+ Chiến tranh khốc liệt với bao cuộc di dân chạy loạn, tránh đạn bom, nhưng khi di cư, người dân không quên mang theo tên xã tên làng, bởi đó chính là nguồn cội họ cần nhớ về, cần lưu giữ. Văn hóa của người phương Đông nói riêng và người VN nới riêng là nếp sống duy tình, lá rụng về cội. Người ta có thể bôn ba quá nửa đời nơi đất khách quê người, nhưng khi về già ai cũng trở về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Hoặc nếu có ở lại quê người thì họ cũng sẽ giữ những tên làng, tên xã cho con cháu họ mai sau.
+ Họ đắp đập be bờ, tạo dựng những giá trị vật chất nhưng những thế hệ mai sau lại được hưởng những thành quả tinh thần là những trái quả ngọt ngào. Phải chăng đó là hình ảnh ẩn dụ mà NKĐ muốn người đời sau hiểu rằng, có cuộc sống tự do, có hạnh phúc ngọt bùi ngày hôm nay chính là do công sức bao thế hệ cha anh đã bỏ ra để tạo ra thành quả đó. Nên khi ăn trái hãy nhớ về người vun đất, chăm cây.
+ Cao hơn nữa là tinh thần chiến đấu chống kẻ thù xâm lược trong bao cuộc kháng chiến của dân tộc. Với tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, họ sẵn sàng đứng lên đấu tranh khi có giặc xâm lăng để bảo vệ tổ quốc, và khi có nội thù họ cũng sẵn sàng vùng lên đánh bại để lấy lại cuộc sống yên bình. Nhân dân ta anh dũng, kiên cường là thế.
6 câu thơ tiếp : Lời khẳng định vai trò của nhân dân :
Với tất cả những công lao trên của nhân dân, đến đây tác giả đã đủ cơ sở để đưa ra kết luận đầy sức thuyết phục :
Để Đất Nước là Đất Nước nhân dân
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Từ xưa đến nay có biết bao triều đại có tư tưởng yêu nước, yêu dân : Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân ; làm lật thuyền mới thấy dân như nước, quan nhất thời, dân vạn đại... Và hôm nay đến NKĐ vẫn nối tiếp tư tưởng của cha ông nhưng lai có điểm đổi mới, sáng tạo hơn là đn ấy còn là đn của ca dao thần thoại. Đây là một quan niệm chính xác của tác giả. Bởi văn học dân gian chính là nụ cười nước mắt của dân, là tâm tư tình cảm của nhân dân. Và cũng từ văn học dân gian ta nhận thấy vẻ đẹp muôn đời của nhân dân. Những con người giàu tình yêu thương và thắm thiết tình yêu đôi lứa.
Dạy anh biết "yêu em từ thở trong nôi"
Những con người ân tình, ân nghĩa, đề cao tình cảm chứ không đề cao những giá trị vật chất :
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Những con người có một lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm đánh giặc :
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu
=> Đọc những câu thơ mà người đọc được trở về với những câu ca dao quen thuộc thủa xưa mẹ hay hát, những câu chuyện dân gian đầy triết lí nhân sinh. Với tình yêu lứa đôi
Yêu em từ thủa trong nôi Em nằm em khóc anh ngồi anh ru
Hay :
Cầm vàng mà lội qua sông Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng
Rồi truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân, cùng với câu ca dao
Thù này ắt hẳn còn lâu Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh què
4 câu thơ kết : Khúc ca mong ước của nhà thơ.
Không phải ngẫu nhiên nhà thơ chọn hình ảnh kết thúc đoạn thơ là hình ảnh dòng sông với đầy những ẩn ý.
