Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
cho cán bộ cảnh sát kinh tế, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu đổi mới toàn diện và đồng bộ từ nhận thức, quy trình, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đến kiện toàn, tổ chức lại hệ thống cơ sởđào tạo, bồi dưỡng, phân cấp quản lý, xây dựng đội ngũ giảng viên, cơ chế quản lý kinh phí, hợp tác quốc tế trong đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ.
Thứ nhất, đổi mới nhận thức về chức năng của đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
Đổi mới nhận thức vềđào tạo không phải chỉ vì để người cán bộđáp ứng những tiêu chuẩn do nhà quản lý đặt ra (dù những tiêu chuẩn đó cũng một phần vì công việc) mà là để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụđược giao. Việt Nam chú trọng đào tạo không chỉ kỹ năng nghề nghiệp mà còn là đạo đức công vụđối với cán bộ cảnh sát kinh tế. Đạo đức là yếu tố quyết định mức độ cống hiến của cán bộđối với tổ chức và người dân. Trong thiết kế, xây dựng chương trình, cần phải có các khóa học vềđạo đức công vụđược thiết kế riêng hay lồng ghép với các khóa học khác; đa dạng hóa phương pháp bồi dưỡng đạo đức công vụ.
Giao quyền tự chủ cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộđể bảo đảm tính chủđộng, tính kịp thời, khả năng thích ứng của cán bộ trước những thay đổi của nền công vụ. Cơ quan, đơn vị và địa phương sẽ
quyết định về nội dung chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở nhu cầu bồi dưỡng các kỹ năng thực thi công vụ của cán bộ. Ngoài chương trình đào tạo áp dụng chung, tùy thuộc vào từng Bộ, ngành, địa phương mà các cơ sởđào tạo kiến thức quản lý kih tế của Bộ, ngành, địa phương xây dựng các học phần riêng phù hợp với thực tiễn của cơ quan, địa phương mình.
Việt Nam đang áp dụng cơ chế dân chủ, tạo điều kiện để cán bộ cảnh sát kinh tế được quyền chủđộng trong việc lựa chọn các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu công việc đang đảm nhiệm; đa dạng hóa các chương trình đào tạo dành cho các
đối tượng khác nhau. Chương trình đào tạo làm quen với công việc dành cho cán bộ
mới được tuyển dụng hoặc chuyển công tác sang môi trường công việc mới; Chương trình đào tạo cơ bản để cán bộ thích ứng với công tác của mình; Chương trình đào tạo lại nâng cao bổ sung, giúp cán bộđạt hiệu quả cao nhất trong công việc; Chương trình
đào tạo mở rộng tạo điều kiện cho cán bộ có thểđảm nhiệm các công việc vượt ra khỏi chức trách, nhiệm vụ thường xuyên của mình, có thể làm những công việc liên quan khi cần thiết.
Thứ hai, đổi mới quy trình đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
Việc xây dựng quy trình đào tạo khoa học có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần trực tiếp bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo.Quy trình đúng, hợp lý thì chất lượng, hiệu quảđào tạo được nâng cao và ngược lại, quy trình không hợp lý thì chất lượng và hiệu quả của công tác này không được bảo đảm.
Việt Nam chú trọng việc xác định nhu cầu đào tạo nhằm trả lời các câu hỏi chính như: những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc? Những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà cán bộ hiện có? Những kiến thức, kỹ năng còn thiếu của cán bộ đối với vị trí công việc?. Để làm được việc này, đòi hỏi trước khi tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu, cần phải khảo sát nắm rõ nhu cầu của người học; ngay cả khi chương trình, tài liệu đã được biên soạn theo nhu cầu khảo sát trước đó thì trong quá trình giảng dạy, giảng viên vẫn phải tiếp tục tìm hiểu nhu cầu của người học để hướng việc trao đổi, thảo luận theo đúng mục tiêu đề ra là “lấp khoảng trống” về năng lực cho học viên.
Thứ ba, nâng cao chất lượng về nội dung, chương trình đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
Việt Nam tiến hành đổi mới chương trình đảm bảo tính liên thông, tránh trùng lắp giữa các chương trình và trong từng chương trình. Tổ chức nghiên cứu, biên soạn các chương trình đào tạo với nội dung kiến thức quản lý kinh tế theo hướng thiết thực, cụ thể. Tăng cường biên soạn những chương trình đào tạo ngắn ngày cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng theo nhu cầu.
