Số lượng cán bộ CSKT được đào tạo
Nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản về kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường cho đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế trong tỉnh
để họ làm việc trong môi trường nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành trong cơ chế
thị trường, định hướng XHCN và có sự quản lý của nhà nước. Những năm qua, tỉnh
đã đề xuất cán bộ tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế theo quy định. Dựa theo cơ cấu cán bộ theo chức vụ công tác, đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế trong giai đoạn 2017 - 2019 đạt kết quả như sau:
-Đào tạo cán bộ quản lý: 30 người. -Đào tạo cán bộ chuyên viên: 265 người. -Đào tạo cán bộ mới: 55 người.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật kinh tế nói chung đã đạt hiệu quả với chủ trương cập nhật những thông tin, tri thức mới, thiết thực, cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng học viên. Dựa trên nội dung, chương trình
đã được Bộ Nội vụ và các ngành liên quan phê duyệt, các chuyên đềđã hướng vào các nội dung là kiến thức về pháp luật chuyên ngành và kiến thức về chuyên môn trong
lĩnh vực kinh tế góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực cho cán bộ cảnh sát kinh tế. Kết quả từ năm 2017 đến năm 2019, dựa theo cơ cấu về trình độ học vấn, toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý kinh tế cho các cán bộ cảnh sát kinh tế như sau:
-Đào tạo cho cán bộđại học, cao đẳng: 285 người. -Đào tạo cho cán bộ trung cấp: 38 người.
-Đào tạo khác: 27 người
Việc đánh giá kết quả học tập của học viên được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình đào tạo. Cơ sởđào tạo tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm xác
định mức độ kiến thức và năng lực, người học đạt được so với mục tiêu khóa học. Việc đánh giá này được cơ sởđào tạo thực hiện một cách chuyên nghiệp, phù hợp với mức độđạt chuẩn đầu ra trong mọi thời điểm của toàn bộ quá trình học, chú trọng
đánh giá thái độ, kiến thức, năng lực thông qua các phương pháp kiểm tra đa dạng,
đảm bảo độ giá trị, tin cậy, sự công bằng. Đánh giá kết quả học tập của người học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của giáo dục đại học bởi điều này ảnh hưởng sâu sắc đến việc học tập của người học. Do đó, người học được thông tin một cách minh bạch về các quy định đánh giá, được phản hồi kịp thời kết quả học tập, tiếp cận dễ dàng với các quy trình khiếu nại để chủđộng lên kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch học tập một cách phù hợp.
Công tác đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế dựa trên mục tiêu và nhu cầu đào tạo. Các quy định về việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thể
hiện thông qua Quy chếđào tạo của đơn vị. Học viên được biết các quy định về kiểm tra đánh giá đểđiều chỉnh phương pháp học tập của mình trong quá trình học, các quy
định đó được thể hiện rõ trong từng nội dung học và được thay đổi cho phù hợp với thực tế.
Hoạt động đánh giá kết quả học tập của người học bám sát các yêu cầu của chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Tất cả các đề thi của các môn học đều
được các Bộ môn xem xét từng câu hỏi đánh giá theo mức độ biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá của người học.
Đối với các học phần thực hành tại các cơ sở thực tập có thêm sự phối hợp đánh giá người học từ các chuyên gia trong ngành quản lý kinh tếđánh giá học viên về các tiêu chí như thái độ nghề nghiệp, kỹ năng mềm, kỹ năng hành nghề, sự tuân thủ quy tắc nghề tại cơ sở, kỹ năng nghiên cứu....
Kế hoạch và những quy định về kiểm tra đánh giá được thông báo công khai với người học ngay từ khi bắt đầu chương trình đào tạo.Toàn bộ giảng viên của cơ sởđào tạo đều thực hiện việc thông báo quy định vềđánh giá đến học viên ngay từđầu tuần 1 của quá trình giảng dạy.Những yêu cầu cụ thể về kì thi cuối kì được nhấn mạnh lại ít nhất một lần nữa ngay trước khi kết thúc quá trình giảng dạy.
Bộ phận trợ lý đào tạo của cơ sởđào tạo phối hợp với đơn vịđào tạo, các đội ngũ cố vấn học tập trong việc thông báo công khai, rõ ràng các thông tin liên quan đến quy định đánh giá kết quả học tập nên kết quả học tập được chuyển đến học viên trong thời gian nhanh nhất có thể.
