Trong luận án này, tác giả tiến hành khảo sát với 28 tiêu chí (biến quan sát) thuộc 6 nhóm nhân tốảnh hưởng với thang đo Likert từ 1 đến 5. Biến phụ thuộc là “Đánh giá chung về công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế” thể hiện ở: “Sự phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo", "Chủ trương, chính sách đào tạo”, "Chất lượng
đội ngũ giảng viên", "Chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá"; “Tính hợp lý của phương pháp đào tạo”, “Mức độđáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị” và “Động cơ và thái độ học tập của học viên”.
Bảng 4.2. Điểm trung bình đánh giá của cán bộ cảnh sát kinh tế về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế
Nhóm
nhân tố Tiêu chí Ký hiệu Trung bình
Chủ
trương, chính sách
đào tạo
Cơ chế, chính sách đào tạo được quy định rõ
ràng và phù hợp CTCS1 3,9422
Thông tin đào tạo được cung cấp đầy đủđến
học viên CTCS2 3,9244
Xác định rõ nhu cầu đào tạo cho mỗi học
viên CTCS3 3,7067
Đảm bảo đủ số lượng giáo viên giảng dạy CTCS4 3,7689
Thời gian đào tạo là phù hợp CTCS5 3,4933 Thực hiện đầy đủ việc giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo CTCS6 3,8578 Sự phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo Nội dung đào tạo phù hợp với trình độ
chuyên môn và vị trí công việc của mỗi học
viên khác nhau NDPP1 3,9333
Nội dung đào tạo chính xác và khoa học NDPP2 4,1956 Nội dung lý thuyết và thực hành được phân
chia hợp lý NDPP3 4,1511
Nội dung đào tạo đáp ứng tốt yêu cầu thực
tiễn NDPP4 3,6756 Tính hợp lý của phương pháp đào tạo
Phương pháp đào tạo hợp lý với vị trí công
việc của mỗi học viên PP1 4,1600
Phương pháp đào tạo linh hoạt và thực tiễn PP2 3,8978 Phương pháp đào tạo luôn được cập nhật và
đổi mới phù hợp với nhu cầu đào tạo PP3 3,8933 Chất lượng đội ngũ giảng viên
Kiến thức của giảng viên chuyên sâu và thực
tiễn GV1 3,4622
Giảng viên có thái độ ân cần, nhẹ nhàng với
học viên GV2 3,3244
Giảng viên có phương pháp, cách thức
truyền đạt dễ hiểu và phù hợp GV3 3,6267 Giảng viên biên soạn và hỗ trợ tài liệu đầy đủ
và thiết thực GV4 3,7111
Giáo viên áp dụng kinh nghiệm thực tiễn vào
chuyên đề giảng dạy GV5 3,7022 Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị
Giáo trình, tài liệu tham khảo được cung cấp
đầy đủ CSVC1 3,2356 Phòng học đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy và học tập CSVC2 3,1067 Trang thiết bị phục vụ học tập đầy đủ và hiện đại CSVC3 3,1111 Chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá
Phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp KTDG1 3,5600 Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh
giá khách quan, công bằng và minh bạch KTDG2 3,4756 Hoạt động kiểm tra, đánh giá được thực
hiện thường xuyên và hợp lý KTDG3 3,6000 Kết quả kiểm tra, đánh giá được phản hồi
Động cơ, thái độ học tập của học viên Học viên có động cơ và nhu cầu học tập rõ ràng DCTD1 3,3778 Học viên có thái độ học tập tích cực và chủ động tiếp thu kiến thức được giảng dạy DCTD2 3,2667 Học viên và giảng viên có sự hỗ trợ lẫn nhau
tốt trong quá trình dạy và học DCTD3 3,1689
(Nguồn: Kết quảđiều tra)
Đối với nhóm nhân tố “Chủ trương, chính sách đào tạo”, có thể thấy điểm trung bình đánh giá khá cao, cho thấy các cơ sởđào tạo và đơn vị Cục cảnh sát kinh tếđã phối hợp với nhau thực hiện khá tốt công tác ban đầu khi đưa ra kế hoạch đào tạo cụ
thể và phổ biến thông tin đầy đủ, rõ ràng đến nhân viên được đào tạo. Nhu cầu đào tạo là điều kiện cần thiết để vạch ra chương trình và nội dung đào tạo cụ thể phù hợp với mỗi đối tượng học viên có nhu cầu khác nhau phục vụ cho hoạt động công tác đặc trưng khác nhau, do vậy đây là yếu tố thật sự cần được đơn vị và các cơ sởđào tạo chú trọng quan tâm.
Trong nhóm nhân tố này có tiêu chí “Thời gian đào tạo là phù hợp” có giá trị
trung bình thấp nhất nhóm là 3,4933 cho thấy thời gian đào tạo vẫn là yếu tố còn khá bất cập hiện nay. Việc sắp xếp thời gian cho các khóa học phải phù hợp với thời gian công tác của từng đối tượng học viên, việc phân bố thời gian và các lớp học hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho học viên tập trung chuyên sâu vào quá trình học và thực hành.
