Cảm hứng: Bản trường ca được khơi nguồn từ mong ước của nhà thơ là thức tỉnh tuổi trẻ vùng đô thị vùng

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề tác PHẨM TRỮ TÌNH (Trang 41 - 42)

tạm chiếm của miền Nam hiểu về non sông, đất nước mình, từ đó nhận rõ vai trò, sứ mệnh của mình, nhà thơ muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước: xuống đường đấu tranh hòa nhịp chung với cuộc chiến đấu của dân tộc.

c, Nội dung chính: Đoạn thơ thể hiện cái nhìn, cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đn qua những vẻ đẹp được

phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hóa. Với Nguyễn Khoa Điềm, ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một đất nước của nhân dân. Tư tưởng ấy đã qui tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Đóng góp sâu sắc nhất của nhà thơ là việc làm sáng tỏ tư tưởng “đn của nhân dân, nhân dân làm ra đn”.

d, Đặc sắc nghệ thuật: Hình thức biểu đạt giàu suy tư qua giọng thơ trữ tình chính trị sâu lắng, tha thiết vì

nói về đn mà mượn lời của một đôi lứa yêu nhau đang thủ thỉ, tâm tình về quê hương đất nước của mình. Đặc biệt là nhà thơ mượn rất nhiều chất liệu từ trong văn hóa, văn học dân gian, phong tục, tập quán và cuộc sống đời thường, bình dị của nhân dân từ xưa đến nay.

e, Phân tích.

Phân tích 9 câu thơ đầu

* Đại ý: “Có mối tình nào cao hơn là Tổ quốc?” - Trần Mai Ninh. Bằng tình cảm yêu thương sâu nặng ấy, các nhà thơ - chiến sĩ đã có biết bao bài thơ rất hay về Tổ quốc, đất nước Việt Nam thương yêu. Nếu như các nhà thơ khác thường dùng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ mang tính biểu tượng, tạo ra một khoảng cách để cảm nhận, chiêm ngưỡng về đất nước thì Nguyễn Khoa Điềm, trong phần đầu chương “Đất nước” – trích từ trường ca “Mặt đường khát vọng”, lại cảm nhận về đất nước qua những gì hết sức gần gũi, đơn sơ, bình dị. Chín câu thơ đầu trong đoạn trích đã trả lời cho câu hỏi: Đất nước có từ bao giờ?

a, Câu thơ mở đầu: Có ai tự hỏi chính mình, một câu hỏi lớn đầy băn khoăn rằng đn ta đang sống có từ bao

giờ? Có lẽ để trả lời được câu hỏi ấy không hề dễ dàng, vậy mà NKĐ đã thỏa mãn niềm băn khoăn của chúng ta bằng một câu thơ thật giản dị.

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Mỗi con người chúng ta, có người may mắn sinh ra có một gia đình trọn vẹn, có mẹ có cha, nhưng cũng có không ít mảnh đời bất hạnh, không cha không mẹ, không rõ nguồn gốc gia đình của mình, nhưng chắc chắn không ai sinh ra lại không biết mình là công dân của đn nào. Chính vì thế, ngay khi cất tiếng khóc chào đời ta đã biết rằng đã có một đn hiện hữu cùng hình hài của mình. Chẳng biết đn ấy có từ bao giờ nhưng khi chúng ta lớn lên thì đn đã có. Đn như chiếc nôi đã dọn sẵn đợi chúng ta chào đời. Một thực tế hiển nhiên, giản dị đến vô cùng nhưng cũng không kém phần sâu sắc. Vậy đn bắt nguồn từ đâu, những câu thơ tiếp theo tác giả đã đi làm sáng tỏ những điều còn băn khoăn về cội nguồn đn.

b, 7 câu thơ tiếp theo:

“Đất nước”, hai chữ thiêng liêng cao cả ấy chẳng phải ở đâu xa mà ở ngay trong những gì thân thương nhất: từ lời kể chuyện của mẹ, miếng trầu của bà, đến phong tục tập quán quen thuộc, tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ, hạt gạo, hòn than, cái kèo, cái cột trong nhà:

* Câu 2:

Ý 1: Văn học dân gian: Văn học dân gian, ngọt ngào, tha thiết và là giai đoạn văn học ấu thơ đẹp nhất của

nhân loại. Và có lẽ một trong những thể loại lấy được nhiều cảm tình nhất của bạn đọc chính là những câu chuyện cổ tích. Tuổi thơ của ai chắc hẳn cũng được nghe bà, nghe mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích thần tiên mà như nhà thơ Vũ Quần Phương đã viết trong bài thơ Nói với em:

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện, Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,

Thấy chú bé đi hài bảy dặm, Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

Ý 2: Đn bắt nguồn từ những câu chuyện cổ tích của mẹ:

Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể”

- Cụm từ ngày xửa ngày xưa đưa người đọc trở về với thế giới huyền bí của những câu chuyện cổ tích, với những ông bụt, bà tiên tốt bụng mang những phép màu. Với chú bé đi hài bảy dặm, với quả thị thơm mang trong mình cô Tấm dịu hiền… Bằng giọng tâm tình, dịu ngọt như lời kể truyện cổ tích của mẹ hôm nào, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm nhận, suy tưởng của mình về cội nguồn đất nước.

- Vậy là đn đâu có ở đâu xa, ngay các trong câu chuyện cổ tích dân gian, có trong tuổi thơ dịu ngọt của mỗi con người, cứ đằm thắm, thấm sâu mà da diết như chính những câu chuyện ấy đã vô tình qua tháng năm in đậm trong tâm hồn chúng ta. Đn thân thương, gần gũi là thế.

* Câu 3:

Ý 1: Điểm khác biệt của NKĐ: Lịch sử sâu thẳm của đất nước ta được tác giả cắt nghĩa không phải bằng sự

nối tiếp của các vương triều hay các sự kiện lịch sử trọng đại như Nguyễn Trãi đã từng viết trong “Bình Ngô Đại Cáo”:

“Như nước Đại Việt ta từ thuở trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc– Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương”

mà bằng những hình ảnh gần gũi, thân quen:

Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý 2: Câu chuyện dân gian: Hình ảnh thơ phải chăng đã gợi cho ta về sự tích “Trầu cau” từ đời vua Hùng

dựng nước xa xưa, ngợi ca tình nghĩa vợ chồng, anh em đằm thắm, sắt son. Về câu chuyện Tấm Cám với miếng trầu têm cánh phượng để rồi vua nhận ra đón Tấm về cung trong niềm vui hạnh phúc sum vầy.

Ý 3: Phong tục, văn hóa của người Việt:

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề tác PHẨM TRỮ TÌNH (Trang 41 - 42)