Lịch sử hình thành và phát triển của đền

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN LỰU PHỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 28 - 30)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đền

Đền Lựu Phố nằm trên địa phận xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) là một trong những di tích thuộc Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Trần vừa được Bộ VH-TT&DL xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đền Lựu Phố là nơi thờ Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ, Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, công chúa Trần Bạch Hoa, hai cha con Thám hoa Hà Nhân Giả và đức Bản cảnh Thành Hoàng.

Sử sách chép rằng, Lựu Phố xưa có tên là xã Thái Thuần, lộ Hải Thanh. Thời Trần được xây dựng trên địa danh cổ Lựu Viên, tương truyền xưa kia Thái sư Trần Thủ Độ đã từng qua lại sinh sống, thư giãn và làm việc mỗi khi ông về chầu và yết kiến với vua Trần và Thái Thượng hoàng tại cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa xưa nay là đền Trần nằm trên đường Trần Thừa thuộc phường Lộc Vượng thành phố Nam Định. Sau khi Thái sư Trần Thủ Độ qua đời nhân dân địa phương đã xây dựng đền thờ ông trên nền dinh thự xưa.

Với địa thế nằm trên khu đất cao, bên trái có ao cá, xung quanh là cây cối mát mẻ, đền Lựu Phố được cho rằng là một nơi có đầy đủ các yếu tố tự nhiên tạo nên giá trị cảnh quan.

29

Nói về quá trình xây dựng đền Lựu Phố, hai câu đối dưới đây đã nói lên phần nào lịch sử xây dựng đền:

“Dấu thánh ở Lựu Viên, sử Trần ghi rõ, Thống quốc Thái sư, nhà cũ trở thành đền”

Theo lịch sử ghi chép lại, Thống đốc thái sư Trần Thủ Độ là con thứ 3 của Trần Hoằng Nghị và là một trong bốn người con xuất sắc nhất của Trần Hoằng Nghị. Về sự tài giỏi của Trần Thủ Độ, Đại Việt sử kỷ toàn thư chép như sau: "Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài trí hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ đều nhờ vào mưu sức của ông cả, vì thế ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua”.

Cuối triều Lý giặc đến cướp nước, nạn đói diễn ra triền miên, nhân dân rơi vào tình trạng đói khổ, các thế lực cát cứ nổi lên. Trần Thủ Độ là một võ tướng có tài dưới quyền Trần Tự Khánh dẹp được loạn và tôn phò Thái tử Lý Sảm. Lý Sảm lên nối ngôi lấy hiệu là Lý Huệ Tông. Quyền hành họ Trần ban đầu trong tay Trần Tự Khánh.

Vào năm 1223, với tài năng hơn người của mình Trần Thủ Độ được triều đình phong làm Điện tiền chỉ huy sứ, ngoài ra ông còn được giao một trọng trách vô cùng quan trọng đó là người thay thế nắm quyền trong triều sau khi Trần Tự Khánh mất. Sau khi nắm quyền trong triều ông đưa cháu là Trần Bồ vào hầu cận Lý Chiêu Hoàng. Sự thông minh cũng như mưu trí của Trần Thủ Độ đã khiến ông có công rất lớn trong việc đảo chính đổi mới từ vương triều Lý sang vương triều Trần. Theo sử sách ghi lại, việc đảo chính này của Trần Thủ Độ rất khôn ngoan, không hỗn loạn mà vô cùng thành công, từ đây Trần Bồ lên ngôi lấy vương hiệu là Trần Thái Tông. Sau khi lên ngôi vua, Trần Thái Tông đã phong Trần Thủ Độ thái ấp tên “Quắc Hương” thuộc Thiên Trường nay thuộc huyện Bình Lục, Hà Nam tuy nhiên Trần Thủ Độ vẫn về xây dựng Lựu Viên gần cung điện Tức Mặc đề dễ bề trong việc di chuyển yết kiến vua tại điện Trùng Quang.

Mùa xuân năm 1226 Trần Thủ Độ được phong làm Thái sư thống quốc hành quân vụ chinh thảo sự. Cũng cùng năm đó triều đình đã tổ chức hôn lễ cho Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung.

30

Tại Lựu Viên, Thái sư Trần Thủ Độ cùng Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung đã tập hợp nhân dân khai hoang mảnh đất thời đó là Thái Thuần (nay là thôn Lựu Phố) và một số địa danh khác như: Bàn Cờ, Xạ Đích… tuy nhiên nay các địa danh đã mất hết.

Năm 1258, quân Mông - Nguyên xâm lược đất nước ta, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ nhất Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung đưa toàn bộ hoàng tộc từ kinh thành Thăng Long về Thiên Trường tìm kế sách chống giặc. Lúc đó thái ấp Lựu Phố liền kề với cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa giữ một vị trí quan trọng đế quan gia và Thái Thượng hoàng bàn việc cơ mật. Nằm trong quần thể di tích đền Trần, xung quanh đền Lựu Phố còn có những địa điểm di tích nổi tiếng đất nước như Đền Trần, Tháp Phổ Minh, đền Bảo Lộc, đền Trần Quang Khải (Đền Hậu Bồi), Đình Cả (Mỹ Trung), đây đều là những di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Lựu Phố hiện nay là một trong 15 thôn thuộc xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc. Đây là thôn gần như phát triển nhất về mặt văn hóa của xã, đi đầu trong những chính sách bảo vệ giá trị văn hóa địa phương. Lựu Phố nằm ngay đầu đường quốc lộ 10. Từ đầu thành phố Nam Định theo đường thẳng đường Trường Chinh, sau đó rẽ trái vào đường Trần Thái Tông đi thẳng đến chợ Viềng xã Mỹ Phúc khoảng 7 km, sau đó đi tiếp khoảng 200m, rồi rẽ trái theo đường làng Lựu Phố khoảng 300m là tới di tích đền Lựu Phố. Xung quanh đền Lựu Phố có rất nhiều di tích nổi tiếng khác được Bộ VHTT&DL công nhận là di tích lịch sử quốc gia như: đền Bảo Lộc, khu di tích lịch sử - văn hóa đền Trần, chùa Tháp, Đình Cả (xã Mỹ Trung) là những di tích lịch sử - văn hoá thời Trần đã được Nhà nước xếp hạng. Đền Lựu Phố với tống diện tích là 13.620,6 m2 nằm trên một khu vực nổi bật sẽ mang tới rất nhiều dấu ấn về giá trí văn hóa lịch sử, nghệ thuật, thu hút khách du lịch, tạo động lực phát triển du lịch của vùng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN LỰU PHỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 28 - 30)