Nhóm nhân tố “Sự phù hợp và khoa học của nội dung đào tạo” cũng có giá trị
trung bình trong đánh giá của các chuyên gia là khá cao. Nhìn chung có thể thấy các cán bộ quản lý đánh giá khá tốt về nội dung và phương pháp đào tạo được áp dụng hiện nay trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế tại địa phương. Nội dung và phương pháp đào tạo được áp dụng rất sát với thực tế tình hình kinh tế và an ninh tại địa phương, giúp cho học viên là các cán bộ cảnh sát kinh tế nắm rõ và tiếp thu nhanh hơn, sâu hơn các kiến thức quản lý kinh tế và thực thi đến đơn vị công tác một cách hiệu quả nhất.
Nhóm nhân tố “Chất lượng đội ngũ giảng viên” có tiêu chí “Giáo viên áp dụng kinh nghiệm thực tiễn vào chuyên đề giảng dạy" với giá trịđánh giá trung bình là 3,7022 khá cao. Hiện nay giảng viên hầu nhưđều rất linh động áp dụng kinh nghiệm thực tiễn vào chương trình giảng dạy, vừa giúp học viên đỡ thấy nhàm chán lý thuyết vừa giúp học viên có thể có kiến thức áp dụng thực tế hoạt động công tác tại đơn vị. Tiêu chí “Giảng viên biên soạn và hỗ trợ tài liệu đầy đủ và thiết thực” và “Giảng viên có phương pháp, cách thức truyền đạt dễ hiểu và phù hợp" có giá trị trung bình cao
trong nhóm lần lượt là 3,7111 và 3,6267 cho thấy các cán bộ quản lý khá đồng ý với các nhận định này. Hiện nay, các cơ sởđào tạo kiến thức quản lý kinh tế tại Lào đều tuyển dụng đội ngũ cán bộ giảng viên có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm chuyên môn và cả kinh nghiệm trong công tác giảng dạy do vậy đáp ứng khá tốt yêu cầu này. Tiêu chí “Giảng viên có thái độ ân cần, nhẹ nhàng với học viên” có giá trị trung bình trong
đánh giá là 3,3244. Điểm đánh giá này không cao cho thấy các chuyên gia chưa thật sự đồng ý với ý kiến này. Ngoài kiến thức chuyên môn và phương pháp truyền đạt thì thái
độ và cách ứng xử của giảng viên cũng là một trong những yếu tố tác động đến công tác đào tạo nói chung và khả năng tiếp nhận của học viên. Do đó giảng viên tại các cơ
sởđào tạo cần quan tâm hơn đến vấn đề này, cần có lối truyền đạt và cư xử tinh tế hơn với học viên, như vậy sẽ giúp học viên cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn trong việc học cũng như hỗ trợ cho giảng viên trong quá trình giảng dạy.
Nhóm nhân tố “ Mức độđáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị” có giá trị trung bình không cao so với các nhóm nhân tố còn lại. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
học tập và giảng dạy là một trong những yếu tố khách quan tác động đến chất lượng chương trình giảng dạy và học tập của học viên. Cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại và tiện nghi sẽ giúp cho giảng viên có điều kiện truyền đạt kiến thức tốt hơn, học viên cũng tiếp cận được nguồn kiến thức dễ dàng và nhanh chóng hơn. Do vậy, đơn vị và các cơ
sởđào tạo trên địa bàn cần xem lại về chi phí và chú tâm đầu tư, cải thiện cũng như
nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các cơ sởđào tạo hiện nay. Nhóm nhân tố “Chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá” có các tiêu chí “Phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp” và “Hoạt động kiểm tra, đánh giá được thực hiện thường xuyên và hợp lý" có giá trị trung bình cao trong nhóm lần lượt là 3,5600 và 3,6000, cho thấy các chuyên gia đồng ý với nhận định này. Ngoài việc kiểm tra,
đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học viên thì phương pháp đánh giá được áp dụng tại các cơ sởđào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế trên địa bàn cũng
được cán bộ nhân viên khá hài lòng và đánh giá tốt.
Các tiêu chí còn lại là “Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng và minh bạch” và “Kết quả kiểm tra, đánh giá được phản hồi kịp thời cho học viên” có giá trị trung bình lần lượt là 3,4756 và 3,4000, các chuyên gia đánh giá chưa thật sự cao về các yếu tố này. Ngoài việc có kế hoạch kiểm tra định kỳ và hợp lý thì phương pháp kiểm tra đánh giá cần nêu cao sự khách quan, công bằng và minh bạch trong quá trình thực hiện. Điều này tạo ra sự công bằng và an tâm cho học viên trong quá trình học tập và đánh giá kết quả sau đào tạo. Bên cạnh đó, cần cải thiện
kênh phản hồi thông tin kịp thời cho học viên về kết quả kiểm tra, đánh giá để học viên có điều kiện xem xét kết quả học tập và có khiếu nại khi cần thiết.
