Nâng cao chất lượng, hiệu quảđào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng thực thi công vụ là tất yếu của sự phát triển và ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội.
(1) Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa được quan tâm đến chủ trương, chính sách vềđào tạo cán bộ cảnh sát kinh tế các cấp bậc khác nhau. Đào tạo hay không và đào tạo khi nào là xuất phát từ quan điểm, chủ trương của các cấp quản lý cán bộ cảnh sát kinh tế, nhất là ở cấp cao trên cơ sở phân tích yêu cầu đặt ra với đội ngũ cán bộ. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế. Chúng có thể tạo ra các cơ hội, cũng có thể gây ra trở ngại, thậm chí là rủi do cho những cơ sởđào tạo. Sựổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách sẽ tạo điều kiện cho công tác đào tạo được thực hiện một cách suôn sẻ. Các chính sách ưu tiên động viên, khuyến khích sẽ thúc đẩy hoạt động đào tạo bồi dưỡng và cũng thúc đẩy cán bộ tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác.
Tuy nhiên do điều kiện phát triển đất nước qua các thời kỳ, không phải lúc nào Nhà nước cũng có thể tập trung, dành các điều kiện thuận lợi nhất cho công tác đào tạo cán bộ cảnh sát kinh tế. Chính vì vậy có tình trạng hẫng hụt cán bộ, đội ngũ cán bộ
cảnh sát kinh tế không mạnh, còn ít chuyên gia đầu ngành.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế hiện nay còn yếu về chất lượng, nhất là về chuyên môn, nghiệp vụ. Lòng nhiệt tình, sự say mê nghiên cứu bị chi phối bởi nhiều nhân tố, nhất là sự tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần chú ý đầu tư, đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
cho đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế. Quan điểm, chủ trương của Đảng đã rõ, được xác
định trong các nghị quyết, vấn đề là cần có hệ chính sách hợp lý và sự quan tâm của cán bộ lãnh đạo các cấp để thực hiện cho được, có chất lượng trong đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế.
(2) Chưa đổi mới về nội dung chương trình và biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng: công tác xây dựng nội dung chương trình, tài liệu và công tác đào tạo, bồi
dưỡng theo ngạch, bậc công chức và theo tiêu chuẩn chức nghiệp phải luôn đổi mới thiết thực với công việc thực tế tránh trùng lắp về nội dung định kỳ có chương trình bổ
sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên sâu cho từng đối tượng tương ứng với thời gian hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Cập nhật và đổi mới chương trình cần theo đúng quy trình điều tra, khảo sát nhu cầu của vị trí công việc, lựa chọn kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng đối tượng. Chưa đổi mới chương trình theo hướng cập nhật hóa, hiện đại hóa chú trọng nâng cao kỹ năng, năng lực hoạt động và giáo dục phẩm chất đạo đức công chức.
(3) Chưa phân loại đối tượng đào tạo, bồi dưỡng theo từng giai đoạn để có nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo phù hợp như: theo số năm công tác từ 5 năm công tác; từ trên 5 năm công tác đến 10 năm công tác, từ trên 10 năm công tác đến 15 năm công tác… bồi dưỡng theo từng chương trình tương ứng theo hướng từ cơ bản
đến chuyên sâu và cập nhật kiến thức.
(4) Công tác lựa chọn và huấn luyện đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng
đề ra đảm bảo về cơ cấu; đảm bảo đủ trình độ kiến thức ngành, lĩnh vực chưa được quan tâm, cần có phương pháp giảng dạy phù hợp; có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu; định kỳ tổ chức bồi dưỡng cho giảng viên về kiến thức, kỹ năng và phương pháp giảng dạy.