Xác định “hàm lượng” của các loại kiến thức mà cán bộ thực sự cần. Có thể
chia ra làm ba loại: 1) Loại kiến thức “nên biết” là kiến thức bổ trợ, người học có thể
tự nghiên cứu và trang bị cho mình; 2) Loại “cần biết” là loại kiến thức mà giảng viên có thể gợi ý, giới thiệu để học viên nghiên cứu, mở rộng tầm hiểu biết, hỗ trợ cho việc thực hiện công vụ có hiệu quả hơn; 3) Loại “phải biết” là loại kiến thức nhất thiết phải
được trang bị trong các khóa đào tạo kiến thức quản lý kinh tế. Đó là loại kiến thức, kỹ
năng cần để thực hiện đúng, thực hiện đủ và có hiệu quả nhiệm vụđược giao.
Nội dung chương trình cập nhật, có tính thực tiễn, cân đối giữa lý thuyết và thực tiễn, gắn kết với thực tiễn quản lý kinh tế và an ninh hiện nay.
Thứ tư, phương pháp đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
Phương pháp chủ yếu áp dụng cho các khóa đào tạo kiến thức quản lý kinh tế đối với cán bộ hiện nay, mặc dù bước đầu đã có đổi mới, song chủ yếu vẫn là phương pháp thuyết trình. Việt Nam đang bắt đầu đổi mới phương pháp đào tạo tích cực, tiên tiến đối với từng đối tượng theo hướng: không giảng dạy theo kiểu “hàn lâm” mà gắn chặt với thực tiễn, vận dụng lý thuyết để giải quyết những vấn đề thực tếđang đặt ra; phương pháp xử lý các tình huống điển hình, tạo điều kiện để người học chủđộng liên hệ, tư duy năng động, sáng tạo vận dụng vào thực tiễn; tăng cường thời lượng dành cho tham quan, trao đổi kinh nghiệm thực tế...Đổi mới phương pháp đào tạo kiến thức theo phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm. Nghiên cứu vận dụng những phương pháp đào tạo mới, hiện đại của thế giới.
Thứ năm, kiện toàn, tổ chức lại hệ thống cơ sởđào tạo kiến thức quản lý kinh tế
Việt Nam đã sắp xếp hệ thống các cơ sởđào tạo kiến thức quản lý kinh tếtheo hướng tinh gọn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô, hình thức đào tạo. Cùng với việc kiện toàn hệ thống, tiến hành sắp xếp các tổ chức bên trong của từng cơ sở
theo hướng không nhất thiết các cơ sởđều có cơ cấu tổ chức và biên chế như nhau; giảm dần đội ngũ giảng viên cơ hữu, về lâu dài chỉ có bộ máy quản lý, giáo vụ và giảng viên kiêm nhiệm, giảng viên thỉnh giảng.
Các cơ sởđào tạo kiến thức quản lý kinh tếđang dần được mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế vềđào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ, tăng
cường các hoạt động trao đổi giảng viên, báo cáo viên, tham gia diễn đàn, hội thảo, tọa
đàm... với các cơ sởđào tạo ở các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Thứ sáu, đổi mới và tăng cường phân cấp quản lý hoạt động đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
Việt Nam áp dụng mô hình đổi mới phân cấp quản lý hoạt động đào tạo kiến thức quản lý kinh tếđược thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:
Một là, thống nhất một đầu mối quản lý công tác đào tạo; khắc phục tình trạng manh mún, thiếu đồng bộ và chồng chéo như hiện nay.
Hai là, trao quyền được lựa chọn chương trình, nội dung đào tạo và lịch đào tạo
đáp ứng nhu cầu của mỗi đối tượng cán bộ khác nhau và không làm ảnh hưởng đến công việc cá nhân
Ba là, nâng cao năng lực quản lý đào tạo của các cơ quan quản lý nhà nước ở
Trung ương và địa phương; năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp quản lý cho cán bộ cảnh sát kinh tế tham mưu quản lý công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế của các bộ, ngành, địa phương.
