rồi cuối cùng mầu đỏ ấy cô gửi theo với bóng hình người chồng ra trận chiến và :
Như không hề có cuộc chia ly...
Rồi họ lặng lẽ trở về và nuôi cái cùng con, để những người cầm súng chiến đấu vững dạ, yên tâm chắc tay súng. Không chỉ làm hậu phương vững chắc, nếu một ngày có giặc ngoại xâm đến thì họ sằn sàng vùng lên :
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Thế mới có những nữ anh hùng như chị Út tịch với câu nói nổi tiếng : còn cái lai quần cũng đánh.
Đó là phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ VN, ba đảm đang, xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ đã tặng : anh hùng , bất khuất, trung hậu, đảm đang. Và chính họ đã góp phần làm nên đn.
9 câu thơ tiếp :
- Những anh hùng hữu danh: NKĐ đã đưa ra một chân lí giản đơn khi điểm danh lại bao thế hệ nhân dân đã xả thân vì đn.
Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Họ là những anh hùng mà cả nhân dân, dân tộc mãi đời đời khắc ghi. Đó là thời của các vua Hùng, thời Bà Trưng bà Triệu, Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Võ Thị Sáu, Tô Vĩnh Diệm, Lê Văn Tám...
- Những anh hùng vô danh :Nhưng còn có bao anh hùng vô danh, họ đã vĩnh viễn nằm xuống, xả thân cho đn mà không cần được vinh danh và ghi nhớ, không cần lưu lại tên tuổi.
Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong 4.000 lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên
=> Cả những anh hùng vô danh và hữu danh, những con người đã đổ máu xương của mình xuống cho đất mẹ thân yêu, để rồi hôm nay trong hình đn có dáng hình của họ. Và tác giả khẳng định : họ đã làm ra Đất Nước.