Phân tích hồi quy
Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, nhóm các biến theo từng yếu tố, nghiên cứu tiếp tục tiến hành phân tích hồi quy. Mô hình hồi quy mà nghiên cứu áp dụng là mô hình hồi quy đa biến (mô hình hồi quy tuyến tính bội) để xem xét mối liên hệ giữa biến phụ thuộc (Mức độđánh giá chung) với các biến độc lập (7 yếu tố cụ thể). Phân tích hồi quy dữ liệu sẽ cho thấy được các yếu tố nào sẽ có ảnh hưởng đến đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế hiện nay, đồng thời cho biết mức độ tác động của các yếu tố và mức độ giải thích của tất cả các yếu tốđến biến phụ
thuộc đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế.
Trong mô hình phân tích hồi quy, biến phụ thuộc là biến “Đánh giá chung về
công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế”. Các biến độc lập là các nhân tốđược rút trích ra từ các biến quan sát từ phân tích nhân tố EFA.
Mô hình hồi quy như sau:
DGC = β0 + β1*CTCS + β2*ND + β3*GV + β4*KTDG + β5*PP + β6*DCTD +
β7*CSVC + ei
Trong đó:
DGC: Giá trị của biến phụ thuộc là Đánh giá chung về Công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
CTCS: Giá trị của biến độc lập thứ nhất là Chủ trương, chính sách đào tạo
ND: Giá trị của biến độc lập thứ hai là Sự phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo
GV: Giá trị của biến độc lập thứ ba là Chất lượng đội ngũ giảng viên
KTDG: Giá trị của biến độc lập thứ tư là Chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá
PP: Giá trị của biến độc thứ năm là Tính hợp lý của phương pháp đào tạo
DCTD: Giá trị của biến độc lập thứ sáu là Động cơ và thái độ học tập của học viên
CSVC: Giá trị của biến độc lập thứ bảy là Mức độđáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị
β0: Hằng số
βi: Hệ số hồi quy riêng từng phần (i>0)
ei: sai số của phương trình hồi quy
Kết quả của việc xây dựng mô hình hồi quy đa biến bằng phần mềm SPSS cho ta kết quảở bảng tóm tắt mô hình dưới đây:
Bảng 4.6: Tóm tắt mô hình
Độ phù hợp của mô hình được thể hiện qua giá trị R2điều chỉnh (Adjusted R Square). Kết quảở bảng trên cho thấy, mô hình 7 biến độc lập có giá trị R2
điều chỉnh cao nhất là 0,501 > 0.4 thõa mãn điều kiện hồi quy; có nghĩa là mô hình hồi quy giải thích được 50,1% sự biến thiên của biến “Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế”. Như vậy, mô hình được xem là phù hợp. Các bước tiếp theo sẽ
Mô hình R R2 R2 điều chỉnh Ướ c lượng độ lệch chuẩn Durbin- Watson 1 0,693a 0,532 0,501 0,81789978 1,887
sử dụng tốt mô hình hồi quy gồm 7 biến độc lập này để phân tích tác động cụ thể của từng biến độc lập lập đến biến phụ thuộc.
Kiểm định F
Bước tiếp theo trong phân tích hồi quy đó là thực hiện kiểm định F vềđộ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ biến độc lập hay không.
Giả thuyết H0 đặt ra đó là: β1 = β2 = β3 = β4= β5 = β6 = β7 = 0. Bảng 4.7: Kiểm định độ phù hợp của mô hình ANOVAe Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 6 Hồi quy 78,836 7 11,262 16,835 0,000b Số dư 145,164 217 0,669 Tổng 224,000 224 (Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Ngoài ra, hệ số tương quan dưới đây cho thấy rằng, kết quả kiểm định tất cả các nhân tốđều cho kết quả Sig. nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05; điều này chứng tỏ rằng có đủ
bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0đối với các nhân tố này, hay các giả
thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 được chấp nhận ở mức ý nghĩa là 95% nên có thể kết luận mô hình hồi quy phù hợp.
Dò tìm các vi phạm giảđịnh cần thiết - Giảđịnh không có hiện tượng Đa cộng tuyến
Bảng 4.8: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Mô hình Đo lường đa cộng tuyến Độ chấp nhận Hệph sốươ phóng ng sai đại 6 (Hằng số) Chủ trương, chính sách đào tạo (CTCS) 1,000 1,000 Sự phù hợp và khoa học của nội dung đào
tạo (ND) 1,000 1,000
Chất lượng đội ngũ giảng viên (GV) 1,000 1,000
Chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá
(KTDG) 1,000 1,000 Tính hợp lý của phương pháp đào tạo (PP) 1,000 1,000 Động cơ và thái độ của học viên (DCTD) 1,000 1,000 Mức độđáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị (CSVC) 1,000 1,000 (Nguồn phân tích số liệu SPSS) Kết quả phân tích hồi quy đa biến và đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố
Kết quả hồi quy cho thấy cả 7 nhân tố là Chủ trương, chính sách đào tạo (CTCS); Nội dung và phương pháp đào tạo (ND); Hoạt động kiểm tra, đánh giá (KTDG); Tính hợp lý của phương pháp đào tạo (PP); Động cơ và thái độ của học viên (DCTD); Đội ngũ giảng viên (GV) và Cơ sở vật chất, trang thiết bị (CSVC)đều có quan hệ tuyến tính thuận chiều với biến phụ thuộc Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế (Sig.<0.05). Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá Hệ số hồi quy
chuẩn hoá t Sig. B Độchu lệch ẩn Beta 6 (Hằng số) -1,681E-017 0,055 0,000 1,000 Chủ trương, chính sách đào tạo (CTCS) 0,226 0,055 0,226 4,141 0,000 Sự phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo (ND) 0,231 0,055 0,231 4,235 0,000 Chất lượng đội ngũ giảng viên (GV) 0,233 0,055 0,233 4,264 0,000 Chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá (KTDG) 0,180 0,055 0,180 3,302 0,001 Tính hợp lý của phương pháp đào tạo (PP) 0,183 0,055 0,183 3,349 0,001 Động cơ và thái độ học tập của học viên (DCTD) 0,283 0,055 0,283 5,177 0,000 Mức độđáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị (CSVC) 0,216 0,055 0,216 3,957 0,000 (Nguồn phân tích số liệu SPSS)
Từ kết quả bảng phân tích kết quả hồi quy ở trên, nhân tốĐộng cơ, thái độ học tập của học viên có mức ảnh hưởng cao nhất (ß6 =0,283). Động cơ thái độ học tập của học viên là yếu tố cá nhân xuất phát từ tính chất và năng lực, kiến thức nghiệp vụ của mỗi đối tượng học viên khác nhau, do đó cũng sẽ có sựảnh hưởng khác nhau đến chất lượng công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế.