(5) Các nguồn lực và cơ sở vật chất cho công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế chưa được quan tâm đầu tư và cải thiện. Trong điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nhất định, việc tăng quy mô đào tạo tập trung nhiều khi khiến cho các cơ sởđào tạo lúng túng trong bố trí cân đối các nguồn lực. Thực tế này
đang diễn ra trong hệ thống các cơ sởđào tạo. Cần có sự cân đối về quy mô đào tạo với loại hình đào tạo phù hợp với thực tế, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên, nhất là các học viên ở xa. Hệ thống thư viện của các cơ sởđào tạo cần được đầu tư hiện đại hơn, tạo cơ sở dữ liệu, tài liệu cho công tác đào tạo thuận lợi.
(6) Hiệu quả công tác quản lý, xây dựng hệ thống văn bản pháp quy về quản lý
đào tạo; đưa ra các hình thức khen thưởng, kỷ luật phù hợp để người tham gia đào tạo bồi dưỡng nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ; cần xác định rõ trách nhiệm các chủ thể khi tham gia như người đứng đầu tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, đơn vịđào tạo, bồi dưỡng người tham gia bồi đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo nhất quán từđơn vị sử
(7) chưa thực sựđổi mới và triển khai công tác kiểm tra đánh giá chất lượng
đào tạo, bồi dưỡng theo đúng quy định; tuy nhiên tránh hình thức chiếu lệ, đánh giá chất lượng và hiệu quảđối phải bám sát từng đối tượng, loại hình, khóa học thông qua
điều tra, phỏng vấn người học và tổ chức sử dụng nhân sự. Hoạt động kiểm tra đánh giá, phải tiến hành thường xuyên, liên tục và có điều chỉnh.
(8) Xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học viên chưa được quan tâm cần phải xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học viên như sau.
Đối với các yếu tố từ phía học viên: Thứ nhất là nhu cầu học tập là khởi nguồn của động cơ và thái độ. Thứ hai là hận thức về giá trị bản thân là sự tôn trọng chính bản thân và tôn trọng người khác của học viên. Khi được đào tạo, học viên phải tôn trọng với quyết định của mình, và tôn trọng môi trường học tập, tôn trọng những người xung quanh như giảng viên, nhân viên nhà trường, học viên khác. Thứ ba là mức độ
hứng thú, say mê trong học lý luận chính trị; khả năng tiếp thu và khả năng tự học, tự
nghiên cứu.
Đối với các yếu tố liên quan đến môi trường đào tạo, bồi dưỡng: Giảng viên là cầu nối trực tiếp, giúp học viên tiếp thu những kiến thức quản lý kinh tế, đồng thời hỗ
trợ học viên thực hành kỹ năng trong lãnh đạo, quản lý. Giảng viên vừa phải đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, vừa phải thể hiện phẩm chất đạo
đức, phong cách giảng viên, góp phần truyền cảm hứng và cảm phục đối với học viên, qua đó giúp học viên xây dựng động cơ, thái độ học tập tích cực. Các phương pháp, phương tiện dạy học: sự đa dạng và đổi mới thường xuyên trong phương pháp và phương tiện dạy học sẽ làm tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với học viên.
Đối với các yếu tố thuộc về môi trường xã hội: Thủ trưởng và cơ quan, đơn vị
là yếu tố tác động lớn đến tâm lý học viên được cửđi đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Thực tế cho thấy, học viên bị phân tâm rất nhiều từ môi trường cơ quan, nhất là trong điều kiện vừa làm vừa học. Học viên vừa phải bảo đảm không vắng mặt tại lớp lại phải vừa bảo đảm công việc cơ quan. Do vậy, việc thủ trưởng và cơ quan, đơn vị
quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên yên tâm học tập sẽ góp phần quan trọng xây dựng động cơ và thái độ học tập đúng đắn.
CHƯƠNG 5
QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC NHÂN TỐẢNH HƯỞNG NHẰM THÚC ĐẨY ĐÀO TẠO KIẾN THỨC
QUẢN LÝ KINH TẾ CHO CÁN BỘ CẢNH SÁT KINH TẾ BỘ ANH NINH NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO