Một số bài học được rút ra về đàotạo kiến thứcquản lý kinh tế chocán bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 34 - 35)

Qua khảo sát, tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm của một số quốc gia thì luận án rút ra được một số bài học về việc tham khảo các nhân tốảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế tại Bộ An ninh Lào cũng như

những hoạt động nhằm phát huy tác động tích cực, khắc phục các tác động tiêu cực của các nhân tố, cụ thể như sau:

Một là, về các chủ trương chính sách đào tạo, các cấp ủy, tập thể lãnh đạo có thẩm quyền phải làm tốt công tác quy hoạch, dự kiến chính xác, cụ thể nhu cầu đào tạo cán bộ theo từng thời gian, trên cơ sởđó có kế hoạch đào tạo cán bộ cho phù hợp. Tập trung đào tạo trung cấp, cao cấp lý luận chính trị; đại học, sau đại học về quản lý kinh tế, quản lý hành chính công, luật vàmột số lĩnh vực cần thiết khác. Việc cử cán bộđi học phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và tiêu chuẩn chức danh quy hoạch, vị trí việc làm. Mặt khác, phải có phương án bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý sau khi

được đào tạo cơ bản, đặc biệt là những người tốt nghiệp loại xuất sắc, loại giỏi, có công trình nghiên cứu giá trị tại các trường. Kiên quyết không bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đề bạt, giới thiệu cán bộứng cử khi chưa có đủ tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

Hai là, về chất lượng đội ngũ giảng viên, phải chú trọng kiện toàn và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các cơ sởđào tạo; quan tâm đào tạo lại, đào tạo nâng cao, tăng cường công tác thông tin, bồi dưỡng kiến thức cho giảng viên, tạo điều kiện để giảng viên tự học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, đi nghiên cứu thực tế tại cơ sở; phân công, bố trí theo đúng năng lực chuyên môn, sở

trường của từng người, có chính sách khen thưởng những giảng viên dạy giỏi, kiên quyết cho thôi giảng đối với những giảng viên không đủ năng lực, trình độ, vi phạm quy chế, quy định đã đề ra. Đồng thời, phát hiện và tuyển chọn mới những cán bộ có

đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, được đào tạo cơ bản ở các trường Trung

ương để bổ sung cho đội ngũ giảng viên lý luận chính trị của tỉnh. Lựa chọn đội ngũ

giảng viên có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, được đào tạo một cách bài bản, có chất lượng tốt, có kiến thức rộng, có khả năng giảng dạy tốt, có khả năng gắn kết lý luận với thực tiễn và đặc biệt là tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi

đích để làm việc hiệu quả mà không phải vì sự tính toán đảm bảo tiêu chí, tiêu chuẩn của ngạch công chức, của vị trí việc làm.

Ba là, về nội dung đào tạo, tích cực nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy; cần nắm vững các quan điểm, đường lối, chủ trương, nghị

quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa phương trong từng thời kỳđể xây dựng hoặc điều chỉnh, bổ sung chương trình giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng học viên. Tăng cường giảng dạy những kiến thức về lịch sửĐảng bộ, lịch sử các dân tộc, điều kiện tự nhiên, xã hội, những tiềm năng, thế mạnh của địa phương; giá trị văn hoá truyền thống, những thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh; kinh nghiệm, bài học trong lãnh đạo, quản lý và xử lý các tình huống cụ thể… giúp cho học viên sau khi học không bị lúng túng trong giải quyết công việc, khắc phục được những sai sót. Tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo, theo phương châm thiết thực, hiệu quả; cán bộ thiếu, yếu, cần mặt nào, đào tạo về mặt đó, có trọng tâm, trọng điểm, theo quy hoạch cán bộ, gắn với mục đích sử dụng cán bộ, vừa tích cực đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ hiện có, vừa phải coi trọng

đào tạo cán bộ nguồn cho những năm sau.

Bốn là, về phương pháp đào tạo, đảm bảo việc gắn kết chặt chẽ giữa nội dung giảng dạy và những kiến thức, những kinh nghiệm, những kỹ năng, nhu cầu, tháo gỡ

những vướng mắc, những khó khăn mà cán bộ, công chức, viên chức đang gặp phải trong công việc và mong muốn tìm được những định hướng, kỹ năng, kinh nghiệm, cách thức giải quyết tốt các vấn đềđang đặt ra trong thực tế của học viên. Có như vậy, giảng viên và học viên mới đi chung một hướng là củng cố kiến thức cơ bản và hướng giải quyết những vấn đề chung, những khó khăn chung đang diễn ra trong thực tế công tác, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay. Đó là cái đích mà công tác

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm hiện nay mong muốn đạt được. Đồng thời cũng là nhu cầu thiết thực nhất mà cán bộ, công chức, viên chức hiện nay đang mong muốn đạt được.

Năm là, phải làm tốt việc quán triệt các chủ trương chính sách, nâng cao thái độ

học tập của cán bộđể mọi người có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về công tác đào tạo,

đó là trang bị cho đội ngũ cán bộ những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc, kinh nghiệm điều hành và thực thi công vụ hiệu quả. Bản thân mỗi cán bộ

phải xác định việc học tập vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mình; tránh tình trạng nặng về bằng cấp, nhẹ về kiến thức, học chỉđể chuẩn hoá mà không thiết thực phục vụ

cho công việc đang làm. Cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ tự học tập và tự lựa chọn chương trình, thời gian tham gia các khóa đào tạo phù hợp với hoàn cảnh và vị trí công tác được giao.

CHƯƠNG 3

KHUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)