Nhân tố Chủ trương, chính sách đào tạo (CTCS) có mức ảnh hưởng cao (ß1
=0,233). Điều này cũng có thể dễ hiểu khi chủ trương, chính sách đào tạo là hoạt động mang tính toàn diện về cho toàn bộ hoạt động của công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế thuộc Bộ An ninh Lào hiện nay. Kế hoạch ban đầu xác định mục tiêu đào tạo, nhu cầu đào tạo phù hợp sẽ giúp cho cả khóa đào tạo được thực hiện có quy trình rõ ràng và tạo ra được hiệu quả tích cực hơn cho học viên.
Nhân tố Sự phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo (ND) có mức ảnh hưởng cao (ß2 =0,231). Mỗi nội dung và phương pháp đào tạo đều có những ưu và nhược
điểm nhất định. Việc lựa chọn nội dung và phương pháp đào tạo là điều kiện quan trọng cùng với các yếu tố liên quan đến khóa học sẽ giúp cho chất lượng đào tạo được nâng cao và sát thực tế cũng như nhu cầu của học viên hơn.
Nội dung, chương trình đào tạo là điều kiện không thể thiếu, chương trìnhđào tạo phù hợp được các cấp có thẩm quyền phê duyệt là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo. Không có chương trìnhđào tạo sẽ không có các căn cứđể xem xét, đánh giá bậc đào tạo của các đối tượng tham gia đào tạo và việc đào tạo sẽ diễn ra tự phát không theo một tiêu chuẩn thống nhất.
Chương trình đào tạo bao gồm phần lý thuyết và phần thực hành, tươngứng với mỗi nghề thì tỷ lệ phân chia giữa hai phần này là khác nhau về lượng nội dung cũng như thời gian học.
Với giáo trình cũng tương tự, giáo trình là những quy định cụ thể hơn của chương trình về từng môn cụ thể trong đào tạo. Nội dung giáo trình phải tiên tiến, phải thường xuyên được cập nhật kiến thức mới thì việc đào tạo mới sát thực tế và hiệu quả đào tạo mới cao.
Việc nghiên cứu, xây dựng các chương trình, giáo trình sao cho hợp lý và sát với nhu cầu đào tạo để học viên có thể nắm vững được kiến thức quản lý kinh tế sau
đào tạo và có thể áp dụng vào thực tiễn là vấn đề rất quan trọng vàảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo.
Yếu tố Chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá (KTDG) có mức ảnh hưởng ít nhất (ß4 =0,377). Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quảđào tạo là một phần quan trọng
của quá trình đào tạo cán bộ, thông qua hoạt động này, các cơ sởđào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế sẽ thu được kết quả tốt hay xấu sau khi đào tạo, có đáp ứng được mục tiêu của cục đặt ra hay không.
Hình 4.2. Kết quả hồi quy
Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo là một việc khó khăn, nó đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian công sức. Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả rất quan trọng, bởi vì những thông tin thu được từviệc đánh giá sẽ giúp chúng ta lập và xây dựng chương trìnhđào tạo kiến thức quản lý kinh tế chocán bộ trong tương lai có chất lượng và hiệu quả hơn.
Yếu tố Mức độđáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị (CSVC) có mức độảnh hưởng với ß6 =0,129. Cơ sở vật chất chính là yếu tố hỗ trợ cho hoạt động đào tạo được phát huy tối đa hiệu quả, giúp cho học viên có được tinh thần và điều kiện học tập tốt hơn, từđó sẽ nâng cao kết quảđào tạo cho mỗi cán bộ cảnh sát kinh tế. Do đó mặc dù yếu tố này ảnh hưởng không lớn nhưng vẫn cần phải quan tâm đầu tư và nâng cao hơn nữa chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bịđào tạo trong tương lai.
Như vậy, ta có phương trình hồi quy của mô hình các yếu tốảnh hưởng tới
đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế như sau:
DGC = 0,226 CTCS + 0,231 ND + 0,233 GV + 0,180 KTDG + 0,183PP + 0,283 DCTD + 0,216 CSVC + ei Động cơ và thái độ học tập của học viên Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế Chủ trương, chính sách đào tạo Sự phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo Chất lượng đội ngũ giảng viên Chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá
Tính hợp lý của phương pháp đào tạo Mức độđáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị 0,226 0,231 0,233 0,1800, 216 0,283 0,183
4.5. Đánh giá chung về kết quảảnh hưởng của các nhân tốđến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ An ninh nước Cộng hòa