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Dòng sông ngàn năm vẫn trôi chảy như đn vẫn ngàn đời phát triển. Không biết rõ dòng sông bắt nguồn từ đâu cũng như không ai hiểu rõ cặn kẽ cội nguồn đn, nhưng chỉ hiểu rằng khi về đn mình thì bắt lên câu hát, có niềm say hoan lạc, vui ca. Tiếng hát ấy ngân nga trong giọng hát của người chèo đò, kéo thuyền vượt thác, để rồi đn theo khúc hát ngân nga gợi lên trăm sắc màu trên trăm dáng sông xuôi đang ngày đêm miệt mài chảy.
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi
Trăm sắc màu lộng lẫy trên dòng sông của dân tộc, phải chăng đó là những phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của người dân VN đang tỏa sáng lung linh. Chính điều này tạo nên vẻ đẹp, sức mạnh và sự cuốn hút của dân tộc VN trong niềm tự hào vô bờ của nhà thơ.
3. KB
Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm thành công cho mảng thơ viết về đề tài Đất nước . Từ những cảm nhận mang tính gần gũi, quen thuộc, Đất nước không còn xa lạ, trừu tượng mà trở nên thân thiết nhưng vẫn rất thiêng liêng. Đọc Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ta không chỉ tìm về cội nguồn dân tộc mà còn khơi dậy tinh thần dân tộc trong mỗi con người Việt Nam trong mọi thời đại. Mỗi tiếng thơ vang lên là một lời thúc giục mỗi cá nhân hãy ra sức cống hiến hết mình cho đn. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ nhưng cũng là tình cảm cao cả thiêng liêng trong mỗi con người mà nhà thơ NKĐ đã dạy cho chúng ta.
SÓNG Xuân Quỳnh Xuân Quỳnh
1MB: Một nhà thơ cổ điển Pháp từng nói: “Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi.” Thật vậy, từ
ngàn đời nay tình yêu luôn là điều bí ẩn, là đề tài vô tận của văn chương. Nhiều văn nhân thi sĩ đã mượn văn chương để lí giải tình yêu nhưng chẳng ai cắt nghĩa trọn vẹn hai mĩ từ ấy. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng ví von “Yêu là chết trong lòng một ít”, Đỗ Trung Quân cũng từng thốt lên rằng “Anh đã thấy một điều mong manh nhất – Là tình yêu, là tình yêu ngát hương” và cũng không quên nhắc đến “Sóng” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. “Sóng” là nơi gửi gắm những tâm tư sâu kín, những trạng thái phức tạp tinh vi của tâm hồn người thiếu nữ khi nói về tình yêu trẻ trung, nồng nhiệt gắn với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.
2TB:
a, Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ.
XQ viết rất nhiều và rất hay về tình yêu. Chị đã để lại cho đời nhiều bài thơ hay và xúc động lòng người như Thuyền và biển, Tự hát, Thơ tình cuối mùa thu…Nhưng có lẽ hay và sâu lắng nhất là Sóng. Bài thơ được viết trong những năm tháng chiến tranh chống Mĩ khốc liệt. Một lần nữ sĩ đi công tác tại vùng biển Diêm Điền, đứng trước biển chị mới nhận thấy rằng sóng là phần động nhất của biển, là gương mặt của biển, luôn ào ạt, trào dâng vô hồi vô tận giống với nhịp đập của con tim bồi hồi, xao xuyến của tình yêu lứa đôi. Chính vì vậy
chị đã mượn hình ảnh sóng để nói hộ tình yêu trong trái tim của người con gái. Bài thơ được viết năm 1967 và được in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968.
b, Ý nghĩa nhan đề.
- Chủ đề sóng trong thơ xưa: Trong thơ xưa người ta đã biết mượn hình ảnh sóng để nới về tình yêu, nói hộ tình yêu. Ca da có câu:
Sóng xình xịch lưng chừng ngoài bể bắc Hạt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên Em muốn nằm lơ đi mà ngủ, ngủ cũng không yên Bởi sóng to nước cả biết tấp con thuyền tình nơi đâu
Hay như trong Truyện Kiều, ND có viết:
Sóng tình dường đã siêu siêu Nghe trong ong bườm có chiều lả lơi
Và Xuân Diệu cũng viết:
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt