Mùa xuân đáng nhớ:

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề tác PHẨM TRỮ TÌNH (Trang 32)

+ Bình thường: Trong dân gian từ ngàn xưa cho đến nay luôn cho rằng mùa xuân là mùa của các lễ hội

thế nên mới có câu ca “tháng giêng là tháng ăn chơi”. Điều này lại càng đúng hơn trên những vùng núi rừng chiến khu, nơi của các lễ hội như: Ném còn, hát lượn, hát si, lễ hội lồng tồng (xuống đồng).

+ Sự bất thường: Trong những năm tháng mùa xuân khi đất nước có chiến tranh, quê hương còn bóng

giặc thì dù mùa xuân nhưng nhân dân VB đã quên đi niềm vui riêng để miệt mài với, say mê với công việc, với cuộc kháng chiến: đan nón. Chính sự bất thường này đã làm nên mùa xuân đáng nhớ nơi chiến khu.

- Phẩm chất con người lao động: Hai chữ "chuốt từng" gợi lên dáng vẻ cẩn trọng tài hoa, dường như

bao yêu thương đợi chờ mong ngóng đã gửi vào từng sợi nhớ, sợi thương kết nên vành nón. Câu thơ như ca ngợi sự khéo léo và tài hoa của con người nơi đây, cũng như con người Việt Nam:

Tay người như có phép tiên Tranh tre nứa lá cũng dệt nghìn bài thơ

Cảnh thì mơ mộng, tình thì đượm nồng.

- Tình cảm của con người: Hành động lao động vô cùng giản dị, bình thường ấy nhưng ẩn sâu bên

trong là những tình cảm thiêng liêng của người dân VB giành cho cán bộ và bộ đội. Một chiếc mũ nan, một vành nón lá nhưng chứa đựng trong đó bao ân tình thắm thiết, mặn nồng. Và bao chiến sĩ đã đội những chiếc mũ ấy để vượt qua mưa bom, bão đạn của cuộc chiến đấu, hơn thế nữa chiếc mũ ấy đã trở thành người bạn trên đoạn đường hành quân trùng điệp:

Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

=> Hai câu thơ lưu giữ lại cả khí xuân, sắc xuân, tình xuân vậy. Tài tình như thế thật hiếm thấy.

d. Nỗi nhớ mùa hè Việt Bắc:

Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình

Ý1: Hình ảnh thiên nhiên:

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề tác PHẨM TRỮ TÌNH (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)