Thứ bảy, xây dựng đội ngũ giảng viên của các cơ sởđào tạo kiến thức quản lý kinh tế
Nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ giảng viên là một trong những giải pháp mà Việt Nam đã và đang thực hiên đểđổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ. Giảng viên các cơ sởđào tạo phải có trình độ
chuyên môn phù hợp, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm hoạt động thực tiễn quản lý và có năng lực sư phạm.Có kế hoạch thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm cho giảng viên các cơ sởđào tạo. Nâng cao trách nhiệm của giảng viên với vai trò không chỉ là người thực hiện chương trình mà còn là người “biên tập lại”, “sáng tạo” chương trình ĐTBD.
Các bộ, ngành, địa phương xây dựng quy chế quy định trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tham gia giảng dạy cập nhật kiến thức, trang bị
kỹ năng, phương pháp và trao đổi kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ phù hợp với bộ, ngành, địa phương.
Tăng cường tự bồi dưỡng và bồi dưỡng kỹ năng, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn cho giảng viên cơ hữu ở các cơ sởđào tạo, tạo điều kiện cho giảng viên đi thực tế dài ngày tại các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương. Khuyến khích
giảng viên tự học tập nâng cao trình độ và năng lực giảng dạy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ hội nhập.
Thứ tám, đổi mới cơ chế quản lý kinh phí đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
Việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động đào tạo kiến thức quản lý kinh tếđược Việt Nam thực hiên phù hợp với sự thay đổi về mô hình quản lý. Điều này có nghĩa là khi trách nhiệm quản lý được chuyển về cho thủ trưởng cơ quan sử dụng cán bộ
thì việc sử dụng kinh phí phải do thủ trưởng cơ quan sử dụng cán bộ quyết định: mục đích sử dụng; đối tượng được cửđi học và nội dung học tập...
Song song với việc đổi mới cơ chế quản lý đó, việc sử dụng kinh phí cũng cần có sự thay đổi, theo hướng cấp theo nhu cầu, theo chất lượng và hiệu quảđào tạo. Cấp theo nhu cầu trước hết thể hiện ở chỗ khi có nhiệm vụđột xuất, nhu cầu đào tạo sẽ
tăng thêm, do đó kinh phí tăng thêm và ngược lại, khi công việc ổn định, kinh phí có thể giao ổn định hoặc có thể giảm.
Việt Nam đang thực hiện đổi mới “cách” giao kinh phí đào tạo cho cán bộ, cụ
thể: phân định nguồn kinh phí đào tạotheo tiêu chuẩn và đào tạo theo nhu cầu. Kinh phí đào tạotheo tiêu chuẩn ngạch, chức danh là nguồn kinh phí “cứng” giao cho các cơ
sởđào tạo theo đơn đặt hàng của cơ quan quản lý đào tạo. Kinh phí bồi dưỡng theo nhu cầu công việc, vị trí việc làm, cần đổi mới cách giao theo hướng tăng cường trách nhiệm của đơn vị sử dụng cán bộ và bản thân cán bộ trong việc sử dụng nguồn kinh phí này sao cho thiết thực, hiệu quả, phục vụ trực tiếp cho yêu cầu nâng cao năng lực làm việc của người cán bộ;
Thứ chín, tăng cường hợp tác quốc tế vềđào tạo kiến thức quản lý kinh tế
Việt Nam có cơ chế huy động các tổ chức, cá nhân có năng lực, uy tín nước ngoài tham gia giảng dạy cho các khóa đào tạo, đặc biệt đối với các khóa cập nhật kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nâng cao năng lực hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong lĩnh vực đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, kết hợp đào tạo trong nước với học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và tham mưu xây dựng chính sách và đội ngũ giảng viên các cơ sởđào tạo, tạo điều kiện cho các đối tượng này được tham gia các khóa học ở nước ngoài phù hợp với chức danh, chức vụ, vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụđược giao.
Việt Nam luôn chú trọng phối hợp với các cơ sở đào tạo ở những nước phát triển trong việc thực hiện những nội dung như: chương trình bồi dưỡng, giảng viên, tài liệu, hoạt động học thuật... hướng đến việc giao lưu, hợp tác, liên kết giảng dạy, trao
đổi giảng viên; trao đổi tài liệu đào tạo kiến thức quản lý kinh tế. Ngoài ra, Việt Namluôn có chính sách thu hút giảng viên người nước ngoài tham gia giảng dạy tại các cơ sởđào tạo kiến thức quản lý kinh tếở Việt Nam; ứng dụng những phương pháp giảng dạy tiên tiến của nước ngoài trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
2.6.6. Một số bài học được rút ra vềđào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộcảnh sát kinh tếở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào