Giá trị nghệ thuật kiến trúc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN LỰU PHỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 39 - 41)

5. Bố cục của khóa luận

2.3.2. Giá trị nghệ thuật kiến trúc

Đền Lựu Phố là một trong những di tích quốc gia vẫn bảo lưu được phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn vào thế kỷ XVIII. Nằm trong khuôn viên rộng trên 13 nghìn m2, Đền Lựu Phố bao gồm 5 hạng mục chính: Nghi môn, tiền đường, trung đường, chính cung.

Đền Lựu Phố mặt quay hướng Tây, thiết kế theo kiểu “tiền chữ Nhất, hậu chữ Đinh”; tiền đường và trung đường có mái lợp ngói nam.

Theo quan sát cũng như theo sử sách ghi lại, bộ cửa tiền đường và trung đường được làm bằng gỗ lim:

Đầu tiên là cửa tiền đường, của tiền đường được thiết kế theo kiểu bức bàn, 5 khoang, trên mỗi bộ cửa thường có nhiều cánh, số cánh cửa thường là số chẵn: 2, 4, 6 tùy thuộc theo diện tích không gian mỗi khoang. Hoa văn được chạm khắc trên cửa hết sức giản dị nhưng tinh xảo phản ánh và bảo lưu được kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn.

40

Cửa trung đường thiết kế theo kiểu thượng chấn song, hạ bức bàn, 3 khoang. Đây là kiểu cửa truyền thống thời xưa, cánh cửa có khung bằng gỗ thanh, phần dưới được thưng ván đặc và phần trên được gắn chấn song.

Giá trị thẩm mỹ là một điều quan trọng trong kiến trúc xưa. Cung cấm Đền Lựu Phố xây giao mái với trung đường tạo thành mặt bằng kiến trúc kiểu chữ “Đinh”. Toàn bộ mặt cửa trước và ngách được làm theo kiểu “thượng song hạ bản”, mỗi khoang 2 cánh. Hai cánh cửa bên cung cấm chạm hai bức phù điêu họa tiết khóm lựu trĩu quả. Hai cánh cửa ngoài của cung cấm cùng là lối ra vào cung cấm được thiết kế theo kiểu ván bưng chạm họa tiết tứ quý, phía trên đục chạm chữ thọ và họa tiết con dơi tạo sự thông thoáng.

Tiền đường và trung đường của đền Lựu Phố đều được điêu khác một cách tỉ mỉ với mật độ điêu khắc khá nhiều. Các biểu tượng tự nhiên bao gồm các hình ảnh khóm lựu, hoa sen được chạm khắc khá tỉ mỉ. Các họa tiết trang trí như: “lưỡng long chầu nguyêt”, “lá lật”, “trúc hóa long” được đắp nổi khá công phu. Ngoài ra trên các ván mê còn chạm khắc họa tiết “triện tàu lá dắt”. Đặc biệt, trong số các chân tảng kê ở đền Lựu Phố còn giữ được 4 chiếc trên mặt trang trí đục chạm cánh sen kép với đường nét dứt khoát mạch lạc, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIII - XIV, triều Trần.

Các linh thú đắp nổi và chạm khắc trong đền khá phong phú: như rồng, phượng, dơi. Tất cả các con vật đều được chạm khắc một cách tinh xảo. Rồng được chạm khắc trên các khung gỗ tòa tiền đường được mô tả rất tỉ mỉ về thân và đầu. Con nghê được đắp nổi ở cổng chính hay gọi là nghi môn. Hổ là một con vật biểu tượng cho sự thiêng liêng, diệt trừ tà mà, hình tượng hổ được đắp nổi trên mặt trước và sau của cổng chính tạo sự thiêng liêng cho chính ngôi đền. Tiếp đến là hình tượng phượng, phượng được chạm nổi rất đẹp nối liền hai cổng tả môn và hữu môn, ngoài ra còn được chạm khắc trong chính cung. Cuối cùng là con dơi, con dơi được chạm khắc trên cánh cửa, họa tiết con dơi còn mang một ý nghĩa đặc sắc, trong tiếng Trung Quốc, con dơi có phát âm gần với từ Phúc vì vậy, khi chạm khắc con dơi thể hiện ý nghĩa mong muốn nhân dân hạnh phúc, ấm no.

41

Những hình tượng con vật thiêng liêng này tạo dấu ấn độc đáo về nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu thế kỉ XIII.

Đền Lựu Phố còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị tiêu biểu như: khám, ngai, bài vị, tượng thờ Thái sư Trần Thủ Độ; ngai, bài vị Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và hai cha con Thám hoa Hà Nhân Giả cùng 5 đạo sắc phong các niên hiệu Duy Tân 5 (1911), Khải Định 9 (1924).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN LỰU PHỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 39 - 41)