Nhóm nhân tố “Động cơ, thái độ học tập của học viên” có giá trị trung bình trong đánh giá của các chuyên gia nhìn chung là không cao. Tiêu chí “Học viên có
động cơ và nhu cầu học tập rõ ràng” có giá trị trung bình cao nhất trong nhóm là 3,3778. Tiêu chí “Học viên và giảng viên có sự hỗ trợ lẫn nhau tốt trong quá trình dạy và học” có giá trị trung bình là 3,1689. Tiêu chí còn lại là “Học viên có thái độ học tập tích cực và chủđộng tiếp thu kiến thức được giảng dạy" có giá trị trung bình là 3,2667. Các nhận định này cũng được các chuyên gia chưa thật sựđồng ý hoàn toàn vềđộng cơ và thái độ của học viên trong quá trình đào tạo kiến thức. Thực tế hiện nay, ngoài việc đưa ra chương trình và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho nhân viên Cục cảnh sát kinh tế - Bộ An ninh Lào cùng với sự giảng dạy của giảng viên thì thái độ học tập của học viên là vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đào tạo hiện nay. Do vậy lãnh đạo đơn vị và các cơ sởđào tạo cần quan tâm hơn đến việc tạo động lực tốt hơn cho học viên, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kiến thức quản lý kinh tế có thể áp dụng trong công việc hằng ngày để
quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của mỗi học viên được chủđộng và tích cực hơn. Nhìn chung, qua quá trình phỏng vấn ý kiến chuyên gia về các nhân tốảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, cho thấy nhìn chung, công tác
đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tếđang được thực hiện một cách có hệ thống và sát với thực tế, cụ thể:
- Quy trình đào tạo được xây dựng chặt chẽ, hạn chế áp dụng các bước không cần thiết để tiết kiệm thời gian, chi phí đào tạo.
- Các chương trình đào tạo được xây dựng một cách cụ thể và chi tiết, đáp ứng
được nhiều nhu cầu của đơn vị, cũng như cán bộ, xứng đáng với chi phí tiền bạc và thời gian.
- Các yếu tố về thời gian tổ chức thực hiện quy trình đào tạo luôn được đảm bảo trong kế hoạch đặt ra, tạo nên sự thống nhất, liên tục cho hoạt động pháttriển của đơn vị, tránh tình trạng gây thiệt hại do chậm trễ côngviệc.
- Đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế có ý thức học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Đội ngũ lãnh đạo đơn vị phần lớn có thâm niên và kinh nghiệm lâu năm trong ngành an ninh.
- Các cơ sởđào tạo đã từng bước thể hiện được tính chuyên môn hóa, xã hội hóa trong đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực giảng viên
đào tạo ngày càng cao; hình thức đào tạo khá phong phú; các cơ sởđào tạo đã có sự quan tâm đến mục tiêu đào tạo kiến thức quản lý kinh tếđạt chất lượng cao, phục vụ yêu cầu phát triển Ngành, đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chất lượng đào tạo, huấn luyện ngày càng được các đơn vị và cơ
sởđào tạo coi trọng.
Bên cạnh những ưu điểm đã thực hiện rất tốt thì vẫn còn những nhượcđiểm thể
hiện qua đánh giá của các chuyên gia như:
- Lực lượng cán bộ cảnh sát kinh tế có mặt bằng trình độ chuyên môn không
đồng đều, có trường hợp đã được đào tạo bài bản nhưng không phát huy được khả năng trong thực tế thực hiện nhiệm vụ, một số có chuyên môn không phù hợp với công việc đảm nhận, còn thiếu lực lượng lao động có chuyên môn cao
đáp ứng yêu cầu công tác.
- Chất lượng đào tạo chưa cao, có những cán bộđược đào tạo thời gian dài, bài bản, ở những đơn vịđào tạo có chất lượng cao, kinh phí rất lớn nhưng sau khóa
đào tạo khi về đơn vị triển khai công việc vẫn còn yếu, chưa áp dụng được những kiến thức đã học vào thực hiện công việc được giao và sau khóa đào tạo chưa hướng dẫn, phổ biến được cho các viên chức khác những nội dung mình
đã học.
- Việc đánh giá sau khi đào tạo tại các đơn vị chưa sâu, chưa thực chất, thậm chí chỉ mang tính hình thức; chưa quan tâm đúng mực đánh giá kết quảđào tạo. - Công tác đào tạo trong thời gian qua mới chỉ giúp cho cán bộ cảnh sát kinh tế
nắm được những nét cơ bản, khai quát nhất; khi thực hiện các công việc có tính
định hướng, chiến lược hoặc xử lý tình huống phức tạp còn lúng túng.
- Những bài học còn mang nặng tính lý thuyết. Một số nội dung đào đạo với lượng thời gian đào tạo quá dài.