Khái quát về huyện Mỹ Lộc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN LỰU PHỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 26 - 28)

5. Bố cục của khóa luận

2.1. Khái quát về huyện Mỹ Lộc

Mỹ Lộc là một huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Nam Định. Phía bắc giáp tỉnh Hà Nam, ngăn cách bởi sông Lý Nhân và sông Châu Giang; phía nam giáp thành phố Nam Định; phía tây giáp huyện Vụ Bản; phía đông giáp tỉnh Thái Bình, ranh giới là con sông Hồng. Mỹ Lộc có lợi thế về giao lưu kinh tế với tất cả các vùng trong cả nước thông qua quốc lộ 10, quốc lộ 21, đường sắt Bắc-Nam và đường sông. Với diện tích 73,69 km 2 , có số dân là 72.514 người (Theo tổng cục thống kê dân số và nhà ở năm 2019) bao gồm thị trấn Mỹ Lộc và 10 xã là Mỹ Trung, Mỹ Phúc, Mỹ Hưng, Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Thịnh, Mỹ Tiến, Mỹ Thuận, Mỹ Thành, Mỹ Tân.

Lịch sử hình thành và phát triển:

Mỹ Lộc xưa là một trong các huyện thuộc phủ Thiên Trường. Thời thuộc Pháp, vùng đất của huyện Mỹ Lộc rất rộng lớn, bao gồm cả phần đất của thành phố Nam Định ngày nay. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, huyện Mỹ Lộc đã qua nhiều lần điều chỉnh địa giới. Ngày 1/9/1950 cắt bốn xã Lộc An, Mỹ Xá, Lộc Hạ, Lộc Hoà vào thành phố Nam Định. Năm 1953, cắt các xã Mỹ Toàn, Mỹ An, Mỹ Đồng, Mỹ Phong, Mỹ Điền sang huyện Nam Trực. Đến ngày 25/9/1954, cắt các xã Lộc An, Mỹ Xá, Lộc Hạ, Lộc Hoà trả về huyện Mỹ Lộc. Thời kỳ 1965-1975, huyện thuộc tỉnh Nam Hà. Ngày 13/6/1967, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 76-CP sáp nhập toàn bộ huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định. Từ 1975- 1981, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Sau năm 1981, trở về thuộc tỉnh Nam Định. Ngày 16/2/1997, Chính phủ ra Nghị định số 19-CP tái lập huyện Mỹ Lộc trên cơ sở tách ra từ thành phố Nam Định.

Với ưu thế của miền đất phù sa bồi màu mỡ, Mỹ Lộc là nơi cung cấp rau sạch, hoa tươi cho thành phố Nam Định và các thành phố lớn khác. Với thế mạnh

27

về vị trí địa lý và điều kiện giao thông, Mỹ Lộc là lựa chọn lý tưởng cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Mỹ Lộc là một trong những trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế thuộc tỉnh Nam Định.

Là vùng phát triển về thương mại, dịch vụ và công nghiệp. Đồng thời, Mỹ Lộc còn là đầu mối giao thông quan trọng, nằm trên trục đường kết nối Nam Định với Hà Nội.

Nhắc đến huyện Mỹ Lộc mặc dù là một huyện có diện tích rất nhỏ nhưng nơi đây lại có rất nhiều làng nghề. Nằm trong một tỉnh khi chưa có nhiều các khu công nghiệp nhưng Nam Định bằng sự cần cù, sáng tạo, khéo léo từ đôi bàn tay mà nơi đây đã hình thành nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề mới và nhiều nghề phụ đã đưa Nam Định thành tỉnh thứ hai trong cả nước hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Các làng nghề, nghề phụ, công việc đa dạng thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại huyện: May, chăn, ga, gối, đệm Sắc (Mỹ Thắng); Nghề may, thợ may Mỹ Thắng; Mây tre đan Gôi, Gạo; Trồng hoa ở Mỹ Tân; Một số ở Lưu Phố có nghề thợ mộc; Mây tre đan ở Vạn Đồn; Phường hát chèo xưa Đặng Xá (nét đẹp); Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lao động ở ngoài nước...

Tình hình kinh tế - xã hội:

Các ngành kinh tế chính của huyện là cơ khí sửa chữa, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm.

Về nông nghiệp, năm 2019 vừa qua, huyện Mỹ Lộc đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực thiện tốt các giải pháp tổ chức sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản... Nhờ vậy, giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản ước đạt 762,6 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 2,7% so với năm 2018 (vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra). Giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác ước đạt 111,2 triệu đồng. Năm 2020, Nông nghiệm chiếm 11,5% trong tổng tỷ lệ cơ cấu kinh tế.

Về Công nghiệp - xây dựng của huyện tiếp tục duy trì phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng cao: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng (theo giá 2010) ước đạt 2.272,8 tỷ đồng, tăng 19,9% so với năm 2018 (theo số liệu của Chi cục Thống kê). Năm côn nghiệp xây dựng đạt 60% tổng tỷ lệ cơ cấu kinh tế.

28

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.046,9 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2018, vượt kế hoạch đề ra.

Hệ thống giao thông:

Về giao thông, huyện có quốc lộ 10, quốc lộ 21, quốc lộ 38B, đường sắt Bắc Nam chạy qua.

Khu điểm tham quan du lịch: Đền Bảo Lộc, lăng mộ Trần Hưng Đạo (xã

Mỹ Phúc), đền thờ Trần Thủ Độ (làng Lựu Phố, xã Mỹ Phúc), đền Vạn Khoảnh, đền Cây Quế (xã Mỹ Tân), đình miễu Cao Đài (xã Mỹ Thành), đình Sùng Văn (xã Mỹ Thuận) .

Lễ hội tiêu biểu: Lễ Trần Quốc Toản ra quân (đền Bảo Lộc), hội đền chùa Lựu Phố, hội đền Cây Quế...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN LỰU PHỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 26 - 28)