Chất lượng đào tạo cán bộ CSKT
Trong thời gian qua công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã được triển khai và thực hiện dưới nhiều hình thức, nội dung khác nhau và có nhiều chuyển biến tích cực; công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức bổ trợ, chuẩn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Cán bộ công an liên tục được tăng cường, mở rộng và duy trì thường xuyên.
Trong những năm qua Bộ An ninh Lào đã quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, xem đây là cơ sởđể nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế Bộ An ninh Lào, , phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Bộ An ninh Lào đã tập trung vào khâu đánh giá, khảo sát nhu cầu và xem xét để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ
An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời gian qua đã tạo được những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng góp phần bước đầu nâng cao năng lực thực hiện và hiệu quả hoạt động quản lý kinh tế cho Bộ An ninh Lào. Theo thống kê của Bộ An ninh Lào, trong giai đoạn 2017 – 2019, cả nước tiến hành đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế trong giai đoạn 2017 – 2019 cho 30 cán bộ quản lý, 265 cán bộ chuyên viên và 55 cán bộ mới..
Việc thực hiện kế hoạch Công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ
cảnh sát kinh tế Bộ An ninh Lào thời gian qua cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Việc cử cán bộ cảnh sát kinh tếđi học đã bước đầu mang tính quy hoạch, gắn với sử
dụng. Bồi dưỡng đã tập trung vào những nội dung thực sự cần thiết cho việc nâng cao trình độ, tầm nhìn và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà chức danh Cán bộ cảnh sát kinh tế
Bộ An ninh Lào đang công tác.
Bản thân cảnh sát kinh tế Bộ An ninh Lào khi tham gia các khóa bồi dưỡng đã nắm được những vấn đề cơ bản về lý luận, được bồi dưỡng và hoàn thiện những kỹ
năng cần thiết so với công việc, trở về công tác cơ bản đã phát huy được năng lực nghiệp vụ, tham mưu cho cấp uỷđảng, chính quyền cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương;
Việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ An ninh Lào cũng đã đã góp phần tạo nguồn, bổ sung và mang lại chuyển biến đáng kể về trình độ mọi mặt, chất lượng thực sự của đội ngũ cảnh sát kinh tế Bộ An ninh Lào, nhất là đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủđộng, tự giác, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụđược cấp trên giao phó, qua đó có nhiều chuyển biến tốt hơn, kỹ năng và hiệu quả công tác ngày một cao hơn.
Nội dung chương trình bồi dưỡng từng bước đã được đổi mới theo hướng tập trung bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa tiêu chuẩn và trang bị cho đội ngũ chức danh cán bộ
cảnh sát kinh tế Bộ An ninh Lào các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng trên các lĩnh vực phục vụ cho công việc. Đặc biệt đã chú ý tới tính chất đặc thù của chức danh Cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ An ninh Lào để có thể lựa chọn, bổ sung những nội dung bồi dưỡng cho chức danh Cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ An ninh Lào một cách phù hợp, thiết thực nhất.
Nội dung bồi dưỡng ngày càng đa dạng, phong phú, đi sâu vào kỹ năng, tập trung trang bị cho cán bộ công an các kiến thức chung về pháp luật, quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản lý văn hoá, trách nhiệm và đạo đức và các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh vị trí việc làm.
Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng được đổi mới theo hướng bán sát với thực tế và tình hình cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ An ninh Lào, giúp cho cán bộ công an nhận thức, nắm bắt, xử lý, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Hầu hết số cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ An ninh Lào sau khi bồi dưỡng đều có chuyển biến về năng lực, chất lượng tham mưu, phương pháp công tác ngày càng được nâng lên rõ rệt. Đội ngũ chức danh cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ An ninh Lào sau khi được bồi dưỡng các lớp đã có nhận thức chính trị vững vàng hơn, hiệu quả
công tác được nâng lên rõ rệt. Công tác bồi dưỡng đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công an; từng bước tiêu chuẩn hoá ngạch, bậc theo quy định của nhà nước; đảm bảo cho công tác quy hoạch và gắn liền với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
4.3. Thực trạng các nhân tốảnh hưởng đến công tác đào tạo kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cảnh sát kinh tế Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào